TS. Nguyễn Lê Tuấn: Viện Khoa học môi trường, biển và hải đảo đoàn kết đồng lòng để thực hiện xuất sắc mọi nhiệm vụ

21/02/2024

TN&MTNăm 2023 đã khép lại với sự ghi nhận nỗ lực của tập thể cán bộ lãnh đạo, viên chức, người lao động của Viện Khoa học môi trường, biển và hải đảo trong việc kiện toàn tổ chức bộ máy, thực hiện các đề tài khoa học công nghệ, nhiệm vụ chuyên môn và hợp tác quốc tế trong thời gian qua. Tuy nhiên, phía trước vẫn còn nhiều khó khăn, cần sự quan tâm, ủng hộ của Bộ Tài nguyên và Môi trường và sự đoàn kết đồng lòng của Tập thể Viện. Vậy kết quả của Viện trong năm 2023 đã đạt được những gì, kế hoạch và những khó khăn cần phải giải quyết thế nào vẫn đang là bài toán đặt ra cho Ban lãnh đạo Viện.

TS. Nguyễn Lê Tuấn: Viện Khoa học môi trường, biển và hải đảo đoàn kết đồng lòng để thực hiện xuất sắc mọi nhiệm vụ

TS. Nguyễn Lê Tuấn - Viện trưởng Viện Khoa học môi trường, biển và hải đảo đã chia sẻ một số thông tin với Tạp chí Tài nguyên và Môi trường như sau:

Phóng viên: Là một đơn vị mới được thành lập trên cơ sở sáp nhập 2 đơn vị, trong một thời gian ngắn chỉ có mấy tháng cuối năm, cùng một lúc phải giải quyết nhiều việc, năm 2023 ở lĩnh vực chuyên môn Viện đã đạt được những kết quả gì, thưa ông?

TS. Nguyễn Lê Tuấn: Viện đã hoàn thành cơ bản kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ năm 2023, góp phần trong công tác quản lý nhà nước về môi trường, biển và hải đảo.

Cụ thể, trong năm 2023, Viện Khoa học môi trường được giao triển khai thực hiện 1 đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ chuyển tiếp và 1 đề tài KHCN cấp Bộ và 2 đề tài cấp cơ sở mở mới, 4 nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng và 4 nhiệm vụ nguồn sự nghiệp bảo vệ môi trường; Viện Nghiên cứu biển và hải đảo (cũ) được giao thực hiện 2 đề tài NCKH cấp nhà nước, 1 đề tài NCKH cấp Bộ, 5 nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng và 1 nhiệm vụ nguồn sự nghiệp môi trường. Đến nay, toàn bộ các đề tài, nhiệm vụ của Viện về cơ bản đều hoàn thành các nội dung, đáp ứng được các yêu cầu đề ra. Các sản phẩm của đề tài, nhiệm vụ đảm bảo nội dung và chất lượng khoa học và đóng góp cho việc xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật.

Về hợp tác quốc tế, trong năm 2023, Viện tiếp tục củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống với tổ chức, đối tác nước ngoài nhằm thực hiện một số nội dung hợp tác, có thể kể đến một số hoạt động nổi bật như: Thực hiện Phi dự án “Hỗ trợ thiết bị điều tra, khảo sát và phân tích rác thải nhựa đại dương từ chính phủ Nhật Bản”; thực hiện Ý định thư hợp tác quản lý rác thải biển giữa Bộ TN&MT Việt Nam và Bộ Môi trường Nhật Bản đã ký kết gia hạn vào tháng 8/2023, Viện đã tham gia thực hiện chuyến khảo sát chung Việt Nam - Nhật Bản về rác thải nhựa biển tại khu vực biển thành phố Hải Phòng; các khóa đào tạo, tăng cường năng lực khảo sát, phân tích rác thải nhựa; hoàn thiện Dự thảo Thông tư quy định kỹ thuật về điều tra, đánh giá rác thải nhựa biển.

Bên cạnh đó, Viện nghiên cứu độc lập về các vấn đề môi trường (UfU) về “Bảo vệ khí hậu thông qua các nhà máy năng lượng - Phần II (CPEP II)”; tham gia thực hiện Dự án triển khai Chương trình hành động chiến lược về Biển Đông, với hoạt động: “Giảm suy thoái và mất môi trường sống thông qua cải cách cấp quốc gia và địa phương để đạt được các mục tiêu của Chương trình Hành động Chiến lược về quản lý môi trường sống ven biển ở Biển Đông” do Quỹ môi trường toàn cầu (GEF) tài trợ…

Phóng viên: Để đạt được những kết quả như vậy là cả một sự nỗ lực rất lớn của Ban lãnh đạo, tập thể Viện. Tuy nhiên, là một đơn vị mới được thành lập, bên cạnh những thuận lợi, chắc hẳn còn rất nhiều khó khăn, vậy điều gì hiện nay khiến ông trăn trở nhất?

