Các địa phương chủ động giải pháp phòng chống, thích ứng biến đổi khí hậu

10/04/2024

TN&MTNhững năm gần đây, cấp ủy và chính quyền các cấp, cộng đồng xã hội đã tích cực triển khai thực hiện công tác ứng phó biến đổi khí hậu. Công tác này đã nhận được sự quan tâm, chú trọng các cấp chính quyền địa phương, của toàn xã hội và cộng đồng quốc tế. Bên cạnh việc hoàn thiện thể chế chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu, cả Trung ương và địa phương đều đã tăng cường đầu tư triển khai thực hiện các công trình, dự án, ứng phó biến đổi khí hậu.

Các địa phương chủ động giải pháp phòng chống, thích ứng biến đổi khí hậu

Trồng cây thích ứng biến đổi khí hậu

Chủ động các nhiệm vụ, giải pháp ứng phó

Việt Nam đã triển khai mạnh mẽ những cam kết tại Hội nghị COP26, cập nhật Đóng góp do quốc gia tự quyết định 2 lần và ban hành Chiến lược quốc gia về BĐKH giai đoạn đến 2050 cùng với nhiều chiến lược, kế hoạch hành động khác. Gần đây nhất, Việt Nam cùng các đối tác quốc tế đã thông qua Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP). Trước xu thế BĐKH và bối cảnh toàn cầu mới, ứng phó với BĐKH ở nước ta phải chuyển sang một giai đoạn mới hướng tới thực hiện mục tiêu chung toàn cầu, đồng thời đáp ứng các yêu cầu, đòi hỏi từ thực tiễn phát triển của đất nước theo hướng phát triển xanh, carbon thấp. 

TS. Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục BĐKH cho biết, nội dung giảm phát thải KNK đã được luật hóa để triển khai thực hiện. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành danh mục các lĩnh vực, cơ sở phát thải KNK phải thực hiện kiểm kê KNK. Đến nay, hầu hết các địa phương đã ban hành Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về BĐKH, Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của địa phương. Các địa phương, thành phố, đô thị lớn ven biển đều chủ động đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống, hạn chế tác động của triều cường, ngập lụt, xâm nhập mặn. Chính phủ ban hành Nghị quyết số 120/NQ-CP về phát triển bền vững ĐBSCL, nhiều nội dung quan trọng tại Nghị quyết cũng đã được tích cực triển khai mang lại hiệu quả thiết thực, như: Thí điểm trên toàn quốc nhiều mô hình sinh kế cộng đồng thích ứng với BĐKH; lồng ghép nội dung BĐKH vào hầu hết các chiến lược, quy hoạch quốc gia, ngành; triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH, các chương trình KH&CN cấp quốc gia đã có đóng góp lớn trong nâng cao năng lực thích ứng BĐKH, cải thiện cơ sở hạ tầng PCTT, xác định cơ sở khoa học cho các hoạt động ứng phó BĐKH trên quy mô cả nước.

Tuy nhiên, hiện nay, hạ tầng thích ứng với BĐKH, PCTT còn thiếu. Việc triển khai các quy định ứng phó với BĐKH còn chưa được triển khai mạnh mẽ ở địa phương. Bên cạnh đó, nguồn lực tài chính, con người, trang thiết bị cho ứng phó với BĐKH còn thiếu và yếu; ứng dụng khoa học và công nghệ chưa mạnh mẽ; chuyển đổi số mới được triển khai, kết quả đạt được chưa đáp ứng với yêu cầu.

Lãnh đạo Cục BĐKH cho biết, năm 2023, Cục đã phối hợp các địa phương tổ chức thành công 06 hội nghị tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật ứng phó với BĐKH theo Luật Bảo vệ môi trường cho các đại biểu đại diện các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương, đại diện tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp tại 03 miền Bắc, Trung, Nam. Tổ chức Hội thảo tham vấn về bộ chỉ số theo dõi tiến độ thực hiện NDC và Hệ thống báo cáo trực tuyến kiểm kê KNK và MRV cấp cơ sở; Hội thảo tập huấn kiểm kê và thực hiện giảm nhẹ phát thải KNK cho doanh nghiệp trong lĩnh vực xử lý chất thải; các hội thảo về kiểm soát các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính; Hội thảo về kiểm kê KNK trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống; Hội thảo về giải pháp làm mát hiệu quả, thân thiện với khí hậu tại khu vực đô thị ở Việt Nam; Hội thảo tập huấn kiểm soát xuất, nhập khẩu các chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo Nghị định thư Montreal; Hội thảo tham vấn dự thảo Kế hoạch huy động nguồn lực thực hiện JETP,...Qua đó, các địa phương trong cả nước đã tập trung ban hành, thực hiện nhiều kế hoạch phòng chống, thích ứng hiệu quả với BĐKH.

