Tài Nguyên và Môi Trường eMagazine

Vai trò của các Nhà khoa học trẻ trong chuyển đổi số và công nghệ số lĩnh vực tài nguyên và môi trường phục vụ phát triển bền vững

Ngày 28/7/2022, Tọa đàm: “Vai trò của các Nhà khoa học trẻ trong chuyển đổi số và công nghệ số lĩnh vực tài nguyên và môi trường phục vụ phát triển bền vững” do Tạp chí Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bộ TN&MT tổ chức.

Buổi tọa đàm diễn ra với tinh thần gợi mở, nhiều câu hỏi của các nhà khoa học trẻ đã được các đại biểu trả lời ngay tại diễn đàn, giúp cho các nhà khoa học trẻ có được những giải đáp, định hướng sáng tạo trong nghiên cứu để ứng dụng và phục vụ hiệu quả cho các lĩnh vực của ngành TN&MT. Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân chỉ rõ, đối với ngành TN&MT, đội ngũ chuyên gia, cán bộ khoa học và công nghệ chính là nhân tố quyết định sự phát triển khoa học và công nghệ, là khâu đột phá trong phát triển nguồn nhân lực của ngành. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, khi cuộc cách mạng 4.0 đang phát triển mạnh mẽ đã mở ra nhiều cơ hội và thách thức về nghiên cứu khoa học đối với các nhà khoa học nói chung và các nhà khoa học trẻ nói riêng.

 

Vai trò của các Nhà khoa học trẻ trong chuyển đổi số và công nghệ số lĩnh vực tài nguyên và môi trường phục vụ phát triển bền vững

 

Cuộc tọa đàm có sự tham gia của TS. Tạ Đình Thi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường của Quốc hội; GS.TS.Trần Hồng Thái - Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Ủy viên Hội đồng Giáo sư liên ngành khoa học Trái đất Mỏ - Môi trường; Ông Nguyễn Quang Huy, Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ TN&MT; Ông Phạm Ngô Hiếu, Cục trưởng Cục Đăng ký đất đai (Tổng cục Quản lý đất đai); Ông Phạm Minh Hải, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ; PGS. TS. Hồ Thị Thanh Vân, Đại học TN&MT TP. Hồ Chí Minh.

 

Vai trò của các Nhà khoa học trẻ trong chuyển đổi số và công nghệ số lĩnh vực tài nguyên và môi trường phục vụ phát triển bền vững

Vai trò của các Nhà khoa học trẻ trong chuyển đổi số và công nghệ số lĩnh vực tài nguyên và môi trường phục vụ phát triển bền vững

Vai trò của các Nhà khoa học trẻ trong chuyển đổi số và công nghệ số lĩnh vực tài nguyên và môi trường phục vụ phát triển bền vững

Bộ TNMT đã ban hành Chương trình chuyển đổi số của ngành, trong đó có những nội dung cụ thể định hướng phát triển trong thời gian tới. Theo tôi, chuyển đổi số có 3 vấn đề cơ bản: Con người, hạ tầng (phần cứng) và thông tin dữ liệu (phần mềm), 3 vấn đề này phải gắn kết đồng bộ với nhau. Ngành TN&MT cần tập trung và bảo đảm sự thống nhất đồng bộ, hiệu quả trong quá trình đầu tư, phát triển để có thể đảm bảo sự thành công trong các lĩnh vực này.

Vai trò của các Nhà khoa học trẻ trong chuyển đổi số và công nghệ số lĩnh vực tài nguyên và môi trường phục vụ phát triển bền vững

Trung tâm của chuyển đổi số, công nghệ số chính là người dân (khách hàng) và các đối tượng khác mà chúng ta coi là khách hàng. Các cấp lãnh đạo cần đề ra các quyết định, phân tích, dự báo,… cần có những bước đi thông minh, lộ trình nào cần ưu tiên trước để phát triển khi nguồn lực còn hạn chế.

Đối với ngành TN&MT, các thế hệ trước thực sự là những con người rất tài năng. Hôm nay, gặp các bạn trẻ ở đây, tôi gửi đến thông điệp chúng ta cần phải kế thừa, cố gắng phát triển ngành xứng đáng với các bậc tiền bối, cũng như đáp ứng được những yêu cầu trong bối cảnh tình hình mới, giai đoạn mới.