TS. Nguyễn Lê Tuấn: Viện còn nhiều khó khăn, trước hết là công tác tổ chức bộ máy, do sáp nhập từ 2 đơn vị lại, một số cán bộ có sự thay đổi vị trí, điều này gây ảnh hưởng đến tâm lý cán bộ.

Bên cạnh đó, do quá trình sắp xếp tổ chức lại đơn vị mất nhiều thời gian, kinh phí ngân sách nhà nước được phê duyệt từ đầu năm chậm do thay đổi cơ cấu tổ chức dẫn tới khó khăn về chi trả lương và hoạt động triển khai các hoạt động nhiệm vụ bị chậm so với kế hoạch. Đồng thời từ 1/10/2023 khi quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học môi trường, biển và hải đảo có hiệu lực, đơn vị phải tiến hành nhiều thủ tục như ổn định tổ chức, nhân sự bộ máy, con dấu tài khoản...., dẫn tới gặp khó khăn trong việc thực hiện các nhiệm vụ của năm 2023. Kinh phí không thực hiện được trong năm 2023 phải điều chỉnh giảm chuyển sang năm 2024 thực hiện tương đối nhiều.

TS. Nguyễn Lê Tuấn: Viện Khoa học môi trường, biển và hải đảo đoàn kết đồng lòng để thực hiện xuất sắc mọi nhiệm vụ

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh chụp ảnh chung cùng với Tập thể Viện Khoa học môi trường, biển và hải đảo tháng 10/2023 

Là đơn vị mới thành lập chắc chắn sẽ mất thời gian trong quá trình vận hành để đi vào ổn định. Tuy nhiên, theo kế hoạch năm 2024 Bộ chỉ cấp NSNN hỗ trợ một phần hoạt động thường xuyên cho đơn vị, dẫn tới thiếu một số tháng lương cho viên chức. Đây sẽ là khó khăn cho đơn vị mới thành lập, việc tự chủ một phần sẽ gặp nhiều khó khăn và ảnh hưởng tới đời sống cán bộ.

Hiện nay, cơ sở vật chất của Viện đang thiếu thốn, chưa có đủ chỗ bố trí ổn định về một nơi, trang thiết bị bàn ghễ, máy tính đều cũ, nhiều cán bộ thiếu máy tính, các trang thiết bị làm việc dẫn tới khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ.

Trình độ tiếng Anh của nhiều cán bộ viên chức Viện cần phải tiếp tục được trau dồi, nhất là cán bộ làm công tác nghiên cứu trong lĩnh vực môi trường, biển và hải đảo; chưa đáp ứng tốt yêu cầu công việc cho quy mô của Viện nghiên cứu trực thuộc Bộ. Đời sống của cán bộ viên chức Viện gặp nhiều khó khăn hơn so với các năm trước.

Ngoài ra, các trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác phân tích, thí nghiệm, đo đạc, quan trắc các yếu tố môi trường, biển và hải đảo vẫn còn rất thiếu, cần phải được tăng cường.

Phóng viên: Nhiệm vụ năm 2024, Viện sẽ có những kế hoạch triển khai như thế nào, thưa ông?

TS. Nguyễn Lê Tuấn: Năm 2024 Viện phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao trong kế hoạch, đồng thời nỗ lực hợp tác nghiên cứu khoa học và tìm kiếm các hợp đồng dịch vụ để từng bước nâng cao đời sống cho cán bộ viên chức và người lao động.

Theo đó sẽ tiếp tục phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ hoàn thiện xây dựng đề án sắp xếp, bố trí phục vụ việc kiện toàn, bổ nhiệm các vị trí lãnh đạo, quản lý các tổ chức trực thuộc Viện trình Bộ phê duyệt và tổ chức thực hiện khi được phê duyệt.