Triển khai nhiệm vụ thích ứng biến đổi khí hậu tại địa phương

Các địa phương của Vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) cũng như Hà Nội đã tập trung chỉ đạo hiệu quả, đã có nhiều giải pháp thúc đẩy tăng trưởng xanh, phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, ít phát thải KNK, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững theo các cam kết quốc tế của Việt Nam. Đảm bảo liên kết vùng trong bảo tồn, khai thác sử dụng tài nguyên, đa dạng sinh học của các khu bảo tồn thiên nhiên; BVMT và thích ứng BĐKH,…Trong đó, bảo đảm an ninh, an toàn nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước được bảo đảm, tiết kiệm, sử dụng đa mục tiêu; huy động nguồn lực quốc tế hỗ trợ vùng ĐBSH chuyển đổi năng lượng và thích ứng BĐKH, trong đó có bảo đảm khả năng tiếp cận nguồn năng lượng bền vững, với chi phí phù hợp và đánh giá chính xác tiềm năng điện gió, điện mặt trời nhằm hỗ trợ chuyển đổi năng lượng,… 

Mặc dù công tác BVMT, thích ứng với BĐKH phát triển kinh tế xanh của các địa phương vùng ĐBSH trong những năm qua đạt được những kết quả tích cực, đáng ghi nhận; tuy nhiên theo Bộ trưởng Bộ TN&MT Đặng Quốc Khánh, Vùng vẫn tồn tại nhiều thách thức, các địa phương trong vùng cũng cần sớm hoàn thành phê duyệt quy hoạch tỉnh, trong đó xác định các mục tiêu cụ thể để thúc đẩy chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế xanh; xác định rõ các mục tiêu về BVMT để dẫn dắt, định hướng đầu tư, phát triển các ngành kinh tế, phù hợp với xu thế chuyển đổi xanh. Xây dựng, tổ chức triển khai các chính sách cụ thể phát triển nền kinh tế tuần hoàn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội - môi trường của địa phương, triển khai quy hoạch môi trường và quy hoạch phát triển mạng lưới quan trắc môi trường (bao gồm cả không khí) làm cơ sở phân vùng, định hướng đầu tư, phát triển các ngành kinh tế phù hợp với ngưỡng chịu tải của môi trường; tăng cường sự tham gia của cộng đồng dân cư trong công tác BVMT. Theo Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh, đây cần được xem là giải pháp tất yếu để nâng cao chất lượng tăng trưởng, cải thiện năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, bảo đảm sản xuất và tiêu dùng bền vững; phân bổ, quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên, BVMT và ứng phó với BĐKH, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội, tạo việc làm. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng dựa trên tăng năng suất, tiến bộ khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, sử dụng hiệu quả tài nguyên, hướng tới đạt được mục tiêu kép về tăng trưởng kinh tế đồng thời giảm ô nhiễm, suy thoái môi trường. Khai thác tiềm năng lợi thế về năng lượng tái tạo. Tăng cường kết nối, quy hoạch các khu công nghiệp, khu chế xuất theo mô hình kinh tế tuần hoàn, giảm phát thải. Thúc đẩy phát triển nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ; tăng cường tái sử dụng phụ phẩm nông nghiệp. Quy hoạch đô thị hóa bền vững, phát triển đô thị gắn với phát triển hạ tầng kỹ thuật về BVMT; chú trọng phát triển không gian xanh, công trình xanh, đô thị sinh thái, đô thị thông minh, chống chịu với BĐKH.

