Tài Nguyên và Môi Trường eMagazine

Xử lý chất thải rắn sinh hoạt đang đặc biệt được khuyến khích

 

Hiện nay, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) phát sinh ngày càng lớn; tỷ lệ rác thải được chôn lấp trực tiếp còn cao; việc đầu tư xây dựng các trạm trung chuyển, khu xử lý rác thải tập trung theo quy hoạch tiến độ triển khai còn chậm hoặc không triển khai được. Đa số các điểm tập kết, trạm trung chuyển và phương tiện vận chuyển CTRSH tại các địa phương không bảo đảm yêu cầu kỹ thuật về BVMT theo quy định pháp luật; vấn đề lựa chọn công nghệ xử lý; việc xử lý các bãi rác tạm; khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng quy định pháp luật đặt hàng, đấu thầu cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực vệ sinh môi trường,…

Xử lý chất thải rắn sinh hoạt được đặc biệt ưu tiên khuyến khích

 

Mới đây, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã tổ chức khảo sát thực tế vấn đề này tại một số địa phương và tổ chức Phiên giải trình này với mục đích để nghe báo cáo, trao đổi làm rõ trách nhiệm của các Bộ, ngành, cơ quan liên quan, đồng thời đề xuất giải pháp sớm khắc phục những hạn chế, khó khăn, vướng mắc nêu trên. 

Trong khuôn khổ Phiên giải trình, Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà đã giải đáp những câu hỏi của các đại biểu quốc hội xung quanh vấn đề đang rất được quan tâm này.

 

Xử lý chất thải rắn sinh hoạt đang đặc biệt được khuyến khích

Phiên giải trình việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt

 

Xử lý chất thải rắn sinh hoạt đang đặc biệt được khuyến khích

 

Chính sách quản lý chất thải rắn hiện nay như thế nào? Bộ TN&MT có những chính sách gì để hướng dẫn để giúp các địa phương thực hiện chính sách này?

Chính sách quản lý chất thải rắn được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và từng bước đã có sự chuyển biến, đạt được những kết quả nhất định. Bộ TN&MT đặc biệt quan tâm và khuyến khích thực hiện. Về nguyên tắc, Bộ áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật với nơi xuất xứ các công nghệ, thiết bị xử lý, chúng tôi chọn tiêu chí sức khỏe an toàn của người dân là mục tiêu lựa chọn. Trong quy hoạch hiện nay như quy hoạch sử dụng đất đai và công nghệ, nhiều tỉnh, thành đã được giao quy hoạch hạ tầng để xử lý CTRSH, bao gồm thu gom, nơi lưu trữ, phân loại… cần phải được đồng bộ. Hiện nay, trong Luật BVMT năm 2020 có chính sách khuyến khích và đồng xử lý chất thải rắn, điều đó có nghĩa là các nhà máy, doanh nghiệp có thêm sự hỗ trợ thì việc thực hiện sẽ được tốt hơn cả về mặt công nghệ lẫn cách thức thực hiện. 

Đây là bộ luật lớn, chung cho cả nước nên cần có sự tham gia của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức tổ chức; khâu thu gom phải đặc biệt được chú ý, cần phải xã hội hóa, có chính sách ưu tiên, ưu đãi để thu hút sự tham gia của các nhà đầu tư và doanh nghiệp.

Để chuẩn bị cho việc triển khai Luật, đồng bộ các yêu cầu về cơ chế, chính sách…,  Bộ TN&MT đã ban hành các thủ tục trình lên Chính phủ về quản lý CTRSH. Đặc biệt vấn đề tiêu chí quy chuẩn kỹ thuật đối với quá trình thu gom, vận chuyển cũng như công nghệ liên quan đến chôn lấp rác, công nghệ biến chất thải thành năng lượng, chính phủ dự kiến sẽ ban hành chế tài cụ thể, khuyến khích thực hiện lộ trình để chuyển từ xử lý rác chôn lấp sang hình thức tái chế, tái sử dụng và chuyển hóa thành năng lượng.

Các địa phương ngay từ bây giờ cũng nên xem xét và có giải pháp thực hiện theo Luật BVMT năm 2020. Về phía Chính phủ khi xây dựng lộ trình cũng nên có những chính sách khuyến khích ưu tiên thực hiện từ khâu xử lý chôn lấp sang biến rác thành năng lượng. Bộ TN&MT cũng sẽ có những quy định để hướng dẫn để giúp các địa phương các mô hình quản lý về xử lý chất thải rắn.