 

Vai trò của các Nhà khoa học trẻ trong chuyển đổi số và công nghệ số lĩnh vực tài nguyên và môi trường phục vụ phát triển bền vững

Vai trò của các Nhà khoa học trẻ trong chuyển đổi số và công nghệ số lĩnh vực tài nguyên và môi trường phục vụ phát triển bền vững

Vai trò của các Nhà khoa học trẻ trong chuyển đổi số và công nghệ số lĩnh vực tài nguyên và môi trường phục vụ phát triển bền vững

Chuyển đổi số và công nghệ số cần sự quan tâm của toàn xã hội. Từng ngành, lĩnh vực cần quan tâm và triển khai một cách cụ thể. Ở Tổng cục Khí tượng thủy văn, chuyển đổi số diễn ra từ các trạm quan trắc, thông tin thông suốt, công nghệ ứng dụng hiệu quả vào các sản phẩm. Trong quy trình này, các trạm quan trắc cần tự động hóa, hiện đại hóa; công nghệ trí tuệ nhân tạo cần đưa vào sử dụng rộng rãi. Điều này khiến giá thành các sản phẩm của ngành giảm đi rất nhiều.

Ngoài ra, cần có sự đồng bộ hóa giữa công nghệ quan trắc, giám sát và xử lý số liệu. Đặc biệt cần đầu tư mạnh về mặt nhân lực con người. Những cán bộ trẻ cần được đào tạo bài bản tại các trường đại học, là cái nôi tạo ra những cán bộ trẻ có năng lực, là tương lai của đất nước. Quá trình chuyển đổi số yêu cầu đào tạo có tính liên ngành. Những cán bộ có kinh nghiệm, có thâm niên công tác lại gặp khó khăn trong việc tiếp cận, tích hợp với công nghệ mới. Do đó, cần có sự đột phá của cán bộ trẻ có năng lực. Đây là những lý do then chốt và cần thiết để chuyển đổi số.

Vai trò của các Nhà khoa học trẻ trong chuyển đổi số và công nghệ số lĩnh vực tài nguyên và môi trường phục vụ phát triển bền vững

Trong  lĩnh vực khoa học trái đất, nền tảng chính là môi trường, vỏ địa chất,… chuyển đổi số bắt đầu bằng việc công nghệ hóa những dữ liệu thu thập được chuyển thành cơ sở dữ liệu tập trung. Hiện nay, Bộ TN&MT đang xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung dựa trên nòng cốt là sử dụng hệ thống quan trắc KTTV làm nền tảng cho các công tác khác; cơ sở dữ liệu này cũng làm nền tảng để các bộ, ngành, địa phương có thể cùng nhau sử dụng.

Những công nghệ như khí tượng hóa, mô phỏng, trí tuệ nhân tạo, rada,… đang được sử dụng nhiều trong lĩnh vực TN&MT. Sắp tới, KTTV và BĐKH sẽ có những bản tin, những thông tin tư liệu hữu ích chia sẻ đến vùng bão lũ bằng công nghệ số. Các bản tin thiên tai cũng kịp thời và chính xác hơn, phù hợp với yêu cầu thực tế và lợi ích sử dụng hiện nay.

Vai trò của các Nhà khoa học trẻ trong chuyển đổi số và công nghệ số lĩnh vực tài nguyên và môi trường phục vụ phát triển bền vững

Bên cạnh lĩnh vực KTTV, lĩnh vực khoa học trái đất gồm địa lý, địa chất, mỏ, môi trường, khí tượng thủy văn, tài nguyên nước, biến đổi khí hậu và mới đây mở rộng thêm quản lý tài nguyên thiên nhiên cũng cần phải chuyển đổi số. Cần tập trung vào phát triển khoa học công nghệ và sử dụng khoa học công nghệ một cách hiệu quả. Công nghệ có thể là giám sát tài nguyên môi trường như: Quan trắc, mô phỏng và trí tuệ nhân tạo, điều khiển từ xa,… cần đi sâu nghiên cứu, xác định được tiềm năng của tài nguyên.

