Ưu tiên dự án quan trọng, cấp bách, đa mục tiêu trong ứng phó biến đổi khí hậu ở ĐBSCL

25/10/2024

TN&MTĐây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đặt ra tại cuộc làm việc, chiều 24/10, nghe báo cáo kết quả xây dựng Đề án Phòng, chống sụt lún, sạt lở, ngập úng, hạn hán, xâm nhập mặn vùng ĐBSCL đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050; tiến độ huy động nguồn lực triển khai Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030.

Ưu tiên dự án quan trọng, cấp bách, đa mục tiêu trong ứng phó biến đổi khí hậu ở ĐBSCL

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh quản lý tài nguyên nước là "lời giải" cho "bài toán" sụt lún, sạt lở, ngập úng, hạn hán, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long 

'Lời giải' cho 'bài toán' sụt lún, sạt lở, ngập úng, hạn hán, xâm nhập mặn

Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, Đề án Phòng, chống sụt lún, sạt lở, ngập úng, hạn hán, xâm nhập mặn vùng ĐBSCL đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 nhằm nâng cao năng lực phòng, chống sụt lún, sạt lở, ngập úng, hạn hán, xâm nhập mặn; sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn nước góp phần đảm bảo ổn định dân sinh, phát triển bền vững kinh tế - xã hội và giữ vững an ninh quốc phòng vùng ĐBSCL.

Đồng thời, làm cơ sở để các cấp, các ngành tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp tổng thể vừa cấp bách, vừa lâu dài thích ứng với biến đổi khí hậu theo hướng quản lý rủi ro để từng bước chủ động kiểm soát hiệu quả các tác động, giảm thiểu thiệt hại do sụt lún, sạt lở, ngập úng, hạn hán, xâm nhập mặn gây ra.

Mục tiêu của Đề án nhằm giải quyết cơ bản tình trạng sụt lún đất tại các vùng trọng điểm đến năm 2030; chủ động kiểm soát hiệu quả hoạt động khai thác nước ngầm, tích trữ nước; nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo sạt lở bờ sông, bờ biển; chủ động sắp xếp lại dân cư, di dời các hộ dân ra khỏi khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở; đảm bảo kiểm soát xâm nhập mặn mùa khô, duy trì nguồn nước ổn định cho sản xuất nông nghiệp, 80% người dân nông thôn sử dụng từ nước sạch tập trung…

Lãnh đạo Bộ TN&MT, Bộ KH&ĐT đề nghị Bộ NN&PTNT rà soát lại các nội dung, nhiệm vụ đã được giao trong các nghị quyết, quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống sụt lún, sạt lở, ngập úng, hạn hán, xâm nhập mặn, để bổ sung, điều chỉnh trong Đề án để bảo đảm tính khả thi.

Ưu tiên dự án quan trọng, cấp bách, đa mục tiêu trong ứng phó biến đổi khí hậu ở ĐBSCL

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp báo cáo về nội dung dự thảo Đề án Phòng, chống sụt lún, sạt lở, ngập úng, hạn hán, xâm nhập mặn vùng ĐBSCL đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, Đảng, Nhà nước, Chính phủ rất quan tâm và đã ban hành nhiều nghị quyết, chiến lược, chương trình, kế hoạch hành động tổng thể về phát triển bền vững ĐBSCL, thích ứng với biến đổi khí hậu. Các bộ, ngành cũng đã xây dựng, triển khai nhiều đề án, dự án cụ thể.

Dó đó, quá trình xây dựng Đề án Phòng, chống sụt lún, sạt lở, ngập úng, hạn hán, xâm nhập mặn, Bộ NN&PTNT phải tiếp cận tổng thể, hệ thống, khoa học, bám sát Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu, Quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, và các chiến lược, kế hoạch, quy hoạch, đề án đã được xây dựng.

Bộ NN&PTNT phối hợp với các Bộ: KH&ĐT, Tài chính, TN&MT, GTVT… rà soát, xác định các mục tiêu cụ thể của Đề án, tránh chồng chéo với các dự án, đề án đã được triển khai, bảo đảm khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu của ĐBSCL.

Trong đó, "chìa khoá" là kết hợp dự án hạ tầng thuỷ lợi và giao thông để quản lý tài nguyên nước điều tiết lũ thượng nguồn và phân phối nước ngọt cho vùng trung tâm ĐBSCL, vùng ven biển; giảm khai thác nước ngầm để chống sụt lún; phòng, chống sạt lở bằng các công trình hạ tầng kỹ thuật kết hợp với quy hoạch, sắp xếp lại các khu dân cư ven sông, kênh, rạch và hỗ trợ chuyển đổi sinh kế cho người dân theo các vùng kinh tế nước ngọt, nước lợ, nước mặn.

Trên tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng yêu cầu trong Đề cần có tiêu chí lựa chọn đúng và trúng những dự án quan trọng, cấp bách cho ĐBSCL, nhất những dự án đa mục tiêu, bảo đảm nguyên tắc không hối tiếc, không trùng lặp.

