Xây dựng đội ngũ trí thức lớn mạnh, nâng tầm trí tuệ và sức mạnh khoa học, công nghệ ngành Tài nguyên và Môi trường

18/01/2024

TN&MTViệc ghi nhận những đóng góp của đội ngũ trí thức tiêu biểu và tiếp tục nhân rộng, tạo chuyển biến căn bản trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, phát triển, thu hút, đãi ngộ đội ngũ tiến sỹ; tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để sử dụng trí thức, phát huy tài năng, trí tuệ của đội ngũ trí thức tiêu biểu để giải quyết các vấn đề cấp bách đặt ra cho Bộ Tài nguyên và Môi trường luôn là mục tiêu hàng đầu gắn với sự phát triển ngành Tài nguyên và Môi trường trong những năm tiếp theo.

Trong hoạt động khoa học và công nghệ, đội ngũ trí thức, đặc biệt là đội ngũ chuyên gia, các giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ (sau đây gọi tắt là đội ngũ trí thức tiêu biểu) đóng vai trò động lực đi đầu trong nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, tiếp nhận và chuyển giao công nghệ, đổi mới sáng tạo ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong ngành Tài nguyên và Môi trường. Nhiều công trình khoa học do đội ngũ trí thức tiêu biểu là chủ nhiệm hoặc là thành viên chính đã góp phần quan trọng phục vụ xây dựng cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng giáo trình chuẩn lĩnh vực môi trường, công tác điều tra cơ bản và quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Việc ghi nhận những đóng góp của đội ngũ trí thức tiêu biểu và tiếp tục nhân rộng, tạo chuyển biến căn bản trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, phát triển, thu hút, đãi ngộ đội ngũ tiến sỹ; tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để sử dụng trí thức, phát huy tài năng, trí tuệ của đội ngũ trí thức tiêu biểu để giải quyết các vấn đề cấp bách đặt ra cho Bộ Tài nguyên và Môi trường luôn là mục tiêu hàng đầu gắn với sự phát triển ngành Tài nguyên và Môi trường trong những năm tiếp theo.

Ghi nhận những nỗ lực đóng góp vào sự phát triển của toàn Ngành

Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường có 10.500 người, trong đó, công chức là hơn 1.000 người, còn lại là viên chức và người lao động tại các đơn vị và doanh nghiệp. Đội ngũ trí thức tiêu biểu của Bộ hiện có 483 người, trong đó, có 04 Giáo sư, 40 Phó Giáo sư; nữ là 152 người, nam là 331 người; 342 người trong độ tuổi từ 31 - 50, 141 người trên 50 tuổi trở lên; có 99 người có trình độ chuyên môn về địa chất khoáng sản, 69 người có trình độ chuyên môn về môi trường, 32 người có trình độ chuyên môn về khí tượng thủy văn, 30 người có trình độ chuyên môn về đo đạc bản đồ, 25 người có trình độ chuyên môn về quản lý đất đai, 13 người có trình độ chuyên môn về tài nguyên nước, 10 người có trình độ chuyên môn về biển, hải dương học, 09 người có trình độ chuyên môn về biến đổi khí hậu, 09 người có trình độ chuyên môn về viễn thám, các lĩnh vực khác có 84 người.

Bảng 1: Tổng hợp đội ngũ trí thức tiêu biểu

Chia nhóm

Nội dung

Thành phần tham gia

Cơ cấu (%)