Những công nghệ trên chỉ có thể phát huy hiệu quả khi có công nghệ tiên tiến. Và điều quan trọng nhất là khâu xử lý dữ liệu. Nếu dữ liệu chuyển về mà không có công nghệ khai thác thì cũng không hiệu quả. Thực tế hiện nay khi chuyển đổi số cần lưu ý đến nhân lực, con người. Cán bộ, quan trắc viên sẽ đi đâu về đâu khi thay thế công việc hàng ngày bằng công nghệ tự động. Hiện nay, ngành KTTV từ năm 2018 đến nay đã giảm từ 3.200 xuống còn 2.700 nhân lực, giảm 1.700 biên chế sang cơ chế đặt hàng. Vậy nên phải đồng bộ hạ tầng thiết bị, công nghệ ứng dụng và nguồn nhân lực.

Vai trò của các Nhà khoa học trẻ trong chuyển đổi số và công nghệ số lĩnh vực tài nguyên và môi trường phục vụ phát triển bền vững

Với vai trò đồng tổ chức, TS. Đào Xuân Hưng, Tổng Biên tập Tạp chí Tài nguyên và Môi trường mong muốn buổi toạ đàm tổ chức nhằm trao đổi, giải đáp, khuyến khích và định hướng các nhà khoa học trẻ trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường phát huy tính xung kích sáng tạo phục vụ hiệu quả phát triển bền vững cho đất nước.

Vai trò của các Nhà khoa học trẻ trong chuyển đổi số và công nghệ số lĩnh vực tài nguyên và môi trường phục vụ phát triển bền vững 

 

Vai trò của các Nhà khoa học trẻ trong chuyển đổi số và công nghệ số lĩnh vực tài nguyên và môi trường phục vụ phát triển bền vững

Vai trò của các Nhà khoa học trẻ trong chuyển đổi số và công nghệ số lĩnh vực tài nguyên và môi trường phục vụ phát triển bền vững

Vai trò của các Nhà khoa học trẻ trong chuyển đổi số và công nghệ số lĩnh vực tài nguyên và môi trường phục vụ phát triển bền vững

Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Bộ TN&MT cũng như sự quan tâm của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, đã có nhiều hoạt động, phong trào hướng tới biển đảo quê hương, đặc biệt là phong trào “Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương”. Các bạn đoàn viên, thanh niên Bộ TN&MT hướng tới biển đảo quê hương bằng những hành động, sáng kiến thiết thực cụ thể như sáng chế ra máy lọc nước từ nước biển thành nước sinh hoạt tặng người dân vùng biển, đảo. Thực tế, các vùng biển đảo rất khan hiếm nước ngọt, người dân chủ yếu dùng nước mưa để sinh hoạt. Sáng chế máy lọc nước này đã và đang được sử dụng nhiều tại các đảo tiền tiêu, đặc biệt là tại đảo Trường Sa.

Vai trò của các Nhà khoa học trẻ trong chuyển đổi số và công nghệ số lĩnh vực tài nguyên và môi trường phục vụ phát triển bền vững

Ngoài ra, thanh niên Bộ TN&MT còn có những sáng kiến khác như sáng chế đèn led, đèn sử dụng năng lượng mặt trời phục vụ cho việc đánh giá thềm lục địa của nước ta. Sáng chế này được áp dụng nhiều trong quân đội để tuần tra canh gác biên giới trên biển.

Hiện nay, đảo thiên nhiên được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và Chính phủ, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bộ TN&MT cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu xây dựng hướng về biển đảo. Đoàn thanh niên đã tổ chức chương trình “Tuổi trẻ Bộ Tài nguyên và Môi trường vì biển, đảo quê hương” tổ chức tại đảo Trường Sa (năm 2016), đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) (năm 2020) và mới đây nhất tổ chức tại đảo tiền tiêu Bạch Long Vỹ (năm 2022).

