Chào mừng Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X - Năm 2024: Đưa Festival Hoa Đà Lạt thành lễ hội quốc gia
Nâng cao nhận thức, hành động phòng, chống rác thải nhựa
Chung tay giữ rừng, chống bão và đối xử hài hòa với động vật hoang dã
UNESCO công nhận “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” là Di sản tư liệu thế giới
Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh tổ chức buổi gặp mặt Kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam
Khởi động Tuần lễ Du lịch “Xanh trên mỗi hành trình” tại Thành phố Hồ Chí Minh
Sáng 4/12, tại Bưu điện Trung tâm Thành phố, Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc Tuần lễ Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 3 năm 2023 với chủ đề “Xanh trên mỗi hành trình”.
Tháp Thần Nông ở Bắc Ninh được xác lập kỷ lục châu Á
Hội đồng Xác lập tổ chức kỷ lục Việt Nam vừa tổ chức Lễ công bố Kỷ lục châu Á đối với tháp Thần Nông, được đặt trong khuôn viên Khu sinh thái Đông Đô Village, tại xã Lâm Thao, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.
Quy hoạch bảo quản, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt An toàn khu (ATK) Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1496/QĐ-TTg ngày 30/11/2023 phê duyệt Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt An toàn khu (ATK) Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.
Ưu tiên bảo vệ di sản
Hành vi xâm phạm di sản vẫn diễn biến phức tạp. Không chỉ riêng di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long, thời gian qua di sản văn hóa của Việt Nam cũng “kêu cứu” ở nhiều địa phương.
Rục rịch lịch Tết
Chỉ còn hơn 1 tháng nữa đón Tết dương lịch 2024. Hiện các đơn vị xuất bản lịch đã phát hành ra thị trường nhiều mẫu mã đa dạng. Thị trường lịch Tết Giáp Thìn 2024 cũng đã khởi động.
Sôi động giải Đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2023
Trưa 26/11, hàng trăm nghìn người dân Sóc Trăng, các địa phương khu vực đồng bằng sông Cửu Long và du khách đã hào hứng tham dự lễ khai mạc giải Đua ghe Ngo tại đường đua trên sông Maspero, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.
Tổ chức Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có Quyết định 3462/QĐ-BVHTTDL về việc Phê duyệt Đề án tổ chức Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024.
Triển lãm tranh 'Gió ngàn' lan tỏa tình yêu Hà Nội
Mong muốn lan tỏa tình yêu Hà Nội đến với công chúng yêu hội họa, hai họa sĩ Đào Thành Duy và Đào Tiến cùng hội ngộ trong một triển lãm mỹ thuật ấn tượng mang tên "Gió ngàn" vừa được khai mạc tại Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam ở TP Thái Nguyên.
PGS.TS. Hồ Thị Thanh Vân: Nhân lên ngọn lửa đam mê
Trước khi PGS.TS. Hồ Thị Thanh Vân lên đường sang Pháp nhận giải thưởng nhà khoa học trẻ tài năng thế giới thuộc chương trình giải thưởng khoa học L,Oreal- UNESCO vì sự phát triển phụ nữ trong khoa học tổ chức tại Paris ngày 22/6/2022, tôi đã gặp Hồ Thanh Vân tại Hà Nội. Được đồng hành cùng cô trong thời gian mấy ngày tại Hà Nội, khi ấy Vân ra để nhận Bằng khen của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cho các nhà khoa học nữ với những thành quả nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong thực tiễn.
Nữ Giáo sư tận tụy, đam mê nghiên cứu khoa học
Nhắc đến Giáo sư, Tiến sĩ Huỳnh Thị Lan Hương, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, những người làm công tác khoa học, quản lý đều dành cho chị sự cảm mến đặc biệt.
Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội: Trên hành trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
Quá khứ, hiện tại và tương lai là một dòng chảy liên tục kết thành lịch sử ra đời, phát triển của Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. Trải qua 67 năm hình thành và phát triển, Nhà trường đã phát triển vững mạnh về mọi mặt, có vị trí uy tín về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Ngành, phục vụ phát triển bền vững đất nước.
Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đánh giá trữ lượng khoáng sản
Với mọi quốc gia, trong đó có Việt Nam, tài nguyên khoáng sản luôn là nguồn tài sản vô cùng quí giá. Đó là cơ sở để phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn trong nước cũng như xuất khẩu. Hầu hết nguồn tài nguyên này đều không thể tái tạo. Việc quản lý, khai thác khoáng sản hiệu quả vì thế luôn là mục tiêu hướng tới ngay từ khi bất cứ một quốc gia nào bắt tay vào công cuộc khai thác các mỏ khoáng sản đầu tiên. Từ nhận thức đó, công tác đánh giá trữ lượng khoáng sản đã được Nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm. Đó không chỉ là cơ sở để cấp phép khai thác mỏ, mà còn là cơ sở để quản lý, quy hoạch, xây dựng chiến lược khai thác tài nguyên một cách hiệu quả.