GS, TS

PGS, TS

TS

Tổng số

Theo lãnh đạo quản lý, cán bộ chuyên môn/chuyên gia

Giữ chức vụ lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ

1

12

61

74

   5,32

Giữ chức vụ lãnh đạo các phòng/ban/trung tâm và tương đương

1

12

212

225

  46,58

Cán bộ chuyên môn/ chuyên gia

2

16

166

184

  38,10

Tổng số

4

40

439

483

100,00

Theo nhóm đơn vị

Cơ quan quản lý nhà nước

0

3

119

74

  25,26

Viện nghiên cứu và các trường ĐH

4

34

240

225

  57,56

Các đơn vị sự nghiệp khác

0

3

80

184

  17,18

Tổng số

4

40

439

483

100,00

Theo lĩnh vực quản lý

Đất đai

0

0

25

25

    5,18

Tài nguyên nước

2

3

8

13

    2,69

Địa chất, khoáng sản

1

9

91

101

  20,91

Môi trường

0

9

60

69

  14,29

Khí tượng, thủy văn

0

1

31

32

    6,63

Biến đổi khí hậu

0

0

9

9

    1,86

Đo đạc bản đồ

0

4

26

30

    6,21

Biển và Hải đảo

0

1

9

10

    2,07

Viễn thám

0

1

9

10

    2,07

Khác (Kinh tế, triết học, hóa học, toán học…)

1

12

171

184

  38,10

Tổng số

4

40

439

483

100,00

Theo giới tính

Nam giới

-

-

-

331

  68,53

Nữ giới

-

-

-

152

  31,47

Tổng số

4

40

439

483

100,00

Theo độ tuổi

Từ 31 đến 50 tuổi

0

11

331

342

  70,81

Trên 50 tuổi

4

29

108

141

  29,19

Tổng số

4

40

439

483

100,00

Trong hơn 20 năm qua, trên nền tảng được tạo dựng của các lĩnh vực tiền thân, với sự tận tâm, trách nhiệm và trí tuệ của các thế hệ tiếp nối, ngành tài nguyên và môi trường đã từng bước vượt qua khó khăn, thách thức, chủ động nắm bắt thuận lợi, thời cơ qua đó củng cố vững chắc nền tảng, khẳng định vị thế, vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập sâu rộng, kiến tạo tương lai bền vững của đất nước. Công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường đã có nhiều kết quả đáng ghi nhận: Hệ thống chính sách, pháp luật, quy hoạch, chiến lược được cơ bản hoàn thiện đồng bộ trên tất cả 9 lĩnh vực của Ngành; công tác điều tra cơ bản tài nguyên và môi trường được tăng cường, góp phần nắm chắc số lượng, chất lượng, tiềm năng, nguồn lực tài nguyên để quản lý, bảo vệ, khai thác hiệu quả và hạch toán trong nền kinh tế; công tác bảo vệ môi trường đã tạo được chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của toàn xã hội, chuyển từ tư duy bị động ứng phó, khắc phục sang chủ động phòng ngừa, kiểm soát, phục hồi môi trường, các hệ sinh thái của quốc gia; chủ động hội nhập với xu thế chung toàn cầu về môi trường, khí hậu; chất lượng dự báo, cảnh báo thời tiết, thiên tai ngày càng được nâng lên với đủ độ chi tiết, tiệm cận với trình độ của các nước phát triển.

Đạt được những thành tích nêu trên là sự nỗ lực, cố gắng của tập thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành tài nguyên và môi trường, trong đó, có sự đóng góp đặc biệt quan trọng của đội ngũ Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sỹ của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của ngành Tài nguyên và Môi trường, đội ngũ tiến sỹ của Bộ đã phát triển nhanh về số lượng, trưởng thành một bước về chất lượng và có những đóng góp đáng kể trong sự nghiệp phát triển của ngành tài nguyên và môi trường nói riêng, phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Lực lượng cán bộ này đã tham gia tích cực, hiệu quả vào việc nghiên cứu và giải quyết một số vấn đề lớn, quan trọng về khoa học và công nghệ và phát triển các lĩnh vực của ngành Tài nguyên và Môi trường; có nhiều đóng góp quan trọng, thiết thực trong việc xây dựng những luận cứ khoa học đưa ra các quyết sách, hoạch định chính sách, pháp luật, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành; xây dựng định hướng nghiên cứu phát triển công nghệ và trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu quan trọng góp phần trong sự nghiệp phát triển của Bộ, của ngành. Một số cán bộ đầu ngành còn tham gia vào công tác quản lý, lãnh đạo ở các đơn vị của Bộ, của ngành ở Trung ương và địa phương. Đội ngũ này đã luôn phát huy tốt vai trò và khả năng của mình, không ngừng nâng cao hiệu quả lãnh đạo, quản lý, điều hành, góp phần quan trọng vào sự đổi mới hoạt động của của Bộ, của ngành