Vai trò của các Nhà khoa học trẻ trong chuyển đổi số và công nghệ số lĩnh vực tài nguyên và môi trường phục vụ phát triển bền vững

Đoàn Thanh niên đã tích cực đóng góp để phát triển kinh tế cũng như hỗ trợ cho các bạn đoàn viên, thanh niên khác. Đặc biệt, Đoàn đã hỗ trợ đoàn viên, thanh niên ngành KTTV và cán bộ của các trạm khí tượng thuỷ văn, khí tượng hải văn trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc. Với sự quan tâm của Đảng bộ và lãnh đạo Bộ TN&MT, rất mong trong thời gian tới, đoàn thanh niên Bộ TN&MT cũng như tuổi trẻ cả nước nói chung sẽ có nhiều việc làm ý nghĩa, thiết thực hơn nữa để xây dựng và phát triển các vùng biển, đảo thiên nhiên cũng như biển, đảo tiền tiêu, đặc biệt là quần đảo Trường Sa.

Vai trò của các Nhà khoa học trẻ trong chuyển đổi số và công nghệ số lĩnh vực tài nguyên và môi trường phục vụ phát triển bền vững

 

Vai trò của các Nhà khoa học trẻ trong chuyển đổi số và công nghệ số lĩnh vực tài nguyên và môi trường phục vụ phát triển bền vững

Vai trò của các Nhà khoa học trẻ trong chuyển đổi số và công nghệ số lĩnh vực tài nguyên và môi trường phục vụ phát triển bền vững

Cách đây 14 năm, lĩnh vực năng lượng tái tạo còn khá mới trên thế giới và Việt Nam. Xuất phát từ ý tưởng bảo vệ môi trường gắn với phát triển bền vững, tôi đã lựa chọn nghiên cứu năng lượng tái tạo. Công trình tôi theo đuổi nhiều năm chính là vòng tuần hoàn với năng lượng sạch và tái tạo, trong đó có 2 năng lượng tôi nghiên cứu sâu, đó là năng lượng Hydro và Hydro xanh. Hydro xanh là Hydro sạch, đây là công trình nghiên cứu tách hydro ra khỏi oxy trong nước. Dạng năng lượng này được dự đoán rất tiềm năng trong tương lai, nó sẽ thay thế những dạng năng lượng khác đang dần cạn kiệt. Hydro xanh cung cấp cho viên nhiên liệu, là một trong những dạng năng lượng tái tạo. Viên nhiên liệu này chỉ cần cung cấp nhiên liệu trực tiếp 2 cực âm và dương.

Vai trò của các Nhà khoa học trẻ trong chuyển đổi số và công nghệ số lĩnh vực tài nguyên và môi trường phục vụ phát triển bền vững

Hướng đi xây dựng vòng tuần hoàn từ đầu đến cuối sẽ tạo ra sản phẩm xanh, ví dụ như dùng tia mặt trời để cung cấp năng lượng cho các Hydro từ nước. Hydro này sử dụng như một dạng năng lượng. Hydro sẽ đưa vào các viên nhiên liệu thay thế những viên thông thường. Tuy nhiên, điểm khó khăn của công nghệ mà Việt Nam và các nước khác trên thế giới đang đối mặt, đó là năng lượng tái tạo cần công nghệ tiên tiến, hiện đại và chi phí giá thành cao. Với việc tăng hiệu suất của công nghệ, có thể giảm giá thành được khoảng 20%.

Vai trò của các Nhà khoa học trẻ trong chuyển đổi số và công nghệ số lĩnh vực tài nguyên và môi trường phục vụ phát triển bền vững

Hội thảo khoa học này để các bạn trẻ thể hiện đam mê khi tiếp cận công nghệ hiện đại này ở Việt Nam. Tôi đã từng có suy nghĩ tiếp tục hay dừng lại chờ đủ điều kiện trang thiết bị, tài chính sẽ tiếp tục. Đó là suy nghĩ của năm 2014, đến thời điểm hiện nay, tôi rất vui vì những nghiên cứu này là một trong những đóng góp trong lĩnh vực TN&MT, đặc biệt khi COP26 vừa diễn ra. Tôi mong rằng những nghiên cứu về an ninh năng lượng, vật liệu mới sẽ thích ứng và giảm thiểu sự nóng lên toàn cầu. An ninh năng lượng sẽ là một trong những lĩnh vực chúng ta sẽ thúc đẩy để ứng dụng thực tế vào cộng đồng trong tương lai.

