Tôn vinh giải pháp xanh, hướng tới nền kinh tế tuần hoàn
Bộ Tài nguyên và Môi trường làm tốt công tác chuyển đổi số trong ngành
Chào mừng Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X - Năm 2024: Đưa Festival Hoa Đà Lạt thành lễ hội quốc gia
Chuyển đổi số kết hợp chuyển đổi xanh đảm bảo cho quốc gia phát triển nhanh và bền vững
Nâng cao nhận thức, hành động phòng, chống rác thải nhựa
Thư chúc mừng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhân dịp kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Bộ TN&MT
Nhân dịp kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Bộ Tài nguyên và Môi trường (05/8/2002 - 05/8/2022), thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi thư Chúc mừng tới toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động các thế hệ ngành Tài nguyên và Môi trường những tình cảm thân thiết, lời hỏi thăm chân tình và lời chúc mừng tốt đẹp nhất. Tạp chí Tài nguyên và Môi trường trân trọng đăng toàn văn bức thư.
Thư chúc mừng của Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhân dịp kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Bộ TN&MT
Nhân kỷ niệm 20 năm thành lập Bộ TN&MT (5/8/2002 - 5/8/2022), thay mặt Ban cán sự đảng và lãnh đạo Bộ TN&MT, Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà đã gửi thư chúc mừng tới toàn thể các đồng chí lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành TN&MT. Tạp chí TN&MT trân trọng đăng nguyên văn thư chúc mừng của Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà.
Mô hình trải nghiệm trà độc đáo đầu tiên tại Sơn La
Được đầu tư xây dựng từ tháng 3-2021, hiện nay, khu “Tổ hợp sản xuất kinh doanh chè đặc sản Tà Xùa kết hợp với mô hình du lịch trải nghiệm trà” do Công ty TNHH Trà và Đặc sản Tây Bắc (Tafood) đã bắt đầu đi vào vận hành từ 15-7-2022. Khu tổ hợp gồm có 2 khu: Khu sản xuất chế biến, giới thiệu sản phẩm và Khu trải nghiệm trà, lưu trú có diện tích 1000 m2.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong chỉ đạo điều hành, lắng nghe, và phục vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp
Trải qua 20 năm xây dựng và phát triển, Văn phòng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có những bước tiến vượt bậc, nhất là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong công tác chỉ đạo điều hành; tăng cường lắng nghe, tiếp nhận ý kiến, phục vụ tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp, góp phần hiện đại hóa công sở, xây dựng Chính phủ số ngành Tài nguyên và Môi trường.
Nâng cao chỉ số cải cách hành chính phục vụ nhu cầu của tổ chức, công dân, doanh nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội
Công tác cải cách hành chính luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, coi đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng, bảo đảm sự thành công của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, xây dựng nhà nước pháp quyền. Tại Bộ Tài nguyên và Môi trường, ngay từ khi mới thành lập, Ban Cán sự đảng Bộ, Lãnh đạo Bộ đã xác định công tác cải cách hành chính là một trong các nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung triển khai toàn diện, đồng bộ từ khâu lập kế hoạch đến tổ chức thực hiện, đảm bảo hoạt động thông suốt, trơn tru và thống thất của bộ máy hành chính của Bộ.
Xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật tài nguyên và môi trường
Trong giai đoạn 2002 - 2022, Ban Cán sự đảng, Lãnh đạo Bộ xác định công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Bộ; đồng thời, chuyển mạnh sang quản lý, điều hành phát triển trong các lĩnh vực tài nguyên và môi trường bằng pháp luật trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc thị trường; đẩy mạnh kinh tế hóa ngành Tài nguyên và Môi trường với mục tiêu phát huy tối đa nguồn lực tài nguyên và môi trường phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, coi đây vừa là mục tiêu, vừa là phương tiện với mục tiêu nhanh chóng xây dựng ngành là một ngành kinh tế - kỹ thuật chính quy, hiện đại, hội nhập quốc tế, phục vụ đắc lực cho công cuộc phát triển bền vững đất nước.
Khoa học công nghệ ngành Tài nguyên Môi trường 20 năm hình thành và phát triển
Trải qua 20 năm hình thành và phát triển, ngành Tài nguyên và Môi trường đã triển khai thực hiện nhiều chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong tất cả các lĩnh vực, đã góp phần vào tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững đất nước. Những thành quả của hoạt động khoa học và công nghệ cũng đã đóng góp thiết thực cho việc nâng cao chất lượng công tác điều tra cơ bản, đề xuất biện pháp quản lý, bảo vệ, sử dụng tiết kiệm, hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, dự báo, cảnh báo, đề xuất biện pháp phòng tránh thiên tai để bảo đảm an toàn cho cộng đồng xã hội, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Vai trò lãnh đạo của Đảng ủy Bộ Tài nguyên và Môi trường trong chặng đường 20 năm xây dựng và phát triển của ngành
Song hành cùng ngành Tài nguyên và Môi trường trong 20 năm qua, Đảng ủy Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện các mặt hoạt động công tác xây dựng Đảng; không ngừng đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác, chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị, đóng góp xứng đáng vào công cuộc đổi mới, xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc, thúc đẩy quá trình hội nhập thành công.
Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vượt qua khó khăn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
Ngày 25/12/2002, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quyết định số 61/2002/QĐ-BTNMT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ với tổng số 23 cán bộ, công chức. Trải qua quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức, bộ máy cũng như nhân sự làm công tác thanh tra ngày càng được củng cố, kiện toàn.
Công đoàn Bộ TN&MT: Không ngừng phấn đấu và nâng cao vị thế đóng góp vào sự nghiệp phát triển bền vững ngành Tài nguyên và Môi trường
Công đoàn Bộ TN&MT được thành lập theo Quyết định số 118/QĐ-CĐVC ngày 9/6/2003 của CĐVC Việt Nam, theo đó Công đoàn Bộ là Công đoàn cấp trên cơ sở trực thuộc CĐVC Việt Nam.
Thanh niên ngành Tài nguyên và Môi trường hành động vì “lời hứa khí hậu”
Trong phát biểu tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về BĐKH (COP 26) diễn ra tại Glasgow, Vương quốc Anh, Thủ tướng Phạm Minh Chính chính thức công bố cam kết của Việt Nam đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.
Hội Cựu Chiến binh Bộ Tài nguyên và Môi trường: Nêu cao ý thức, trách nhiệm chính trị góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chung của ngành
Hội Cựu Chiến binh Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội, tập hợp những hội viên đã từng là cán bộ, sĩ quan, chiến sỹ, công nhân viên quốc phòng. Hầu hết thành viên của Hội đã luôn giữ vững phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” và có những đóng góp quan trọng trong sự sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Những đóng góp to lớn của ngành Quản lý đất đai trong công cuộc xây dựng đất nước
Đất đai là nguồn tài nguyên, tài sản quan trọng của quốc gia, do đó việc phân bổ, sử dụng hợp lý, tiết kiệm hiệu quả cao; bảo đảm lợi ích trước mắt và lâu dài, bảo vệ môi trường sinh thái, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước luôn là vấn đề xuyên suốt trong hoàn thiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời cũng là yêu cầu đặt ra đối với công tác quản lý nhà nước về đất đai. Trong mỗi một giai đoạn lịch sử, trước yêu cầu bảo vệ và phát triển của đất nước, chủ trương, chính sách về đất đai của Đảng và Nhà nước liên tục được đổi mới từ đó đã đưa nguồn dần trở thành nguồn lực, nguồn vốn cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Vai trò, vị thế của ngành Khí tượng thủy văn trong phòng, chống thiên tai, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ tổ quốc
Ngành Khí tượng Thủy văn có vai trò quan trọng trong các hoạt động kinh tế, đời sống xã hội, quốc phòng - an ninh. Công tác khí tượng thủy văn bao gồm các hoạt động quản lý, khai thác mạng lưới trạm quan trắc; dự báo, cảnh báo; thông tin, dữ liệu; phục vụ, dịch vụ khí tượng thủy văn; giám sát biến đổi khí hậu; tác động vào thời tiết.
Tổng cục Môi trường chặng đường xây dựng, phát triển đóng góp cho công tác bảo vệ môi trường và phát triển bền vững của đất nước
Tổng cục Môi trường được thành lập vào năm 2008 trên cơ sở kiện toàn bộ máy, nhân sự của 3 đơn vị là Cục Bảo vệ môi trường, Vụ Môi trường, Vụ Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường. Qua 2 lần kiện toàn, đến năm 2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 15/2018/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Môi trường trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường; thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học trong phạm vi cả nước; quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Tổng cục theo quy định của pháp luật.
Thành tựu trong công tác điều tra, đánh giá, quản lý tổng hợp biển và hải đảo
Tháng 8/2008, Tổng cục B&HĐ Việt Nam ra đời, đánh dấu một bước chuyển lớn trong công tác QLNN tổng hợp và thống nhất về B&HĐ. Trong quá trình xây dựng, phát triển và trưởng thành, Tổng cục đã từng bước phát triển, khẳng định được vị trí, vai trò của mình thông qua những thành tựu đã đạt được trong công tác QLNN về biển, đảo, góp phần vào sự phát triển của ngành TN&MT. Các thành tựu được thể hiện rõ trong việc xây dựng và triển khai hệ thống chính sách, pháp luật; thực thi công tác quản lý khai thác, sử dụng biển; kiểm soát ô nhiễm, BVMT biển và điều tra cơ bản TN, MT B&HĐ.
Địa chất, khoáng sản đóng góp vào sự phát triển đất nước
Trong suốt chặng đường hơn 75 xây dựng và phát triển, ngành Địa chất Việt Nam đã đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ngành đã tham mưu cho Đảng, Nhà nước ban hành và từng bước hoàn thiện hệ thống chủ trương, chính sách, pháp luật về địa chất, khoáng sản phù hợp với từng giai đoạn phát triển, góp phần chuyển hóa giá trị địa chất và tài nguyên khoáng sản thành các nguồn lực cho xây dựng và phát triển đất nước. Đặc biệt trong 20 năm qua, ngành Địa chất Việt Nam đã đạt được những thành tựu ấn tượng. Trong đó, phải kể đến việc thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 1/3/1996 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược tài nguyên khoáng sản và phát triển công nghiệp khai khoáng đến năm 2010 và Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 25/4/2011 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.
Đo đạc bản đồ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm chủ quyền quốc gia
Sau ngày hòa bình lập lại, do vai trò quan trọng của ngành Đo đạc và Bản đồ đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, ngày 14/12/1959, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 444/TTg thành lập Cục Đo đạc và Bản đồ trực thuộc Phủ Thủ tướng, chính thức hình thành cơ quan Cục Đo đạc và Bản đồ của Nhà nước cách mạng Việt Nam. Đây là cơ quan quản lý nhà nước về Đo đạc và Bản đồ đầu tiên của Nhà nước cách mạng Việt Nam.
Quản lý Tài nguyên nước hiệu quả để phát triển bền vững
Trong thời gian vừa qua, lĩnh vực tài nguyên nước đã khẳng định được vị trí, vai trò của công tác quản lý nhà nước trên phạm vi toàn quốc. Việc bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra tuân theo chiến lược, quy hoạch tài nguyên nước đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, gắn với bảo vệ môi trường, cảnh quan, bảo đảm quốc phòng, an ninh trật tự và an toàn xã hội.
Thách thức của biến đổi khí hậu và giải pháp về cơ chế, chính sách của Việt Nam để ứng phó biến đổi khí hậu trong tình hình mới
Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức nghiêm trọng của nhân loại, tác động đến mọi mặt kinh tế, chính trị, ngoại giao, an ninh toàn cầu.