Xử lý rác tồn đọng ở các điểm tập kết

20/11/2023

TN&MTNhiều điểm tập kết, điểm trung chuyển rác thải ở ngoại thành Hà Nội đang tồn đọng hàng nghìn tấn rác thải sinh hoạt.

Theo quy định, khối lượng rác này phải được vận chuyển đi xử lý, nhưng vì nhiều nguyên nhân, các đơn vị vệ sinh môi trường đã để rác ùn ứ, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Vậy, đâu là giải pháp để xử lý tình trạng này?

rac.jpg

Rác thải tồn đọng tại điểm tập kết ở xã Hữu Bằng (huyện Thạch Thất). Ảnh: Hoàng Sơn

Ùn ứ hàng nghìn tấn rác

Còn hơn 1 tháng nữa, nhiều gói thầu dịch vụ vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2023 hết hợp đồng. Theo quy định, các công ty vệ sinh môi trường phải vận chuyển hết lượng rác tồn đọng trên địa bàn quản lý để triển khai gói thầu mới từ ngày 1-1-2024. Thế nhưng, khảo sát của phóng viên Báo Hànộimới tại điểm tập kết rác thải xã Hữu Bằng (huyện Thạch Thất) cho thấy, “núi” rác thải kéo dài 200-300m bốc mùi hôi thối nồng nặc.

Chủ tịch UBND xã Hữu Bằng Nguyễn Hữu Trường thông tin, trung bình mỗi ngày, người dân trong xã phát sinh 10-12 tấn rác thải sinh hoạt và hàng tấn chất thải làng nghề. Trong khi đó, đơn vị vệ sinh môi trường là Hợp tác xã Thành Công chỉ vận chuyển đi xử lý được 70% khối lượng rác, còn lại lưu cữu tại điểm tập kết nhiều năm nay khoảng 2.500 tấn rác.

Trưởng phòng Dịch vụ công trình (Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Thạch Thất) Nguyễn Khả Bảo cho biết, theo hồ sơ đấu thầu, trong năm 2023, liên danh Công ty Môi trường đô thị Xuân Mai và Hợp tác xã Thành Công phải vận chuyển đi xử lý 151,7 tấn rác thải/ngày. Thế nhưng, khối lượng rác thực tế 2 đơn vị này vận chuyển đi xử lý chỉ được 115 tấn/ngày, đạt 76% kế hoạch giao. Số lượng rác thải còn lại hơn 7.000 tấn tồn đọng tại các điểm tập kết.

Tương tự, tại các huyện: Quốc Oai, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín, Ứng Hòa cũng tồn đọng hàng nghìn tấn rác thải sinh hoạt. Điểm tập kết rác của thị trấn Quốc Oai (huyện Quốc Oai) tồn đọng gần 2.000 tấn, xã Cấn Hữu (huyện Quốc Oai) 400 tấn; xã Thanh Cao (huyện Thanh Oai) 500 tấn...

Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Quản lý chất thải rắn (Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội) Nguyễn Văn Quý cho hay, nguyên nhân của tình trạng này là do Khu xử lý chất thải rắn Xuân Sơn (huyện Ba Vì - thị xã Sơn Tây) dừng hoạt động từ tháng 2-2023 đến nay, khiến rác rải sinh hoạt của các quận, huyện, thị xã phía Nam và phía Tây thành phố phải phân luồng lên bãi rác Nam Sơn (huyện Sóc Sơn) để xử lý. Quãng đường vận chuyển xa gấp nhiều lần và năng lực vận chuyển của các đơn vị vệ sinh môi trường hạn chế khiến rác tồn đọng tại các địa phương.

Hơn nữa, việc thu phí dịch vụ vệ sinh môi trường còn thấp, chưa hợp lý. Nhiều gói thầu có khối lượng đăng ký công việc thấp hơn khối lượng thực tế, dẫn đến phát sinh khối lượng và kinh phí phải chi trả. Việc phối hợp giữa đơn vị duy trì vệ sinh môi trường với chính quyền các xã để thu phí dịch vụ chưa tốt, dẫn đến mất cân đối nguồn kinh phí. Số lượng điểm tập kết rác thải tại các xã còn thiếu, nhiều điểm xuống cấp.

“Dù bất kỳ nguyên nhân nào, thì việc để tồn đọng hàng nghìn tấn rác thải ở các điểm tập kết là không thể chấp nhận được. Bởi, các doanh nghiệp vệ sinh môi trường và các địa phương phải xây dựng phương án dự phòng để giải quyết tình huống phát sinh từ thực tiễn”, ông Nguyễn Văn Quý khẳng định.

Hoàn thành vận chuyển rác thải trước ngày 31-12

Để giải quyết lượng rác tồn đọng trên địa bàn, UBND huyện Thạch Thất đã yêu cầu Công ty Môi trường đô thị Xuân Mai và Hợp tác xã Thành Công tăng chuyến vận chuyển 200-220 tấn rác/ngày, trong đó 151 tấn rác phát sinh hằng ngày và 50-70 tấn rác tồn đọng. Giám đốc Hợp tác xã Thành Công Phạm Công Lộc cho biết, đơn vị đang ưu tiên vận chuyển ở những xã có điểm tập kết rác gần khu dân cư. Riêng xã Hữu Bằng do điểm tập kết ở xa khu dân cư, nên rác bị ùn ứ nhiều, đơn vị đang xây dựng phương án vận chuyển hết lượng rác tồn đọng tại điểm tập kết này.

