Chung tay bảo vệ “lá phổi xanh”

22/03/2024

TN&MTRừng được coi là “lá phổi xanh”, đóng vai trò quan trọng trong sự sống của con người và hệ sinh thái toàn cầu. Vì thế, việc bảo vệ rừng là cực kỳ quan trọng, luôn là vấn đề cấp bách để duy trì sức khỏe và sự sống cho hành tinh của chúng ta.

Rừng là "lá phổi xanh của Trái đất

Việt Nam là quốc gia có hệ sinh thái rừng đa dạng, phong phú và chiếm một không gian sống tương đối rộng lớn. Ở thời điểm này, nước ta có khoảng 14,7 triệu héc ta rừng, với độ che phủ hơn 42%. Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước rất chú trọng việc bảo vệ, phát triển rừng, bảo vệ đa dạng sinh học và nâng cao độ che phủ của rừng. Trong đó, chúng ta đã giảm dần việc khai thác nguyên liệu gỗ trực tiếp từ rừng, đầy mạnh phong trào trồng cây xanh, từng bước nâng cao chất lượng của rừng.

Đặc biệt, với những cơ chế, chính sách phù hợp, chúng ta đã tập trung giải quyết hài hòa vấn đề sinh kế cho hàng triệu đồng bào sinh sống trong rừng và gần rừng, qua đó góp phần nâng cao trách nhiệm trong quá trình giữ rừng và phát triển rừng.

Đáng chú ý, bên cạnh những giá trị truyền thống, rừng đang mang về những giá trị mới thiết thực và bền vững như dịch vụ môi trường rừng, tín chỉ carbon... Trong đó, có thể kể đến việc bán tín chỉ carbon thời gian qua đã thu về hàng triệu USD. Rõ ràng, mỗi tín chỉ carbon được tạo ra sẽ mang về “lợi ích kép” là kinh tế và bảo vệ rừng bền vững. Bởi tín chỉ carbon rừng được hình thành từ các hoạt động dự án giảm phát thải nhà kính như giảm mất rừng và suy thoái rừng; tăng cường hoạt động trồng rừng, tái trồng rừng, tái tạo thảm thực vật và hoạt động tăng cường quản lý rừng.

Với vai trò là “lá phối xanh” của Trái đất, rừng luôn đóng vai trò quan trọng trong đời sống hằng ngày của nhân loại, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, khi mà các hoạt động công nghiệp, dịch vụ, du lịch và diện tích đô thị ngày càng mở rộng; biến đổi khí hậu diễn biến khó lường… Do đó, nhiệm vụ bảo vệ “lá phổi xanh” của Trái đất trước những nguy cơ đang hiển hiện là không của riêng ai, không củariêng quốc gia nào.

Năm nay, Ngày Quốc tế về rừng (21-3) có chủ đề: “Rừng và đổi mới sáng tạo: Giải pháp mới cho một thế giới tốt đẹp hơn”. Với thông điệp này, Liên hợp quốc muốn nhấn mạnh đến việc chúng ta cần khôi phục, phát triển, bảo vệ, quản lý và sử dụng rừng một cách bền vững, dựa vào các thành tựu của tiến bộ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, như công nghệ vệ tinh, máy bay không người lái, công nghệ sinh học, giống cây trồng, hay công nghệ về vật liệu…

Bằng những giải pháp về công nghệ, chúng ta cùng nhau xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn, có môi trường sinh thái tốt hơn, kinh tế phát triển bền vững, chất lượng cuộc sống của người dân được cải thiện.