Đội ngũ tiến sỹ trong và ngoài Bộ Tài nguyên và Môi trường không những tham gia vào công tác quản lý, lãnh đạo ở các Bộ mà còn tích cực tham gia trong các nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp từ bước đề xuất đến là chủ nhiệm, thành viên chính thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ góp phần tạo cơ sở vững chắc cho việc ban hành các chính sách trong công tác quản lý, ứng dụng công nghệ mới trong điều tra cơ bản và chuyển đổi số ngành tài nguyên và môi trường.

Kết quả từ năm 2018 đến năm 2023, Bộ đã thực hiện 399 nhiệm vụ nghiên cứu cấp bộ với kết quả nghiệm thu 100% ở mức đạt trong đó 49% đạt mức khá, xuất sắc. Các nhiệm vụ có tính chất lý luận và thực tiễn, đã được các đơn vị tiếp nhận sử dụng hiệu quả.

Bảng 2: Tổng hợp đội ngũ trí thức tiêu biểu thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học công nghệ cấp bộ giai đoạn 2018 - 2023

STT

Tham gia nhiệm vụ KHCN

Thành phần tham gia

Tổng số

Cơ cấu đội ngũ TS (%)

GS, TS

PGS, TS

TS

Khác

 

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

[(2)+(3)+(4)]/(6)*100

1

Đề xuất

8

137

216

907

1.268

28,47

2

Chủ nhiệm

5

61

182

151

399

62,16

3

Thành viên chính, thư ký

75

182

1.223

2.111

3.591

41,21

 

Tổng số lần

88

380

1.621

3.169

5.258

100

- Trong Bộ

25

172

1013

2592

3802

31,83

- Ngoài Bộ

63

208

608

577

1456

60,37

Kết quả từ Bảng 2 cho thấy, đội ngũ trí thức tiêu biểu tham gia các nhiệm vụ khoa học và công nghệ ở tất cả các nội dung trong đó đề xuất nhiệm vụ là 28,47%, tham gia chủ nhiệm là 62,16%, tham gia là thành viên chính/thư ký là 41,21% trong tổng số người tham gia ở mỗi hạng mục. Tổng số nhân lực trong Bộ tham gia nhiệm vụ khoa học và công nghệ nhiều hơn ngoài Bộ (3.802/1.456 người), tỷ lệ đội ngũ trí thức tiêu biểu tham gia trong Bộ là 1.210 lượt và ngoài Bộ là 879 lượt.

Bảng 3: Tổng hợp đội ngũ trí thức tiêu biểu tham gia Hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ cấp bộ giai đoạn 2018 – 2023

TT

Tham gia

Tổng số Hội đồng, Tổ

Thành phần tham gia

Tổng số lượt người

Cơ cấu đội ngũ TS (%)

GS, TS

PGS, TS

TS

Khác

 

 

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

[(2)+(3)+(4)]

/(6)*100

1

Hội đồng xác định nhiệm vụ

370

25

725

1161

1419

3330

57,39

2

Hội đồng tuyển chọn, giao trực tiếp nhiệm vụ

418

116

813

1402

1431

3762

61,96

3

Tổ thẩm định nội dung, tài chính nhiệm vụ

399

11

102

623

1259

1995

36,89

4

Tổ chuyên gia nghiệm thu, đánh giá

60

8

19

99

84

210

60,00

5

Hội đồng nghiệm thu, đánh giá

361

29

169

1922

1129

3249

65,25

 

Tổng số

 

189

1828

5.207

5.322

12.546

 

- Trong Bộ

 