Với các bạn trẻ, tôi muốn nhắn nhủ rằng: “Cứ đi rồi sẽ đến, chắc chắn con đường sẽ dài, sẽ có những trở ngại, chông gai, nhưng các bạn cứ đi rồi sẽ đến. Kiến thức mênh mông và thay đổi từng ngày, các bạn trẻ chắc chắn sẽ có những trở ngại, các nhà lãnh đạo, nhà quản lý sẽ luôn đồng hành cùng bạn”. 

Vai trò của các Nhà khoa học trẻ trong chuyển đổi số và công nghệ số lĩnh vực tài nguyên và môi trường phục vụ phát triển bền vững

 

Vai trò của các Nhà khoa học trẻ trong chuyển đổi số và công nghệ số lĩnh vực tài nguyên và môi trường phục vụ phát triển bền vững

Vai trò của các Nhà khoa học trẻ trong chuyển đổi số và công nghệ số lĩnh vực tài nguyên và môi trường phục vụ phát triển bền vững

 

Vai trò của các Nhà khoa học trẻ trong chuyển đổi số và công nghệ số lĩnh vực tài nguyên và môi trường phục vụ phát triển bền vững

Công nghệ số và chuyển đổi số trong lĩnh vực đo đạc bản đồ đã được ứng dụng nhiều. Xã hội ngày càng yêu cầu cao đặt ra nhiều thách thức với việc chuyển đổi công nghệ. Ý thức được điều đó, chuyển đổi số đã được cụ thể hóa trong chiến lược phát triển ngành đo đạc bản đồ và hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia đến năm 2030 và định hướng đến năm 2050. Viện Khoa học đo đạc bản đồ đặc biệt chú trọng đến công tác nghiên cứu khoa học, quy trình thu thập dữ liệu, xử lý, phân tích, lưu trữ và chia sẻ dữ liệu được quy định cụ thể trong các lĩnh vực nghiên cứu.

Vai trò của các Nhà khoa học trẻ trong chuyển đổi số và công nghệ số lĩnh vực tài nguyên và môi trường phục vụ phát triển bền vững

 

Chuyển đổi số ở lĩnh vực đo đạc bản đồ cần có 2 yếu tố chính, đó là chuyển thu thập dữ liệu từ trực tiếp ngoài thực địa sang công nghệ hiện đại, tự động đã đáp ứng được khả năng thu thập dữ liệu trong phạm vi lớn, nhanh và an toàn. Tiếp theo là đẩy mạnh nghiên cứu cơ bản trong xử lý dữ liệu. Hiện nay Viện Khoa học đo đạc bản đồ phát triển đồng đều 2 yếu tố này. Đặc biệt, sự quan tâm của lãnh đạo bộ TN&MT và Vụ KHCN, Viện đã nghiên cứu và xây dựng được những thành tựu như: Hệ thống máy bay không người lái các version 2 cánh quạt, 3 cánh quạt, 4 cánh quạt… rất hiện đại, quan trắc tự động với thời gian rất lâu và cạnh tranh rất lớn với những sản phẩm đã được công nghệ hóa. Đó là một trong những thành tựu mà Viện Khoa học đo đạc bản đồ đã áp dụng chuyển đổi số.

Vai trò của các Nhà khoa học trẻ trong chuyển đổi số và công nghệ số lĩnh vực tài nguyên và môi trường phục vụ phát triển bền vững

 

Theo tôi, nòng cốt của sự thành công trong các nghiên cứu này ở những cán bộ trẻ. Viện Khoa học đo đạc bản đồ, “trẻ” chính là thế hệ cuối 8x, 9x. Những cán bộ trẻ này có ưu điểm là được đào tạo bài bản trong và ngoài nước, tinh thần nhiệt huyết, nỗ lực cao, quyết tâm lớn, dám nghĩ dám làm, sáng tạo và có nhiều ý tưởng,… Đây chính là điều kiện thuận lợi cho Viện Khoa học đo đạc bản đồ phát triển các công trình nghiên cứu.

Vì tuổi trẻ nên những trải nghiệm trong Viện chưa nhiều, ý tưởng hay nhưng cần xem thực tế có gắn liền với thực tiễn hay không, nên các bạn trẻ cần có sự trải nghiệm.