Theo đó, các bộ, ngành, địa phương cần quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên rừng; khi phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí có kiểm soát cần gắn với phát triển rừng; đẩy mạnh phát triển dịch vụ môi trường rừng, trong đó có dịch vụ hấp thụ và lưu giữ carbon của rừng; giảm phát thải khí nhà kính từ hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững, tăng trưởng xanh… Đồng thời, khai thác giá trị của hệ sinh thái rừng gắn với tạo việc làm, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho đồng bào các dân tộc thiểu số, người dân ở khu vực có rừng và người làm nghề rừng và trong lĩnh vực lâm sản…

Mỗi người dân, bên cạnh việc bảo vệ rừng với trách nhiệm cao nhất, cần hình thành thói quen trồng và chăm sóc cây xanh ở nơi sinh sống, nơi làm việc, qua đó góp thêm những mảng xanh ý nghĩa cho cuộc sống của chính mình và cộng đồng.

Theo hanoimoi.vn

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Thủ tướng: Chống chạy chọt, lợi ích cá nhân trong tinh gọn bộ máy

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy gửi thư chúc mừng ngày truyền thống Ngành Đo đạc và Bản đồ Việt Nam

Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị triển khai ‘Kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ’ 

Thông cáo báo chí Chương trình phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Tài nguyên

Lập Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Ba thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

Tỉnh Bình Phước nỗ lực cải thiện công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Tách nguồn thải, bổ cập nước để làm sạch các dòng sông tại Hà Nội

Việt Nam - Phần Lan chia sẻ kinh nghiệm về quản lý bổ cập nước dưới đất

Môi trường

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính

Thực hiện các hiệp định và thoả thuận quốc tế về biến đổi khí hậu

Nông dân Đan Phượng chủ động tham gia xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu và bảo vệ môi trường

Ngăn chặn sản xuất không bảo đảm điều kiện môi trường

Video

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero

Dương Kinh (Hải Phòng): Đi tìm lời giải trong việc thu hồi đất tại phường Hòa Nghĩa

Khoa học

Hiệu quả của mô hình phân loại rác thải sinh hoạt và xử lý rác hữu cơ tại nguồn bằng chế phẩm sinh học IMO khu vực nông thôn tỉnh Kiên Giang

Bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản - Ứng dụng kinh tế tuần hoàn và ao tảo mật độ cao HRAP trong nuôi tôm

Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm giai đoạn 2021-2023 của huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng 

Khai thác, sử dụng đất cho hoạt động khoáng sản kết hợp đa mục đích: Thực tiễn và một số kiến nghị

Chính sách

Quảng Ngãi kiến nghị hỗ trợ 1.280 tỷ đồng khắc phục hậu quả thiên tai, sạt lở

Từ 1/1/2025, xe ô tô kinh doanh chở trẻ em mầm non, học sinh phải sơn màu vàng đậm

Vi phạm hành chính lĩnh vực khí tượng thủy văn bị phạt tới 100 triệu đồng

Phấn đấu đến 2030, mở rộng diện tích, thành lập mới, quản lý hiệu quả 27 khu bảo tồn biển

Phát triển

Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2024: TCE góp phần hiện thực Kế hoạch phát triển kinh tế tuần hoàn

Chi nhánh Mỏ tuyển đồng Sin Quyền, Lào Cai - Vimico: Chú trọng bảo vệ môi trường

“Nhà của ông già Noel” bất ngờ xuất hiện tại khu đô thị của nhà sáng lập Ecopark

Công ty Đồng Tả Phời: Vượt khó hoàn thành các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh

Diễn đàn

Tin Gió mùa Đông Bắc tăng cường ngày 13/12: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét đậm, có nơi rét hại

Thời tiết ngày 12/12: Bắc Bộ trời rét, vùng núi rét đậm

Tin mới nhất về Gió mùa Đông Bắc ngày 12/12

Thời tiết ngày 11/12: Miền Bắc chiều tối rét đậm kèm mưa

Kinh tế xanh

Phát triển đô thị xanh theo hướng bền vững

Cam 3T Farm Cao Phong: Mô hình tiêu biểu trong xây dựng thương hiệu nông sản và chuyển đổi số

Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2024 “Cần ưu tiên 4 con đường chính"

Organic Green Nut - Đậu phụ Quê Mình: Đem nông sản Việt chất lượng cho người Việt