36

928

3.250

4.052

8.266

 

- Ngoài Bộ

 

153

900

1.957

1.270

4.280

 

Kết quả từ Bảng 3 cho thấy, đội ngũ trí thức tiêu biểu tham gia nhiều nhất ở giai đoạn tuyển chọn, tổ chuyên gia và nghiệm thu nhiệm vụ nhưng quan trọng nhất để đặt hàng chuẩn thì cần hơn nữa đội ngũ trí thức tiêu biểu tham gia vào từ giai đoạn Hội đồng xác định nhiệm vụ để đưa ra những nhiệm vụ đặt hàng của Bộ đưa ra tuyển chọn để các đơn vị trong và ngoài Bộ cùng tham gia nhằm tăng cường tính cạnh tranh giữa các đơn vị tham gia, giúp các đơn vị trong Bộ phải tự tăng cường khả năng, năng lực khi tham gia thực hiện tuyển chọn/đấu thầu đặt hàng nhiệm vụ.

Nhìn chung, đội ngũ, chuyên gia, nhà khoa học Bộ Tài nguyên và Môi trường hiện nay là giai đoạn chuyển tiếp giữa hai thế hệ cán bộ nghiên cứu, một số cán bộ đầu ngành, chuyên gia giỏi được đào tạo tại Liên bang Nga và các nước Đông Âu đã nghỉ hưu theo chế độ tạo nên sự thiếu hụt cán bộ nghiên cứu trình độ cao ở một số lĩnh vực. Hầu hết các lĩnh vực quản lý của Bộ không có nhiều cán bộ đầu đàn, chuyên gia giỏi ở tầm quốc gia và quốc tế, đặc biệt là các lĩnh vực như viễn thám, biển và hải đảo, biến đổi khí hậu…Trong khi đó đội ngũ cán bộ trẻ kế cận có trình độ cao nhưng thiếu kinh nghiệm, phần lớn được đào tạo trong nước, điều kiện tiếp cận với khoa học kỹ thuật tiên tiến còn hạn chế. Đội ngũ tiến sỹ, chuyên gia, nhà khoa học trong các viện, các trường của Bộ về tổng thể chưa mạnh, chưa thực sự là những lực lượng chủ đạo, chưa đảm đương những nhiệm vụ khoa học và công nghệ nhằm giải quyết những vấn đề lớn, quan trọng của ngành trong nhiều lĩnh vực. Phần lớn cán bộ có trình độ cao tập trung ở các viện, các cơ quan quản lý nhà nước trực thuộc Bộ.

Giải pháp phát triển đội ngũ, chuyên gia, nhà khoa học ngành Tài nguyên và Môi trường

Với nhiệm vụ chuyên môn

Tiếp tục rà soát, hoàn thiện đồng bộ thể chế về quản lý tài nguyên nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư, doanh nghiệp; tập trung cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh;

Xây dựng, triển khai kế hoạch ban hành hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quy định, hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Đất đai (sửa đổi) nhanh chóng, kịp thời, đồng bộ và hiệu quả ngay sau khi Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội thông qua; tổng hợp nhu cầu sử dụng đất của các địa phương để rà soát, điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất 05 năm (2021-2025) quốc gia; phát huy các nguồn lực về tài nguyên; quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên;

Tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch BVMT quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông; Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia ngay sau khi được ban hành; hướng dẫn việc xây dựng nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch tỉnh; tổ chức xây dựng nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch vùng. Xây dựng cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia. Rà soát, hoàn thiện các quy định, tiếp tục nâng cao hiệu quả của công tác đánh giá môi trường chiến lược để hạn chế tối đa những định hướng phát triển gây hại đến môi trường trong các chiến lược, quy hoạch;