 

Xử lý chất thải rắn sinh hoạt đang đặc biệt được khuyến khích

Xử lý chất thải rắn sinh hoạt đang đặc biệt được khuyến khích

 

Một trong những nguyên nhân liên quan đến các chính sách đã xây dựng, thực thi có sự chồng chéo trong các bộ, ngành và lĩnh vực, cho nên rất khó trong quá trình vận dụng và quy trách nhiệm khi vấn đề đó không hiệu lực, hiệu quả. Bộ TN&MT đã ban hành những văn bản gì để hướng dẫn quản lý CTRSH, đã làm gì để giúp các địa phương quản lý CTRSH?

Theo sự phân công của Chính phủ, mỗi bộ có một chức năng riêng. Bộ TN&MT chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Thời gian qua, Chính phủ đã cố gắng thống nhất trong tầm xây dựng nghị định. Trong quá trình xây dựng luật đã tính toán để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ hệ thống pháp luật. Trong các bộ luật cũng có sự chồng chéo, liên quan đến nhau nhưng phải làm rõ trách nhiệm thuộc về Bộ nào và Bộ nào là chủ trì, giám sát. Về vấn đề quản lý chất thải rắn, đây là lĩnh vực rộng, nhiều bộ như: Bộ TN&MT, Bộ Xây dựng, Bộ NN&PTNT, Bộ Tài chính, Bộ KH&ĐT, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng… và tất cả 63 tỉnh thành trên cả nước đều có liên quan. Ví dụ như quy mô, công suất, lựa chọn dự án đầu tư, đánh giá tác động môi trường sẽ thuộc lĩnh vực Bộ TN&MT quản lý, nhưng nếu ở nông thôn sẽ có liên quan đến Bộ NN&PTNT… chính vì sự giao thoa, chồng chéo trong công tác quản lý nhà nước này nên việc tổ chức xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp quy về quản lý CTRSH còn hạn chế, thiếu thống nhất làm giảm hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý CTRSH.

Trong phạm vi của mình, Bộ TN&MT đã tham mưu, bổ sung nhiều cơ chế, chính sách mới về quản lý CTRSH như Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT. Theo đó, nội dung về quản lý CTRSH có nhiều quy định mới, bao gồm quy định về phân loại chất thải tại nguồn, lộ trình hạn chế chôn lấp trực tiếp CTRSH; tiêu chí lựa chọn công nghệ xử lý CTRSH; thu giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH từ hộ gia đình, cá nhân theo khối lượng hoặc thể tích chất thải; hướng dẫn về phương pháp định giá dịch vụ xử lý CTRSH...

Cùng với đó, Bộ TN&MT đã tổ chức các Hội nghị, Hội thảo tập huấn cho các địa phương thực hiện các quy định mới của Luật BVMT 2020. Đồng thời, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về BVMT, nhất là trong lĩnh vực quản lý CTRSH, thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn. Hiện nay, Bộ TN&MT đang phối hợp với các bộ và chính quyền địa phương tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các quy định, hướng dẫn kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật để áp dụng vào từng địa phương.

Bộ TN&MT sẽ làm những vấn đề thuộc về Quy chuẩn Quốc gia, đưa ra các tiêu chí và nguyên tắc chung cho quốc gia. Mỗi vùng miền, đô thị, nông thôn và miền núi đều có đặc thù riêng, vậy nên cần phải áp dụng tùy theo điều kiện của từng địa phương. Bộ TN&MT không làm chi tiết đến từng mô hình, chính quyền địa phương cùng người dân nơi đó dựa vào tình hình cụ thể để sáng tạo cùng thực hiện.

 

Xử lý chất thải rắn sinh hoạt đang đặc biệt được khuyến khích

Xử lý chất thải rắn sinh hoạt đang đặc biệt được khuyến khích

 

Theo lộ trình, đến năm 2023 Bộ TN&MT sẽ ban hành những quy định hướng dẫn liên quan đến CTRSH, sau đó các địa phương mới có cơ sở để hướng dẫn hoặc triển khai thực hiện. Bộ có gặp khó khăn, vướng mắc gì trong việc xây dựng ban hành những văn bản này. Trong trường hợp các địa phương muốn thực hiện phân loại rác tại nguồn này, thì sẽ triển khai theo các quy định nào?