Tại tỉnh Kiên Giang, BĐKH làm xâm nhập mặn, sự khan hiếm nước ngọt trong mùa khô và thời tiết khắc nghiệt ở vùng ven biển cũng như hải đảo vào mùa mưa. Tình trạng sạt lở bờ biển diễn ra nghiêm trọng, nhiều đai rừng phòng hộ ven biển bị sóng đánh trôi,...Thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ, tỉnh đã xây dựng kế hoạch thực hiện với 23 nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, mục tiêu phấn đấu đến năm 2050 trở thành tỉnh có trình độ phát triển mạnh trong khu vực. Qua ba năm thực hiện, đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ không những về tư duy mà còn là hành động cụ thể của các cấp, các ngành, các địa phương trên địa bàn tỉnh; thực sự đã tạo nguồn cảm hứng cho cộng đồng doanh nghiệp và người dân phát huy tính sáng tạo trong lao động sản xuất, sự chủ động thích ứng với BĐKH. Quan điểm nhất quán về “tôn trọng quy luật tự nhiên, lấy người dân làm trung tâm, chuyển đổi mô hình sản xuất phù hợp với điều kiện từng vùng” đã được tỉnh Kiên Giang quán triệt, thực hiện và đạt được những kết quả bước đầu. Triển khai Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh phù hợp với chủ trương Nghị quyết số 120/NQ-CP mang lại hiệu quả thiết thực. Nhiều mô hình, sáng kiến mới ra đời, từng bước tạo sinh kế bền vững cho người dân trong bối cảnh mới. Điển hình là các mô hình như: Trồng lúa mùa chất lượng cao kết hợp nuôi tôm càng xanh; chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả hoặc không đảm bảo nguồn nước sang mô hình Tôm - Lúa tăng 28,4% về diện tích và tăng 50,6% về sản lượng; phát triển mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn, mang lại giá trị rất cao, lợi nhuận trung bình trên 34 triệu đồng/mô hình tương đương 280 triệu đồng/ ha,...

Nghệ An là một trong những tỉnh được đánh giá chịu ảnh hưởng lớn do BĐKH toàn cầu gây ra, BĐKH đã có nhiều tác động tiêu cực đến sự phát triển KT-XH và đời sống nhân dân các dân tộc của tỉnh. Thời gian qua, tỉnh đã có nhiều hoạt động nhằm hạn chế thấp nhất việc phát thải KNK ra môi trường. Chỉ đạo đầu tư trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật cho các cơ sở kiểm định phương tiện xe cơ giới; nâng cao chất lượng nhân lực để phục vụ khám, kiểm tra an toàn kỹ thuật phương tiện đáp ứng tiêu chuẩn khí thải của các loại phương tiện giao thông. Xây dựng triển khai, phổ biến các mô hình sử dụng năng lượng mặt trời trong việc tưới tiêu, đồng bộ hệ thống tưới nhỏ giọt kết hợp sử dụng bơm tưới bằng năng lượng mặt trời, triển khai mô hình chăn nuôi, trồng trọt với hệ thống nhà lưới, nhà màng có hệ thống pin năng lượng mặt trời áp mái để giảm thiểu phát thải KNK và hạn chế tiêu thụ năng lượng, sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; xây dựng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng tiết kiệm nước giảm phát thải theo công nghệ toàn hoàn khép kín kết hợp hệ thống Biogas. Công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng được quan tâm chỉ đạo và có nhiều tiến bộ; toàn tỉnh đã huy động rất nhiều nguồn lực để hỗ trợ cho phát triển sản xuất lâm nghiệp. Tập trung nghiên cứu, sử dụng vật liệu xây dựng và phát triển đô thị phù hợp phát triển xanh, bền vững,...Nội dung phương án phòng, chống thiên tai và ứng phó với BĐKH trên địa bàn tỉnh đều được UBND tỉnh tích hợp vào kế hoạch phát triển KT-XH 05 năm và hàng năm; căn cứ khả năng cân đối vốn để bố trí vốn cho các dự án phòng, chống thiên tai và ứng phó với BĐKH trên địa bàn tỉnh trong kế hoạch đầu tư trung hạn và hàng năm. UBND tỉnh đang chỉ đạo thành phố Vinh triển khai dự án Hạ tầng ưu tiên và phát triển đô thị thích ứng với BĐKH thành phố Vinh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 17/TTg-QHQT; với tổng mức đầu tư 194,49 triệu USD từ nguồn vốn đối ứng và vốn vay IBRD, được triển khai từ năm 2022-2028. Tuy nhiên, nhân lực cho công tác ứng phó BĐKH ở Nghệ An còn thiếu; kinh phí cho công tác này chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là đối với các dự án có nguồn kinh phí lớn cần hỗ trợ từ Trung ương; chưa xây dựng được các hệ thống bản đồ cảnh báo các khu vực có nguy cơ rủi ro cao do tai biến thiên nhiên, BĐKH dẫn đến khó khăn trong việc triển khai thực hiện các chương trình, dự án trong kế hoạch, đề án đề ra. 