Tiếp tục triển khai thi hành các quy định của Luật Bảo vệ môi trường về ứng phó với biến đổi khí hậu; hoàn thiện các quy định về quản lý tín chỉ các-bon tại Việt Nam, thúc đẩy phát triển thị trường các-bon trong nước và kết nối với thị trường các-bon khu vực và thế giới; hoàn thiện các cơ chế chính sách thu hút nguồn lực cho ứng phó với biến đổi khí hậu. Tập trung triển khai các sáng kiến, cam kết ứng phó với biến đổi khí hậu và Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP);

Tiếp tục hoàn thiện thể chế, đa dạng hóa nguồn lực đầu tư, hiện đại hóa đồng bộ hệ thống quan trắc, truyền tin, dự báo khí tượng thủy văn cảnh báo, dự báo, cảnh báo sớm các nguy cơ thiên tai, trượt lở đất đá, lũ quét, sạt lở, biển xâm thực. Thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển thát triển hạ tầng, các mô hình phát triển;

Thực hiện hiệu quả Chương trình phục phục hồi và phát triển KTXH; thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tăng trưởng xanh, chuyển đổi số;

Tổng kết việc thi hành Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; trình Chính phủ hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo (sửa đổi); sửa đổi, bổ sung một số nghị định thuộc lĩnh vực biển và hải đảo cho phù hợp với nhu cầu thực tiễn. Tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch không gian biển quốc gia và Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 ngay sau khi được thông qua. Chỉ đạo, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các địa phương trong công tác giao khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển; công tác nhận chìm ở biển đảm bảo đúng quy định;

Triển khai thực hiện Chiến lược phát triển ngành Đo đạc và Bản đồ Việt Nam và xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 40/NQCP ngày 27 tháng 3 năm 2023;

Xây dựng các văn bản, quy định kỹ thuật tạo môi trường cơ sở pháp lý thuận lợi, thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số ngành TN&MT, tạo lập và hoàn thiện thể chế, chính sách về môi trường kinh doanh để thích ứng linh hoạt, phù hợp với những xu thế phát triển mới (như đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh,...);

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, việc thực hiện các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí; việc chấp hành pháp luật về TN&MT  đối với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; việc chấp hành pháp luật về đất đai, bảo vệ môi trường và tài nguyên nước đối với các tổ chức, dự án sử dụng đất; các dự án phát triển nhà ở, khu đô thị, khu dân cư…; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về TN&MT; thường xuyên tổ chức giám sát về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở công suất lớn, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao và chủ động rà soát, kịp thời nắm bắt các vấn đề, lĩnh vực hoạt động có nguy cơ xảy ra ô nhiễm môi trường;

Xác định cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên; nỗ lực thực chất để tháo gỡ khó khăn, khơi thông các điểm nghẽn về thể chế pháp lý và thực thi cho doanh nghiệp.

Với nhiệm vụ khoa học và công nghệ tập trung nghiên cứu

Các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo cần tập trung theo hướng liên ngành, liên lĩnh vực với các nghiên cứu có tính đột phá, giúp tháo gỡ những khó khăn trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường;

Đẩy mạnh ĐMST, chuyển đổi số; triển khai ứng dụng rộng rãi và có hiệu qủa các thành tựu KH&CN, các nền tảng công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 trong lĩnh vực dịch vụ công ngành TN&MT;

Đẩy mạnh chuyển giao khoa học và công nghệ tiên tiến trên thế giới cho các lĩnh vực là thế mạnh, tăng cường nội địa hóa, hoàn thiện công nghệ, chế tạo các thiết bị phục vụ điều tra cơ bản về tài nguyên và môi trường;

Nghiên cứu và phát triển công nghệ xanh như: Năng lượng tái tạo, tái chế chất thải, và công nghệ giảm thiểu ô nhiễm để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững; triển khai các đề án, dự án, chương trình khoa học công nghệ trọng điểm về TN&MT. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ số (dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, in-tơ-nét vạn vật (IoT)…), tự động hóa, GIS, viễn thám và các công nghệ hiện đại khác trong giám sát, đánh giá, và quản lý tài nguyên tự nhiên như rừng ngập mặn, đất đai, nước. địa chất, khoáng sản và đa dạng sinh học; dự báo và mô phỏng các tác động môi trường, hỗ trợ ra quyết định và lập kế hoạch quản lý tài nguyên hiệu quả;