Ngay sau khi Luật BVMT năm 2020 được ban hành, Bộ TN&MT đã tập trung xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 và ban hành theo thẩm quyền Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật BVMT. Ngoài ra, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo việc hoàn thiện thể chế, chính sách liên quan đến quản lý CTRSH; hệ thống văn bản pháp quy về quản lý CTRSH tiếp tục được hoàn thiện; tạo căn cứ pháp lý quan trọng để quản lý CTRSH thống nhất theo định hướng thúc đẩy tái sử dụng, tái chế chất thải, thu hồi năng lượng, nâng cao hiệu quả công tác BVMT.

Xử lý chất thải rắn sinh hoạt được đặc biệt ưu tiên khuyến khích

Trong Luật BVMT năm 2020 quy định phân loại rác thải tại nguồn bắt đầu được triển khai thực hiện từ 1/1/2025. Hiện nay Bộ TN&MT đã chuẩn bị đầy đủ các Thông tư, Nghị định và Đề án để ban hành, điều mà Bộ TN&MT còn thiếu là khâu truyền thông và các trao đổi hướng dẫn.

Việc phân loại rác thải mỗi địa phương đều có cơ chế đặc thù riêng nên phải xây dựng các mô hình thực hiện. Việc này là khó nên hiện nay Bộ TN&MT đều có thông tư chính sách nhưng việc đưa ra các mô hình để hướng dẫn và áp dụng là trách nhiệm của Bộ, chúng tôi sẽ cố gắng nửa đầu của năm 2023 sẽ thực hiện và hướng dẫn. Có mô hình thì mới hướng dẫn được, mô hình phải gắn với thực tiễn, mà thực tiễn phải từ cơ sở, việc này chúng tôi sẽ làm việc với các địa phương và tất cả 63 tỉnh thành để phân ra các mô hình khác nhau.

Về lộ trình xây dựng các văn bản cụ thể hóa, trong năm 2022, những thông tư nghị định nào chưa ban hành sẽ ban hành, còn việc đưa ra mô hình để thí điểm, làm thử… cần phải gắn với nhiệm vụ địa phương. Bộ TN&MT sẽ xem xét cơ chế để phối hợp với địa phương thật tốt, ví dụ như mô hình về các loại công nghệ, hiện nay đã xây dựng lên danh mục và sẽ hướng dẫn trong đầu năm 2023, nghĩa là sẽ dành 2 năm 2023 và 2024 để tổ chức triển khai, năm 2025 là năm phải đi vào cuộc sống. Bộ sẽ có những văn bản cụ thể để gắn trách nhiệm của các địa phương với Bộ TN&MT.

Xử lý chất thải rắn sinh hoạt được đặc biệt ưu tiên khuyến khích

 

Xử lý chất thải rắn sinh hoạt đang đặc biệt được khuyến khích

 

Trong điều kiện phát triển hiện nay, những tiêu chí môi trường không còn phù hợp. Xin Bộ trưởng cho biết những tiêu chí này hiện nay thế nào?

Trong chỉ tiêu Quỹ Quốc gia có phần dành cho chỉ tiêu môi trường nhưng chỉ tiêu này còn quá ít, không đủ so với nhu cầu thực tế hiện nay. Trong quá trình phát triển, do những ưu tiên khác nên hệ thống chỉ tiêu về môi trường của nước ta hiện nay như tiêu chí về công nghệ, tái chế, tái sử dụng, độ che phủ, chất lượng môi trường, chất lượng nước mặt và chất lượng không khí ở các đô thị, chỉ tiêu liên quan đến đánh giá về sinh thái biển,… còn quá nghèo nàn. Tôi nghĩ, cần phải đưa một bộ chỉ số đo lường sức khoẻ của hệ sinh thái và chất lượng môi trường của người dân theo Luật BVMT năm 2020. Đầu tư cho môi trường là chỉ tiêu phải đưa vào thống kê quốc gia, giảm phát thải khí nhà kính, đưa phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050… chúng ta đã ký các thoả thuận quốc tế, thực hiện thỏa thuận đó thế nào đều có sự giám sát của thế giới. Các chỉ tiêu KT-XH và môi trường hiện nay còn chưa phản ánh được thước đo về vấn đề môi trường quốc gia và vấn đề an toàn sức khoẻ của người dân.