Công tác ứng phó với BĐKH ở tỉnh Vĩnh Long có những chuyển biến tích cực, góp phần ngăn ngừa, giảm thiểu rủi ro, thiệt hại do các hiện tượng khí tượng, thiên tai cực đoan từ BĐKH gây ra. Theo Lãnh đạo Sở TN&MT, thời gian qua, tỉnh đã ban hành các chương trình, kế hoạch về ứng phó BĐKH về cơ bản đã đáp ứng theo mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ. UBND tỉnh đã 2 lần phê duyệt kế hoạch hành động ứng phó BĐKH vào năm 2016 và 2021, trong đó đã đề xuất các giải pháp công trình và phi công trình trọng tâm, các dự án ưu tiên ứng phó BĐKH và là cơ sở cho hoạch định, cập nhật chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH của ngành, địa phương trong giai đoạn 2016-2020, giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050. Tỉnh Vĩnh Long đã tập trung triển khai các giải pháp nhằm phát triển các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, đô thị theo hướng tăng trưởng xanh, bền vững. Nhiều mô hình bảo vệ môi trường, PCTT, các chương trình, dự án về giảm nhẹ KNK góp phần bảo vệ khí hậu đã được triển khai trên các ngành, lĩnh vực (phát triển năng lượng tái tạo - điện mặt trời, chương trình sản xuất sạch hơn trong công nghiệp, sản xuất vật liệu xanh, xây dựng công trình xanh, đô thị xanh, đô thị sinh thái...); đặc biệt là mô hình sản xuất nông nghiệp xanh, nông nghiệp hữu cơ đã phát triển mạnh mẽ.

PHƯƠNG ĐÔNG

Nguồn: Tạp chí Tài nguyên và Môi trường số 3 năm 2024

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Thủ tướng: Chống chạy chọt, lợi ích cá nhân trong tinh gọn bộ máy

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy gửi thư chúc mừng ngày truyền thống Ngành Đo đạc và Bản đồ Việt Nam

Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị triển khai ‘Kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ’ 

Thông cáo báo chí Chương trình phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Tài nguyên

Lập Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Ba thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

Tỉnh Bình Phước nỗ lực cải thiện công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Tách nguồn thải, bổ cập nước để làm sạch các dòng sông tại Hà Nội

Việt Nam - Phần Lan chia sẻ kinh nghiệm về quản lý bổ cập nước dưới đất

Môi trường

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính

Thực hiện các hiệp định và thoả thuận quốc tế về biến đổi khí hậu

Nông dân Đan Phượng chủ động tham gia xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu và bảo vệ môi trường

Ngăn chặn sản xuất không bảo đảm điều kiện môi trường

Video

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero

Dương Kinh (Hải Phòng): Đi tìm lời giải trong việc thu hồi đất tại phường Hòa Nghĩa

Khoa học

Hiệu quả của mô hình phân loại rác thải sinh hoạt và xử lý rác hữu cơ tại nguồn bằng chế phẩm sinh học IMO khu vực nông thôn tỉnh Kiên Giang

Bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản - Ứng dụng kinh tế tuần hoàn và ao tảo mật độ cao HRAP trong nuôi tôm

Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm giai đoạn 2021-2023 của huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng 

Khai thác, sử dụng đất cho hoạt động khoáng sản kết hợp đa mục đích: Thực tiễn và một số kiến nghị

Chính sách

Quảng Ngãi kiến nghị hỗ trợ 1.280 tỷ đồng khắc phục hậu quả thiên tai, sạt lở

Từ 1/1/2025, xe ô tô kinh doanh chở trẻ em mầm non, học sinh phải sơn màu vàng đậm

Vi phạm hành chính lĩnh vực khí tượng thủy văn bị phạt tới 100 triệu đồng

Phấn đấu đến 2030, mở rộng diện tích, thành lập mới, quản lý hiệu quả 27 khu bảo tồn biển

Phát triển

Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2024: TCE góp phần hiện thực Kế hoạch phát triển kinh tế tuần hoàn

Chi nhánh Mỏ tuyển đồng Sin Quyền, Lào Cai - Vimico: Chú trọng bảo vệ môi trường

“Nhà của ông già Noel” bất ngờ xuất hiện tại khu đô thị của nhà sáng lập Ecopark

Công ty Đồng Tả Phời: Vượt khó hoàn thành các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh

Diễn đàn

Tin Gió mùa Đông Bắc tăng cường ngày 13/12: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét đậm, có nơi rét hại

Thời tiết ngày 12/12: Bắc Bộ trời rét, vùng núi rét đậm

Tin mới nhất về Gió mùa Đông Bắc ngày 12/12

Thời tiết ngày 11/12: Miền Bắc chiều tối rét đậm kèm mưa

Kinh tế xanh

Phát triển đô thị xanh theo hướng bền vững

Cam 3T Farm Cao Phong: Mô hình tiêu biểu trong xây dựng thương hiệu nông sản và chuyển đổi số

Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2024 “Cần ưu tiên 4 con đường chính"

Organic Green Nut - Đậu phụ Quê Mình: Đem nông sản Việt chất lượng cho người Việt