Trong buổi tọa đàm này, tôi muốn nhắn nhủ các bạn trẻ có đam mê nghiên cứu khoa học cần tự trao dồi, học hỏi, hoàn thiện bản thân những kỹ năng, tư duy nghiên cứu để làm chủ những ý tưởng của mình và có thể đề xuất, định hướng đề tài nghiên cứu để đảm bảo đam mê của mình.

Vai trò của các Nhà khoa học trẻ trong chuyển đổi số và công nghệ số lĩnh vực tài nguyên và môi trường phục vụ phát triển bền vững

 

Vai trò của các Nhà khoa học trẻ trong chuyển đổi số và công nghệ số lĩnh vực tài nguyên và môi trường phục vụ phát triển bền vững

Vai trò của các Nhà khoa học trẻ trong chuyển đổi số và công nghệ số lĩnh vực tài nguyên và môi trường phục vụ phát triển bền vững

Vai trò của các Nhà khoa học trẻ trong chuyển đổi số và công nghệ số lĩnh vực tài nguyên và môi trường phục vụ phát triển bền vững

Cho đến thời điểm hiện tại, trong lĩnh vực đất đai, đặc biệt là xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, hệ thống thông tin đất đai được sự quan tâm của Chính phủ, của Bộ TN&MT vào cuộc quyết liệt. Trong thời gian qua, việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai ở các địa phương được triển khai mạnh mẽ, hàng trăm triệu thửa đất được xây dựng và đưa vào hồ sơ để quản lý. Trong quá trình tổ chức thực hiện, trong khoảng gần 10 năm vừa qua, với những công nghệ hiện đại, chuyển đổi số được thể hiện rõ nét, đặc biệt là trong lĩnh vực cải cách thủ tục hành chính như cấp giấy chứng nhận. Cơ quan Quản lý đất đai và cơ quan Thuế đã có sự liên thông, người dân không phải trực tiếp liên hệ cơ quan thuế. Cơ quan quản lý đất đai sẽ tiếp nhận và chuyển trực tiếp dữ liệu đến cơ quan thuế để thực hiện chuyển đổi số. Đây là bước thay đổi rất lớn của ngành Quản lý đất đai. Hiện nay đã triển khai chuyển đổi số này trên địa bàn 24 tỉnh, thành phố và sẽ tiếp tục mở rộng trong thời gian tới. Như vậy việc thực hiện tính toán nghĩa vụ tài chính đã được thực hiện được trên môi trường số.

Vai trò của các Nhà khoa học trẻ trong chuyển đổi số và công nghệ số lĩnh vực tài nguyên và môi trường phục vụ phát triển bền vững

Hai là, người dân có thể thực hiện nghĩa vụ tài chính của mình thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia trực tuyến. Điều này đã thực hiện được ở mức cấp độ 4 với 61/63 tỉnh, thành phố; có 2 thành phố chưa triển khai do địa bàn quá lớn hoặc những đặc thù khá đặc biệt.

Việc chuyển đổi số trong lĩnh vực đất đai đã đạt được nhiều bước tiến lớn trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, để đạt được mong muốn như yêu cầu đặt ra, đặc biệt là mục tiêu mà Nghị quyết 18 của Trung ương vừa ban hành, chúng ta cần nỗ lực nhiều hơn nữa, đặc biệt là từ phía Bộ TN&MT. Trong thời gian tới, Tổng cục QLĐĐ sẽ tham mưu trình lãnh đạo bộ để hệ thống đảm bảo tính tập trung, thống nhất, phát huy được tính đa mục tiêu của số liệu đất đai.