Còn Phó Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai Phạm Quang Tuấn thông tin, huyện đã có văn bản đề xuất Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội tăng khối lượng tiếp nhận rác tồn đọng của địa phương về khu xử lý rác thải tập trung của thành phố. Huyện cũng kiến nghị các sở, ngành giải quyết dứt điểm công tác bồi thường giải phóng mặt bằng dự án mở rộng Khu xử lý chất thải rắn Xuân Sơn để bãi rác sớm hoạt động trở lại…

Một số huyện đề xuất thành phố sớm điều chỉnh, bổ sung, ban hành quy trình công nghệ, định mức, đơn giá dịch vụ vệ sinh môi trường mới. Trong đó, ban hành giá nhiên liệu, vật tư, vật liệu, tiền lương cho phù hợp với thực tế; sớm xây dựng, đưa vào vận hành các khu xử lý, nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt để công tác thu gom, vận chuyển rác thải phát sinh được kịp thời, hạn chế tối đa, không để tồn đọng rác thải sinh hoạt qua ngày, gây mất mỹ quan đô thị, ô nhiễm môi trường.

Để siết chặt công tác thu gom rác thải, Sở Tài nguyên và Môi trường đã yêu cầu các quận, huyện, thị xã tăng cường kiểm tra, giám sát công tác duy trì vệ sinh các đơn vị dịch vụ môi trường. Đặc biệt, tại các quận, huyện còn tồn đọng khối lượng rác thải lớn cần rà soát, xác định rõ vị trí, rõ khối lượng để xây dựng phương án vận chuyển về các khu xử lý rác tập trung của thành phố. Đến ngày 31-12, phải hoàn thành công tác vệ sinh môi trường, thu gom, vận chuyển hết lượng rác thải tồn đọng trên địa bàn thành phố để triển khai các gói thầu mới trong giai đoạn 2024-2026 đạt hiệu quả.

Theo hanoimoi.vn

Tin tức

AFD cam kết tăng cường hợp tác về khí hậu và môi trường với Việt Nam

Đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam-UAE đạt đột phá

Thủ tướng động viên nhóm sinh viên Việt Nam đạt thành tích tại COP28

Thúc đẩy khoản vốn 5-7 tỷ USD của WB cho Việt Nam trong 3 năm tới

Tài nguyên

Tàu vận tải bị sóng đánh trôi vào bờ biển Cù Lao Chàm

Năm 2024, Hà Nội dự kiến thu hồi hơn 12.800 ha đất để triển khai công trình, dự án

Tập huấn trực tuyến về Thử thách Thiết kế nước rút (Sprint Challenge)

Tự ý phân 233 lô đất, lừa hơn 8 tỷ đồng

Môi trường

Hà Nội phát động chương trình truyền thông về bảo vệ môi trường năm 2024

Bộ TN-MT cấp phép môi trường cho nhà máy điện rác lớn nhất Việt Nam

Công ty Cổ phần Nhiệt điện Ninh Bình: Bảo vệ môi trường gắn với sản xuất kinh doanh

Công ty Nhiệt điện Uông Bí: Đảm bảo môi trường khi sản xuất trong lòng đô thị

Diễn đàn

Thời tiết ngày 3/12: Miền Bắc tăng nhiệt nhẹ, Trung Bộ còn mưa lớn

Xe buýt điện ngưng hoạt động và cam kết COP26

Thời tiết ngày 2/12: Miền Bắc vẫn rét, Trung Bộ tiếp diễn mưa lớn

Sức mạnh của sự đồng thuận: An cư ở khu tái định cư “kiểu mẫu”

Phát triển

Tháp Thần Nông ở Bắc Ninh được xác lập kỷ lục châu Á

Bình Dương đăng cai tổ chức Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis Châu Á 2023

Quy hoạch bảo quản, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt An toàn khu (ATK) Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn

Hội nghị cấp Bộ trưởng các nước tiểu vùng sông Mekong thực hiện Hiệp định ASEAN: Hướng đến một cộng đồng có môi trường trong sạch, phát triển bền vững

Video

Đón Anh về - Lời thơ của tác giả Đặng Quốc Khánh

Thế giới lo sợ vì Biến đổi khí hậu đã “ngoài tầm kiểm soát” và kêu gọi hành động toàn cầu

Chương trình "Ký ức màu xanh, năm 2023" tri ân tại Sơn La

Diễn đàn môi trường năm 2023: Giải pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành tài nguyên

Khoa học

Giải pháp cho công tác quản lý môi trường các khu công nghiệp

Nỗ lực tháo gỡ khó khăn trong chuyển đổi số cấp xã ở Tuyên Quang

Phi carbon hóa máy bay

Công nghệ sinh học tạo ra loại bê tông mới có thể tự vá các vết nứt

Chính sách

Đề xuất hướng dẫn xây dựng khu công nghiệp sinh thái

Ban hành Thông tư hướng dẫn Luật Thi đua, khen thưởng ngành Tài nguyên và Môi trường

Đắk Nông cắt giảm 20% thời gian giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường

Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 1-1-2025