Vai trò của báo chí trong truyền thông về môi trường
07/12/2022TN&MT Vấn để bảo vệ môi trường đang được quan tâm và coi như một nhiệm vụ cơ bản, cấp bách nhằm duy trì và phát triển bền vững xã hội hiện tại và tương lai. Tuy nhiên công tác bảo vệ môi trường đã và đang đứng trước những thách thức to lớn. Vậy nên truyền thông môi trường trong đó cụ thể là báo chí là một công cụ quan trọng của quản lý môi trường, nó tác động trực tiếp hoặc gián tiếp làm thay đổi thái độ hoặc hành vi của con người trong cộng đồng.
Đối tượng của truyền thông môi trường
Ảnh minh họa.
Truyền thông môi trường phải được vận dụng một cách đa dạng nhằm đạt được sự hiểu biết chung, thay đổi nhận thức dẫn tới thay đổi hành vi của các nhóm đối tượng tham gia truyền thông, thông qua việc phản ánh và giải thích đường lối chính sách đơn giản, chính xác và dễ hiểu. Truyền thông môi trường không chú trọng vào việc phổ biến thông tin mà nhằm vào việc chia sẻ nhận thức về phương thức sống bền vững và xây dựng khả năng giải quyết các vấn đề môi trường cho một số nhóm người trong cộng đồng xã hội. Vậy nên có thể chia thành 2 dạng đối tượng của truyền thông về môi trường cụ thể:
Đối tượng phản ánh là thành phần môi trường như: Suy thoái, đa dạng sinh học, ô nhiềm môi trường .v.v
Đối tượng tham gia và chịu tác động: Các cơ quan Đảng, Nhà Nước, các tổ chức chính trị xã hội, các nhà quản lý, các nhà khoa học, giới truyền thông và công chúng, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp.
Vai trò của báo chí trong truyền thông môi trường
Thứ nhất, Báo chí Việt Nam thực hiện chức năng là tham gia quản lý, giám sát, phản biện xã hội, là kênh thông tin chính thống góp phần phản ánh toàn diện và kịp thời thực trạng môi trường và các hoạt động quản lý môi trường, khơi dậy và định hướng xã hội về các vấn đề môi trường, phát hiện và phổ biến thông tin về các điển hình công tác thông tin về môi trường.
Thứ hai, Nhờ tính đại chúng, tính công khai – minh bạch của báo chí đã làm tăng thêm sự quan tâm của công chúng đến vấn đề môi trường. Từ đó, dư luận xã hội được hình thành và thể hiện cụ thể trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Để đạt được điều đó, trước hết là sự nhiệt huyết, quyết tâm không ngừng của các nhà báo, phóng viên.
Ảnh minh họa.
Thứ ba, Báo chí đã tạo dựng dư luận xã hội nhằm thay đổi nhận thức và hành động của công chúng với môi trường từ những điều mắt thấy tai nghe, các phóng viên đã đến tận nơi quan sát và thu thập thông tin, phản ánh đưa tin lên báo chí những điểm nóng về môi trường. Càng có nhiều người tham gia thì dư luận xã hội làng lớn. Việc thể hiện dư luận xã hội trên các phương tiện truyền thông đại chúng nói chung và thể hiện dư luận xã hội trong cuộc đấu tranh bảo vệ môi trường nói riêng đều dựa trên yêu cầu. Thông tin đưa ra công luận phải dẫn đến sự tranh luận của công chúng, nghĩa là các thông tin đó trở thành điểm khởi đầu cho dư luận xã hội và có tính chất phản ánh tính lợi ích của xã hội, tính cấp bách, tạo nên sự tranh luận.
Thứ tư, Trên cơ sở nghiên cứu tập hợp, phân tích các ý kiến về một vấn đề môi trường, sau đó các tác phẩm báo chí ra đời dưới nhiều hình thức từ báo in, báo điện tử hoặc phát trên sóng phát thanh, truyền hình. Các chuyên mục này luôn thể hiện các vấn đề môi trường góc cạnh, chi tiết, sâu sắc, thẳng thắn với các nghiên cứu tập hợp, phân tích sắc bén. Đặc biệt, các phóng viên luôn đề cao sự tham gia của người dân, vừa góp phần tăng tính khách quan cho tác phẩm, vừa tạo điều kiện cho người dân được nói lên những tâm tư nguyện vọng của chính mình.
Ảnh minh họa.
Thứ năm, Báo chí là diễn đàn trao đổi thông tin giữa Nhân dân và Nhà nước. Báo chí mở diễn đàn ở trên các phương tiện truyền thông đại chúng để đăng tải các ý kiến, hay mở những diễn đàn trực tiếp góp phần thu thập ý kiến của người dân được công khai, minh bạch, phản ánh các vấn đề để người dân bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình về vấn đề bảo vệ môi trường, ngoài ra cũng cung cấp những câu trả lời từ chức trách có thẩm quyền về giải đáp thắc mắc cho người dân. Ngoài ra, còn có các mục diễn đàn nhỏ để công chúng bày tỏ thái độ về vấn đề mà được đề cập đến; cùng một sự kiện, vấn đề nào đó để tham khảo các ý kiến của người dân; hoặc phỏng vấn lấy ý kiến nhanh của các chuyên gia.
Thứ sáu, Báo chí tích cực tuyên truyền chính sách liên quan đến môi trường (Luật môi trường 2020, các nghị quyết, nghị định .v.v của Đảng và Nhà nước) góp phần tuyên truyền rộng rãi chính sách đã, đang và sắp được thi hành đến Nhân dân. Tránh những sai phạm, vi phạm pháp luật không đáng có liên quan đến môi trường. Đồng thời nâng cao nhận thức của người dân về chính sách môi trường từ đó thực thi nghiêm chỉnh và đúng quy định của pháp luật. Ngoài ra người dân là kênh thông tin phản ánh được thực tiễn khi đưa Luật hay nghị quyết, nghị định vào thực tế cuộc sống đã có những mặt tích cực và hạn chế như thế nào, góp phần vào công tác chỉnh sửa, bổ sung bộ Luật được hoàn chỉnh. Bộ Luật được sát và gắn với thực tiễn, việc làm như vậy phản ánh được đất nước Xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân.
Ảnh minh họa.
Hiện nay, hơn lúc nào hết vấn đề môi trường đang được sự quan tâm đông đảo công chúng. Nắm được nhu cầu đó, báo chí đã liên tục phản ánh được nhiều khía cạnh của môi trường, từ môi trường tự nhiên đến môi trường xã hội. Báo chí đã tạo ra cơ ng chế trong việc hình thành và phát triển các luồng dư là luận xã hội về vấn đề này trên các phương tiện truyền thông đại chúng để tạo dựng và thúc đẩy làm trong sạch môi trường sống của con người. Đó cũng là một đặc trưng của báo chí hiện đại Việt Nam - một nền báo chí mang đậm chất nhân văn và truyền thống văn hóa yêu thiên nhiên, yêu hòa bình của dân tộc ta. Việc truyền thông về môi trường góp phần hình thành và thể hiện dư luận xã hội. Để đạt được mục tiêu cụ thể như BVMT sống sẽ luôn được lên báo chí quan tâm và tìm hướng đi phù hợp trong tình hình hiện nay.
PGS, TS. Dương Xuân Sơn