Ứng dụng công nghệ mới, hiện đại trong trong quản lý dữ liệu và hệ thống thông tin quốc gia về đất đai, phục vụ cho các hoạt động quản lý nhà nước về đất đai. Chuyển đổi số, xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu tài nguyên và môi trường; xây dựng, vận hành hệ thống thông tin đất đai (MPLIS), số hóa hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính, hoàn thiện cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và các cơ sở dữ liệu quan trọng, cấp bách tạo nền tảng phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, đô thị thông minh.

Tập trung cho các ứng dụng công nghệ khai thác, sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước; mô hình thí điểm phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm; xây dựng và vận hành hệ thống quan trắc tài nguyên nước, hệ thống thông tin tài nguyên nước;

Ứng dụng các phương pháp hiện đại, công nghệ tiên tiến nhằm phục vụ hiệu quả hoạt động điều tra cơ bản địa chất, khoáng sản (điều tra, đánh giá, khai thác các khoáng sản nhiên liệu, năng lượng; trong điều tra, đánh giá các khoáng sản kim loại trong các cấu trúc có triển vọng, độ sâu lớn; trong điều tra, đánh giá khai thác các khoáng chất chất công nghiệp, vật liệu xây dựng); áp dụng thử nghiệm các phương pháp hiện đại, công nghệ tiên tiến để khai thác các nguồn địa nhiệt;

Phát triển ứng dụng và chuyển giao có trọng tâm, trọng điểm các hướng công nghệ ưu tiên nhằm nâng cao trình độ, năng lực công nghệ quản lý, điều tra cơ bản, quan trắc, giám sát môi trường và đa dạng sinh học. Cụ thể: Công nghệ xử lý nước thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại, khí thải, công nghệ tái chế chất thải với tính năng, giá thành phù hợp với điều kiện của Việt Nam; công nghệ giám sát, kiểm soát ô nhiễm môi trường; công nghệ thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại đồng bộ, hiệu quả, không gây ô nhiễm môi trường. Cải tiến, chuyển đổi công nghệ, áp dụng kỹ thuật hiện có tốt nhất (BAT), công nghệ cao trong các ngành, lĩnh vực; Phát triển ứng dụng, chuyển giao công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại tái chế chất thải, sử dụng bền vững tài nguyên và phục hồi môi trường;

Hiện đại hóa công nghệ dự báo khí tượng, thủy văn tiến tới dự báo số, dự báo điểm và dự báo theo yêu cầu, nhu cầu đặt hàng; củng cố hệ thống dự báo khí tượng, thủy văn, hải văn hiện đại, đồng bộ, bao gồm: Hoàn thiện các mô hình đang được sử dụng; xây dựng các mô hình số dự báo thời tiết, dự báo lũ hạn vừa và dài, dự báo ngập úng đô thị, dự báo hải văn, nâng chất lượng dự báo tương đương các nước tiên tiến trên thế giới.

Ứng dụng, làm chủ công nghệ trong dự báo tác động của biến đổi khí hậu lên hệ thống tự nhiên và xã hội, công nghệ về giảm phát thải khí nhà kính, công nghệ trong nhận dạng, dự báo, cảnh báo các loại hình thiên tai, đặc biệt những loại hình thiên tai nguy hiểm ở những vùng có nguy cơ cao.

Đẩy mạnh nghiên cứu, từng bước làm chủ công nghệ thám sát bằng phương tiện bay, vệ tinh, mô hình tính toán hiện đại.