Xử lý chất thải rắn sinh hoạt đang đặc biệt được khuyến khích

 

Xử lý chất thải rắn sinh hoạt đang đặc biệt được khuyến khích

 

Lực lượng ve chai chính là lực lượng mà chúng ta nhận diện có đóng góp rất tốt, được nhiều địa phương khen. Vậy địa vị của họ trong hệ thống pháp lý là như thế nào? Cần các văn bản chính sách pháp luật, cơ chế gì để tạo cho họ một địa vị để họ không phải âm thầm, lầm lũi như hiện nay?

Trong kinh tế tuần hoàn có sự đóng góp không nhỏ của lực lượng thu gom tự do hay còn gọi là lực lượng “ve chai”. Bên cạnh lực lượng trí thức đủ năng lực, lực lượng này ve chai cần được Nhà nước khuyến khích hoạt động. Thực tế, lực lượng này có thể giải quyết được 60% lượng rác thải thu gom, tuy nhiên lại gây ô nhiễm môi trường vì thu gom từ rác hỗn hợp. Sau khi thu gom cần phân loại: rác hữu cơ, rác xây dựng, rác thực phẩm hay các loại rác nguy hại khác… Nhà nước nên hỗ trợ họ về mặt kiến thức và bảo hộ để đảm bảo an toàn sức khỏe và BVMT. Bộ TN&MT tiếp thu và sẽ nghiên cứu vấn đề này, để lực lượng này có thể tham gia vào hệ thống một cách chính quy.

Xử lý chất thải rắn sinh hoạt đang đặc biệt được khuyến khích

Xử lý chất thải rắn sinh hoạt đang đặc biệt được khuyến khích

Đồng bào dân tộc miền núi không có việc thu gom, xử lý rác thải, việc thu hút các nhà đầu tư đối với các tỉnh miền núi như nào? Bộ trưởng có giải pháp gì cho việc này?

Hiện nay, tỷ lệ chôn lấp rác thải ở Việt Nam khá cao, cần có các chính sách, giải pháp và yêu cầu khuyến khích, đồng bộ. Tuy nhiên cần phải có lộ trình. Đối với đồng bào dân tộc thiểu số, điều kiện hạ tầng phục vụ công tác thu gom, xử lý chất thải rắn… có quy mô, số lượng và công nghệ không đảm bảo, doanh nghiệp rất khó để tham gia đầu tư. Trong trường hợp này, Nhà nước sẽ có quy hoạch và đứng ra đầu tư. Đồng bào có thể tự phân loại rác thải để có thể tái chế, tái sử dụng. Bộ TN&MT sẽ có những hướng dẫn giúp đồng bào thực hiện theo mô hình tuần hoàn. Việc này cần những yêu cầu về tái định cư, phân loại, thu gom, phân loại những loại chất thải nguy hại có thể tái chế, tái sử dụng, đồng thời cũng phải xử lý tại chỗ, xử lý tập trung. Với những chất thải nguy hại như pin, bóng đèn… khi xử lý tập trung phải có công nghệ phù hợp.