Đóng góp của ngành Công Thương trong công tác bảo vệ môi trường
Đất nước ta đã trải qua thời kỳ đổi mới, bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cùng với đó, là những vấn đề về ô nhiễm và bảo vệ môi trường ngày càng được quan tâm. Đến nay, Luật Bảo vệ môi trường đã được sửa đổi và thông qua 4 lần tương ứng với yêu cầu bảo vệ môi trường qua từng giai đoạn, trong đó, mới nhất là Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Tuy nhiên, phải đến Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 mới quy định rõ trách nhiệm về bảo vệ môi trường của Bộ Công Thương. Ngay khi Luật có hiệu lực từ 1/7/2006, Bộ Công Thương đã giao Cục Kỹ thuật an toàn công nghiệp (nay là Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp) là cơ quan tham mưu giúp Bộ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.
Phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 - Mục tiêu phát triển tất yếu của thế giới
Mới đây, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26, chủ trì phiên họp lần thứ 3 của Ban Chỉ đạo. Cùng tham dự phiên họp có Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn; Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long; Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng; Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan trung ương.
Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu
Những năm gần đây, biến đổi khí hậu được ghi nhận với diễn biến theo xu thế bất lợi, các hiện tượng khí hậu cực đoan tiếp tục xảy ra với cường độ mạnh hơn và tần suất cao hơn. Dự báo đến năm 2050, nếu mực nước biển dâng từ 18÷38 cm, tổn thất có thể lên tới 2% GDP của Việt Nam. Trước những thách thức biến đổi khí hậu, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra chủ trương, chính sách, giải pháp nhằm ứng phó hiệu quả.
Công tác thanh tra, kiểm tra góp phần quan trọng trong quản lý, sử dụng tài nguyên và môi trường
Thời gian qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã bám sát các chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ để tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra về tài nguyên và môi trường. Kết quả thanh tra, kiểm tra đã góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước, ngăn chặn, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật và các hành vi tham nhũng, lãng phí về tài nguyên và môi trường, trong đó nhất là về lĩnh vực đất đai, môi trường và khoáng sản.
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BIỂN, ĐẢO: Nhiệm vụ mang tính chiến lược của nước ta
Quản lý nhà nước về phát triển kinh tế biển là yếu tố không thể thiếu ở cấp quốc gia và ở các địa phương. Thời gian qua, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, việc quản lý nhà nước về phát triển kinh tế biển ở nước ta đang đặt ra không ít khó khăn, thách thức. Những khó khăn, thách thức đó nếu không sớm được khắc phục, sẽ trở thành rào cản lớn đối với tiến trình phát triển kinh tế biển của nước ta. Điều đó đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phải có những giải pháp quản lý đồng bộ, đưa kinh tế biển phát triển nhanh, bền vững, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nhất quán quan điểm bảo vệ môi trường, bảo đảm phát triển bền vững
Nhiệm vụ bảo vệ môi trường để phát triển bền vững đất nước luôn được Đảng, Nhà nước coi trọng và nhất quán triển khai thực hiện, đặc biệt từ khi thực hiện chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng về công tác bảo vệ môi trường, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành các bộ luật, chỉ thị, nghị định, thông tư,… nhằm tạo sự thống nhất, xuyên suốt thực hiện hiệu quả công tác bảo vệ môi trường. Từ những quyết sách quan trọng đó, đến nay công tác bảo vệ môi trường đã thu được những kết quả rất quan trọng, bảo đảm chất lượng môi trường sống cho người dân và kinh tế - xã hội đất nước phát triển bền vững.
Ngành Khí tượng Thủy văn: Nhiều thành tựu nổi bật, góp chung vào truyền thống lịch sử vẻ vang của đất nước
Trải qua 77 năm xây dựng và phát triển cùng sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước; trong mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ, với các tên gọi, cơ cấu tổ chức khác nhau nhưng nhiệm vụ quan trọng và xuyên suốt của ngành Khí tượng Thủy văn là cung cấp thông tin dự báo, cảnh báo để đảm bảo an toàn, tính mạng và tài sản nhân dân, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững; giúp Đảng, Nhà nước chỉ đạo và có những chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Đến nay, Ngành không ngừng lớn mạnh, khẳng định được vai trò, vị trí, uy tín đối với Đảng, Nhà nước, cơ quan quản lý các cấp, với người dân trong nước và các tổ chức quốc tế.
Hoàn thiện chính sách pháp luật đất đai phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Việc phân bổ, sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm hiệu quả cao; bảo đảm lợi ích trước mắt và lâu dài, bảo vệ môi trường sinh thái, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước luôn là vấn đề xuyên suốt trong hoàn thiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời cũng là yêu cầu đặt ra đối với công tác quản lý nhà nước về đất đai. Trong mỗi một giai đoạn lịch sử, trước yêu cầu bảo vệ và phát triển của đất nước, các chủ trương, chính sách về đất đai của Đảng và Nhà nước liên tục được đổi mới từ đó đã dần trở thành nguồn lực, nguồn vốn cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.