Ứng dụng, làm chủ công nghệ tiên tiến trong quản lý, khai thác biển, hải đảo và đại dương phục vụ hoạch định, quy hoạch và phát triển kinh tế biển; công nghệ tiên tiến trong tìm kiếm, thăm dò tài nguyên, khoáng sản, khai thác hiệu quả và hợp lý tài nguyên biển tại các vùng biển và ven biển Việt Nam trên nền tảng tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học biển, các hệ sinh thái biển, bảo đảm hài hòa giữa bảo tồn và phát triển, duy trì nguồn vốn tự nhiên biển.

PGS. TS Nguyễn Xuân Hải

Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ

Bộ Tài nguyên và Môi trường

 

 

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Thủ tướng: Chống chạy chọt, lợi ích cá nhân trong tinh gọn bộ máy

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy gửi thư chúc mừng ngày truyền thống Ngành Đo đạc và Bản đồ Việt Nam

Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị triển khai ‘Kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ’ 

Thông cáo báo chí Chương trình phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Tài nguyên

Việt Nam - Phần Lan chia sẻ kinh nghiệm về quản lý bổ cập nước dưới đất

Bộ TN&MT phổ biến Luật Đất đai 2024 cho toàn ngành Tòa án Nhân dân

Thanh Hóa: Tạm dừng khai thác khoáng sản tại 3 dự án xây dựng công trình

TP. Vũng Tàu: Rà soát, kiểm tra vi phạm về đất đai

Môi trường

Diễn đàn “Công nhân lao động vì môi trường 2024”: Lan tỏa sáng kiến xanh, bảo vệ môi trường

Kết nối các Vườn Di sản ASEAN: Hành trình bảo tồn đa dạng sinh học tại Việt Nam

Ninh Thuận: Ra quân thu dọn hàng trăm khối rác thải ở đầm Nại

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu chủ động xử lý sạt lở bờ biển ở huyện Bình Sơn

Video

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero

Dương Kinh (Hải Phòng): Đi tìm lời giải trong việc thu hồi đất tại phường Hòa Nghĩa

Khoa học

Giải pháp thúc đẩy phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo luật Bảo vệ môi trường năm 2020

Ứng dụng công nghệ khoáng, vi sinh và nước xử lý ô nhiễm môi trường chăn nuôi

Đánh giá ảnh hưởng môi trường của một số ao nuôi tôm khu vực phía Nam huyện Nhà Bè

Khảo sát quá trình lên men nghệ mật ong ở một số môi trường khác nhau

Chính sách

Từ 1/1/2025, xe ô tô kinh doanh chở trẻ em mầm non, học sinh phải sơn màu vàng đậm

Vi phạm hành chính lĩnh vực khí tượng thủy văn bị phạt tới 100 triệu đồng

Phấn đấu đến 2030, mở rộng diện tích, thành lập mới, quản lý hiệu quả 27 khu bảo tồn biển

Giải pháp trọng tâm đẩy mạnh tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050

Phát triển

“Nhà của ông già Noel” bất ngờ xuất hiện tại khu đô thị của nhà sáng lập Ecopark

Supe Lâm Thao tổ chức Chương trình trồng hoa mừng xuân Ất Tỵ tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng

Công ty CP Than Hà Tu: Đẩy mạnh hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch năm 2024

Tổng công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc TKV: Sơ kết công tác sản xuất kinh doanh 9 tháng đầu năm

Diễn đàn

Tin Gió mùa Đông Bắc tăng cường ngày 13/12: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét đậm, có nơi rét hại

Thời tiết ngày 12/12: Bắc Bộ trời rét, vùng núi rét đậm

Tin mới nhất về Gió mùa Đông Bắc ngày 12/12

Thời tiết ngày 11/12: Miền Bắc chiều tối rét đậm kèm mưa

Kinh tế xanh

Cam 3T Farm Cao Phong: Mô hình tiêu biểu trong xây dựng thương hiệu nông sản và chuyển đổi số

Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2024 “Cần ưu tiên 4 con đường chính"

Organic Green Nut - Đậu phụ Quê Mình: Đem nông sản Việt chất lượng cho người Việt

Miến Dong sạch Trung Kiên: Sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe và môi trường