Xử lý chất thải rắn sinh hoạt được đặc biệt ưu tiên khuyến khích

Tại Phiên giải trình, nhiều ý kiến của các đại biểu Quốc hội xung quanh vấn đề quản lý chất thải sinh hoạt đều được Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà lắng nghe, tiếp thu và hứa nghiên cứu kỹ để sớm hoàn thiện các văn bản chính sách, quy chuẩn kỹ thuật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt, đặc biệt là những quy chuẩn kỹ thuật đối với quá trình thu gom, vận chuyển cũng như công nghệ liên quan đến chôn lấp rác, công nghệ biến chất thải thành năng lượng, ban hành chế tài cụ thể, khuyến khích thực hiện lộ trình để chuyển từ xử lý rác chôn lấp sang hình thức tái chế, tái sử dụng và chuyển hóa thành năng lượng. 
Kết thúc Phiên giải trình, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải hoan nghênh Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã tổ chức Phiên giải trình về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt. Phó Chủ tịch Quốc hội khẳng định, Ủy ban đã chọn đúng và trúng vấn đề luôn được đông đảo cử tri, người dân quan tâm là thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt. 
Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị, ngành xử lý rác thải nói chung, rác thải rắn sinh hoạt nói riêng cần được đối xử như một ngành công nghiệp, phải vận hành theo cơ chế thị trường. Để triển khai hiệu quả công tác xử lý chất thải rắn sinh hoạt thời gian tới, Phó Chủ tịch Quốc hội gợi mở, cần nghiên cứu các mô hình điển hình tại tỉnh Đồng Nai, huyện đảo Cô Tô (Quảng Ninh) để triển khai áp dụng trên cả nước; chủ động cập nhật các công nghệ tiên tiến của thế giới; chính quyền các tỉnh, thành phố cần quan tâm ứng dụng công nghệ xử lý rác thải mới, thân thiện với môi trường…

 

Tú Quyên

Tin tức

Công bố quyết định thành lập Công đoàn cơ sở Cục Khoáng sản Việt Nam

Thủ tướng: Quyết tâm giảm chi phí cho doanh nghiệp nhưng không chấp nhận tăng trưởng bằng mọi giá

Đoàn Thanh niên Bộ TN&MT hưởng ứng Chương trình Tháng 3 biên giới tại Sơn La

Ngành TN&MT cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp hướng tới kinh tế xanh

Tài nguyên

Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang đến năm 2030

Việt Nam sẽ đưa ra các cam kết mạnh mẽ trong việc sử dụng nguồn nước

Góp ý Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Đề xuất không thu tiền thuê đất đối với các đơn vị sự nghiệp công lập

Ra mắt Câu lạc bộ Yêu biển đảo Việt Nam tại Pháp

Môi trường

‘Đổi rác tái chế lấy cây xanh’ nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

Nhà máy đường Phan Rang tích cực khắc phục sự cố bụi tro từ quá trình sản xuất

Nha Trang: Tăng cường xử lý rác thải ra sông, biển

Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh ra quân Ngày Chủ nhật xanh

Video

Tạp chí Tài nguyên và Môi trường trồng 3000 cây xanh tại Đại học Quốc gia Hà Nội

Công ty Cổ phần Dịch vụ Môi trường Thăng Long: Công tác thu gom, xử lý rác chưa hiệu quả

Công tác thu gom rác chưa hiệu quả, Công ty CP Dịch vụ Môi trường Thăng Long có năng lực?

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong dự báo khí tượng thủy văn.

Diễn đàn

Thời tiết ngày 21/3:: Miền Bắc, miền Trung và Đông Nam Bộ nắng nóng, có nơi 37 độ C

Thời tiết ngày 20/3: Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế xảy ra nắng nóng từ ngày mai

Điện Biên xuất hiện mưa đá kèm dông lốc, có nơi đá phủ trắng mặt đất

Thời tiết ngày 19/3: Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, miền núi chiều tối và đêm có mưa dông

Phát triển

Cơ hội và thách thức của người làm báo trong thời kỳ mới

Trao 29 giải thưởng Cuộc thi Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm 2023

Trí tuệ nhân tạo và quản trị sáng tạo nội dung trong toà soạn

Hội báo Toàn quốc diễn ra từ ngày 17-19/3/2023

Khoa học

Rác thải nhựa đang âm thầm tàn phá môi trường và sức khỏe

Ứng dụng KHCN trong công tác bảo vệ môi trường

Những tiến bộ trong công nghệ phân tích, thử nghiệm, giám sát môi trường và an toàn thực phẩm - Yếu tố quan trọng để phát triển bền vững ở Việt Nam

Viện Khoa học KTTV&BĐKH đề ra định hướng nghiên cứu khoa học công nghệ đến năm 2030

Chính sách

Hội đồng EPR quốc gia đã thông qua Nghị quyết của Phiên họp lần thứ nhất

Bộ Tài nguyên và Môi trường: Tập huấn về giá thực hiện đặt hàng sản phẩm dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước

Báo chí ưu tiên thời lượng, khung giờ vàng phổ biến rộng rãi nội dung dự thảo Luật đất đai (sửa đổi)

Báo cáo tiến độ xây dựng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường