Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

05/10/2024

TN&MTChính phủ ban hành Nghị định 123/2024/NĐ-CP ngày 4/10/2024 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

Sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được phép bị phạt tới 200 triệu đồng

Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai (bao gồm: hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc và hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện), hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản, đối tượng bị xử phạt và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai bao gồm vi phạm trong sử dụng đất và vi phạm trong thực hiện dịch vụ về đất đai.

Sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác trái phép bị phạt tới 200 triệu đồng

Nghị định quy định cụ thể mức phạt đối với từng trường hợp sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép. Cụ thể, hành vi chuyển đất trồng lúa sang loại đất khác trong nhóm đất nông nghiệp bị phạt tiền từ 2 - 30 triệu đồng; hành vi chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở) thuộc địa giới hành chính của xã bị phạt từ 3-150 triệu đồng; hành vi chuyển đất trồng lúa sang đất ở thuộc địa giới hành chính của xã bị phạt từ 20-200 triệu đồng tùy theo diện tích đất vi phạm.

Nghị định nêu rõ hành vi chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp thuộc địa giới hành chính của phường, thị trấn thì hình thức và mức xử phạt bằng 2 lần mức phạt tương ứng với quy định trên.

Nghị định quy định hành vi sử dụng các loại đất khác sang đất chăn nuôi tập trung khi thực hiện dự án chăn nuôi tập trung quy mô lớn mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt từ 20-100 triệu đồng tùy thuộc vào diện tích đất vi phạm.

Hành vi lấn đất hoặc chiếm đất bị phạt tới 1 tỷ đồng

Bên cạnh đó, Nghị định quy định rõ mức phạt đối với các hành vi lấn đất và chiếm đất.

Cụ thể, hành vi lấn đất hoặc chiếm đất do cơ quan, tổ chức của Nhà nước đã quản lý, được thể hiện trong hồ sơ địa chính thuộc địa giới hành chính của xã hoặc các văn bản giao đất để quản lý bị phạt từ 3-200 triệu đồng tùy thuộc vào diện tích đất vi phạm. (*)

Hành vi lấn đất hoặc chiếm đất nông nghiệp (không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất) không thuộc trường hợp (*) kể trên mà thuộc địa giới hành chính của xã thì cũng bị phạt từ 3-200 triệu đồng tùy thuộc vào diện tích đất vi phạm.

Hành vi lấn đất hoặc chiếm đất nông nghiệp là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất không thuộc trường hợp (*) mà thuộc địa giới hành chính của xã thì bị phạt từ 5 - 200 triệu đồng.

Hành vi lấn đất hoặc chiếm đất phi nông nghiệp không thuộc trường hợp (*) mà thuộc địa giới hành chính của xã thì bị phạt từ 5 - 200 triệu đồng.

Nghị định quy định rõ đối với hành vi lấn đất hoặc chiếm đất thuộc địa giới hành chính của phường, thị trấn thì mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với loại đất tương ứng quy định ở trên và mức phạt tối đa không quá 500 triệu đồng đối với cá nhân, không quá 1 tỷ đồng đối với tổ chức.

Mức phạt từ 10-500 triệu đồng đối với hành vi sử dụng đất mà Nhà nước đã có quyết định giao đất, cho thuê đất nhưng người được giao đất, cho thuê đất chưa được bàn giao đất trên thực địa.

Mức phạt tiền trên áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 2 lần mức phạt đối với cá nhân có cùng một hành vi vi phạm.

Quy định trên có hiệu lực từ ngày 4/10/2024.

Theo baochinhphu.vn

Tin tức

Cơ sở định vị mục tiêu đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới và những định hướng chiến lược

Thông cáo báo chí số 10, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Đoàn khảo sát của Ban Dân vận Trung ương làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tài nguyên và Môi trường

Thứ trưởng Trần Quý Kiên tiếp công dân định kỳ tháng 10/2024

Tài nguyên

Bà Rịa - Vũng Tàu triển khai Luật Đất đai 2024 và các Nghị định hướng dẫn thi hành

Bộ TN&MT làm việc với tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về công tác quản lý đất đai

PGS. TS Lê Anh Tuấn: Mạch nước ngầm khai thác tràn lan là nguyên nhân chính dẫn đến vụ sụt lún

Hoàn thiện danh mục khoáng sản chiến lược, quan trọng

Môi trường

Khởi động dự án giảm sử dụng nhựa một lần trong trường học

Nâng cao nhận thức trong việc giảm thiểu rác thải nhựa

COP16: Tăng cường cam kết bảo tồn đa dạng sinh học, hướng đến Liên minh toàn cầu vì 'Hòa bình với thiên nhiên'

Chia sẻ kinh nghiệm về mô hình, giải pháp quản lý Vườn di sản ASEAN bền vững

Video

Không để khoảng trống và độ trễ trong thời điểm giao thoa giữa Luật Đất đai mới và cũ

Điều chỉnh bảng giá đất phải tuân thủ quy định tại Nghị định 71/2024/NĐ-CP

Kết quả bước đầu kiểm tra 2 cuộc đấu giá đất tại huyện Thanh Oai và huyện Hoài Đức

Bộ TN&MT phổ biến các Nghị định, quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai 2024

Khoa học

Bài 1: Bản đồ cảnh báo lũ quét và nguy cơ sạt lở đất- Công cụ thiết yếu còn manh mún, dàn trải

Chiến lược quản trị kinh doanh nhà hàng

Xây dựng mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp cho huyện đảo Phú Quý

Tập huấn sử dụng Hệ thống tiếp nhận, xử lý phản ánh của công dân ngành TN&MT

Chính sách

Gợi mở những định hướng phù hợp chiến lược phát triển cao nguyên xanh Lâm Đồng

Dự án tâm điểm quận Hoàng Mai: 2 trường học sát kề, hàng hiếm cho khách có con nhỏ

Tổng công ty Giấy Việt Nam phát triển gắn với bảo vệ môi trường?

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy làm thành viên Ban chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án

Phát triển

NSND Xuân Bắc được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn

Tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm và nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu 3 tháng cuối năm 2024 của tỉnh Bắc Ninh

Tích hợp giáo dục môi trường trong công tác giảng dạy tại Nam Định

Thị trường thủ công mỹ nghệ hướng đến con số 2394 tỷ USD vào năm 2032

Diễn đàn

Vai trò của lãnh đạo báo chí, doanh nghiệp với phát triển bền vững

Bắt kịp xu hướng chuyển dịch năng lượng xanh

Hoàn thiện khung pháp lý, tạo niềm tin phát triển thị trường tài chính xanh

Thực tiễn triển khai các quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp cơ sở tại các Bộ, ngành