Vai trò của các Nhà khoa học trẻ trong chuyển đổi số và công nghệ số lĩnh vực tài nguyên và môi trường phục vụ phát triển bền vững

Công tác QLNN về đất đai đã hỗ trợ một phần người dân trong việc cải cách thủ tục hành chính. Tuy nhiên, dữ liệu là tài nguyên, dữ liệu đất đai là nguồn tài nguyên rất quý giá và chúng ta phải khai thác những nguồn dữ liệu đó, nó sẽ tạo ra nguồn việc mới, xu thế mới trong việc cung cấp dữ liệu đầu vào, đầu ra ở dạng số. Với góc độ của các nhà khoa học trong lĩnh vực TN&MT, tôi thấy cần nghiên cứu thêm để dữ liệu ngày càng giàu lên. Dữ liệu vừa có lịch sử, văn hóa, vừa có tính nhà nước và có giá trị kinh tế rất lớn trong việc quản lý hệ thống dữ liệu này. Những nhà khoa học, đặc biệt là các nhà khoa học trẻ, những người có thể tiếp cận được công nghệ mới nhất, cập nhật được tiến bộ mới nhất, chúng ta có thể đưa vào khai thác và tận dụng nguồn tài nguyên này hiệu quả trong thời gian tới.

 

Vai trò của các Nhà khoa học trẻ trong chuyển đổi số và công nghệ số lĩnh vực tài nguyên và môi trường phục vụ phát triển bền vững

Các đại biểu chụp ảnh kỷ niệm tại buổi lễ ra mắt câu lạc bộ những nhà khoa học trẻ ngành TN&MT

Tú Quyên - Huy Thế

Tin tức

Hội nghị Trung ương 10: Cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược

Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII

Đảng ủy Bộ TN&MT quán triệt, triển khai Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 14/6/2024 của Bộ Chính trị

Đảng đoàn Quốc hội và Ban Cán sự đảng Chính phủ tổ chức Hội nghị về kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Tài nguyên

Thăm dò, quản lý trữ lượng, tài nguyên khoáng sản: Hướng đến khai thác bền vững

Sơn La: Hoàn thành điều tra, đánh giá ô nhiễm đất

Cần Thơ: Phổ biến, tuyên truyền Luật Tài nguyên nước 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành

Thừa Thiên - Huế: Tập trung nguồn lực để tuyên truyền hiệu quả Luật Đất đai 2024 vào thực tiễn

Môi trường

Nguy cơ lũ lụt cao khi bão số 4 đổ bộ

Bảo vệ môi trường di sản quần thể danh thắng Tràng An

Khắc phục sự cố vỡ đập bùn thải quặng đuôi tại Bắc Kạn

Khẩn trương kiểm soát ô nhiễm môi trường sau mưa lũ

Video

Điều chỉnh bảng giá đất phải tuân thủ quy định tại Nghị định 71/2024/NĐ-CP

Kết quả bước đầu kiểm tra 2 cuộc đấu giá đất tại huyện Thanh Oai và huyện Hoài Đức

Bộ TN&MT phổ biến các Nghị định, quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai 2024

Bộ TN&MT mong muốn được lắng nghe những khó khăn, vướng mắc trong triển khai Luật Đất đai 2024

Khoa học

Bài 2: Đề xuất tiêu chí ảnh Viễn thám sử dụng trích xuất thông tin vùng ảnh hưởng do thiên tai

Dữ liệu viễn thám phục vụ cảnh báo, dự báo thiên tai

Sử dụng ảnh vệ tinh radar đánh giá nhanh thiệt hại do bão và vùng lũ lụt

Cần có giải pháp đồng bộ về cảnh báo sớm nguy cơ trượt lở đất đá, lũ quét

Chính sách

CÔNG ĐIỆN: Chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương nghiên cứu đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới

Thanh Hóa: Khu du lịch sinh thái biển Du Xuyên chậm tiến độ kéo dài, vi phạm các quy định của luật đất đai

Các địa phương tập trung khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống sau bão

Phát triển

Bốc thăm chia bảng giải bóng đá “Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp” lần VI - năm 2024

Hàng triệu trái tim người dân Đắk Lắk hướng về đồng bào vùng lũ miền Bắc

Quản lý thị trường Lào Cai chung tay cùng người dân địa phương vượt lũ

Phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng

Diễn đàn

Bão số 4 gây mưa lớn: Các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Nam đề phòng lũ quét và sạt lở đất

Tin Bão khẩn cấp - Cơn bão số 4

Thời tiết ngày 19/9: Bão số 4 khiến khu vực Trung Bộ mưa to đến rất to

Bão Yagi: Hành trình không bao giờ quên của dự báo viên khí tượng thủy văn