Ưu tiên dự án quan trọng, cấp bách, đa mục tiêu trong ứng phó biến đổi khí hậu ở ĐBSCL

Phó Thủ tướng nghe báo cáo về phương án huy động vốn hỗ trợ hạ tầng, kỹ thuật cho lúa chất lượng cao và phát thải thấp ở ĐBSCL

Thống nhất phương án huy động vốn hỗ trợ hạ tầng, kỹ thuật cho lúa chất lượng cao và phát thải thấp

Về tiến độ huy động nguồn lực triển khai Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030, lãnh đạo Bộ NN&PTNT, Bộ KH&ĐT, đại diện Bộ Tài chính đã trao đổi về phương án huy động vốn vay của WB để thực hiện hỗ trợ hạ tầng và kỹ thuật cho lúa chất lượng cao và phát thải thấp vùng ĐBSCL.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam cho biết, Bộ sẽ thay đổi cách tiếp cận từ "dự án" sang chương trình đầu tư công sử dụng vốn vay của WB, và xin ý kiến Quốc hội cho áp dụng cơ chế đặc thù để phân bổ trực tiếp cho các địa phương thực hiện dự án thành phần. Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương cho rằng, với phương án Bộ NN&PTNT là cơ quan chủ quản đầu tư, trực tiếp ký kết và giải ngân vốn vay của WB trực tiếp cho địa phương thay vì qua nguồn ngân sách Trung ương, thì dự án sẽ thực hiện được ngay, không vướng luật.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ NN&PTNT phối hợp với các bộ, ngành, làm việc với WB và các nhà tài trợ quốc tế khác theo hướng là dự án tổng thể do Bộ NN&PTNT làm cơ quan chủ quản.

Thiết kế dự án phải bám sát Nghị định số 112/2024/NĐ-CP quy định chi tiết về đất trồng lúa, từ quy hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ, dự án thành phần đến đánh giá kết quả, hiệu quả, và kế thừa thành quả của các nguồn đầu tư trong nước, ngoài nước.

Theo baochinhphu.vn

Tin tức

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11: KTXH 11 tháng đạt nhiều kết quả quan trọng

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn làm việc về sắp xếp tổ chức, bộ máy 2 viện hàn lâm khoa học

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình dự Festival Hoa Đà Lạt

Chủ tịch nước Lương Cường thăm và làm việc tại tỉnh Thanh Hoá

Tài nguyên

Khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi 2 Nghị định quản lý tài nguyên biển

Bộ TN&MT làm việc với UBND tỉnh Thái Nguyên về công tác quản lý đất đai và tài nguyên nước

Nhanh chóng đưa Luật Địa chất và Khoáng sản vào thực tiễn cuộc sống

Bộ TN&MT tổ chức Hội nghị phổ biến, tuyên truyền Luật Tài nguyên nước, Luật Đất đai

Môi trường

Cà Mau khởi động dự án chống sạt lở, hoàn thiện đê biển Tây

Bắc Giang cơ bản kiểm soát nguồn ô nhiễm

Hiện thực hóa các mục tiêu bảo vệ môi trường

Nâng cao nhận thức bảo vệ “bạn đồng hành” trong thiên tai

Video

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero

Dương Kinh (Hải Phòng): Đi tìm lời giải trong việc thu hồi đất tại phường Hòa Nghĩa

Khoa học

Giải pháp thúc đẩy phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo luật Bảo vệ môi trường năm 2020

Ứng dụng công nghệ khoáng, vi sinh và nước xử lý ô nhiễm môi trường chăn nuôi

Đánh giá ảnh hưởng môi trường của một số ao nuôi tôm khu vực phía Nam huyện Nhà Bè

Khảo sát quá trình lên men nghệ mật ong ở một số môi trường khác nhau

Chính sách

Giá khoáng sản quan trọng tăng và triển vọng doanh nghiệp khai khoáng trong nước

Tăng cường đôn đốc thu ngân sách các khoản liên quan đến đất đai trong tháng cuối năm 2024

Bộ Nội vụ triển khai nghị định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội vừa có hiệu lực

Thanh Hóa: Khai sai thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường Công ty Hồng Phượng bị truy thu hơn 600 triệu đồng

Phát triển

Khánh thành Trung tâm Dữ liệu Đồng bằng sông Cửu Long: Hành trình kiến tạo tương lai bền vững

Tuần lễ hồng tại Nhiệt điện Thái Bình trọn vẹn nghĩa tình

Bộ Tài nguyên và Môi trường làm tốt công tác chuyển đổi số trong ngành

Bộ TN&MT: Quyết liệt triển khai các nhiệm vụ, dự án lớn về chuyển đổi số và hoàn thiện cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường

Diễn đàn

Thời tiết ngày 8/12: Miền Bắc chìm sâu trong giá rét, có nơi dưới 10 độ

Thời tiết ngày 7/12: Không khí lạnh tràn về, Bắc Bộ mưa rét

Tin mới nhất về Gió mùa Đông Bắc ngày 7/12

Thời tiết ngày 6/12: Không khí lạnh tràn về, Bắc Bộ mưa rét

Kinh tế xanh

Miến Dong sạch Trung Kiên: Sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe và môi trường