Tiếp tục thực hiện các dự án, nhiệm vụ, đề tài nghiên cứu khoa học chuyển tiếp và các nhiệm vụ mở mới. Trong đó về các nhiệm vụ mở mới, năm 2024, Viện sẽ hoàn thiện các ý kiến góp ý thẩm định của các đơn vị chức năng để trình phê duyệt thuyết minh dự toán và tổ chức thực hiện theo tiến độ được duyệt các dự án, nhiệm vụ, đề tài. Cụ thể, Dự án Điều phối, quản lý chung dự án và tổ chức điều tra, đánh giá hiện trạng rác thải nhựa ở biển Việt Nam; đề xuất giải pháp kiểm soát, quản lý; Dự án Điều tra, đánh giá khả năng chịu tải của môi trường và đề xuất các giải pháp quản lý, kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường các đầm phá thuộc khu vực biển từ Thừa Thiên Huế đến Ninh Thuận.

Dự án Điều tra, khảo sát, xây dựng bộ tiêu chí đánh giá mức độ nhạy cảm, tính chống chịu của hệ thống môi trường tự nhiên dưới tác động của BĐKH và thực hiện đánh giá thí điểm tại một tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long; dự án Điều tra khảo sát, xây dựng tài liệu hướng dẫn kỹ thuật áp dụng công nghệ, biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đối với cơ sở xử lý chất thải phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính,…

2 Đề tài NCKH cấp cơ sở: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất mô hình thị trường trao đổi sản phẩm tái chế; nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất mô hình ngân hàng chất thải tại Việt Nam

Bên cạnh đó, tổ chức tiếp nhận và vận hành có hiệu quả các thiết bị Phi Dự án “Hỗ trợ thiết bị điều tra, khảo sát và phân tích rác thải nhựa đại dương từ Chính phủ Nhật Bản”.

Về Hợp tác quốc tế, phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023 đối với công tác hợp tác quốc tế, trong năm 2024, Viện tiếp tục tăng cường mở rộng quan hệ với các đối tác quốc tế để đề xuất các chương trình, dự án hợp tác.

Phóng viên: Để thực hiện được hiệu quả nhiệm vụ năm 2024, ông có đề xuất kiến nghị gì?

TS. Nguyễn Lê Tuấn: Đầu năm 2024 Viện tiếp nhận các thiết bị điều tra, khảo sát rác thải nhựa đại dương; thiết bị phân tích, thực hiện các nghiên cứu khoa học chuyên sâu về rác thải nhựa đại dương từ Phi dự án “Hỗ trợ thiết bị điều tra, khảo sát và phân tích rác thải nhựa đại dương từ chính phủ Nhật Bản”. Viện đề xuất với Bộ TN&MT xem xét, bổ sung phòng làm việc tại Tòa nhà 4 tầng của Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản cho Viện để thực hiện Phi dự án trên nhằm phục vụ tiếp nhận trang thiết bị để đưa vào vận hành và sử dụng có hiệu quả;

Bộ xem xét để giao Viện chủ trì nội dung hợp tác về khảo sát rác thải nhựa biển theo nội dung Ý định thư giữa Bộ TN&MT Việt Nam và Bộ Môi trường Nhật Bản trong lĩnh vực quan trắc rác thải nhựa và bố trí nguồn kinh phí đối ứng cho Viện thực hiện để thực hiện các nội dung thực hiện trong năm 2024;

Viện đề xuất Bộ bổ sung thêm nguồn kinh phí chi thường xuyên theo định mức cho Viện để đảm bảo mức chi cho Viện; Phê duyệt kinh phí mua sắm thiết bị, máy tính văn phòng (cho số tăng thêm và thay thế các thiết bị cũ đã hết khấu hao; Tạo cơ chế đặt hàng các đề tài, dự án, nhiệm vụ giữa các đơn vị quản lý với Viện Khoa học môi trường, biển và hải đảo để cùng nghiên cứu xây dựng và ban hành chính sách phục vụ công tác quản lý nhà nước về môi trường;

Viện cũng đề nghị Bộ TN&MT, Bộ KH&CN, Bộ Tài chính để tháo gỡ khó khăn, bất cập của các văn bản qui định về quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách đối với Viện Nghiên cứu công lập để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ;

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn ông!

Việt Anh (thực hiện)

(Bài đã được đăng trên Tạp chí TN&MT số 1+2 (423+424):1/2024

Tin tức

Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Diễn đàn Doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo Pháp ngữ Franco Tech

Việt Nam - Nhật Bản: Nâng tầm hợp tác hướng tới phát triển bền vững

Việt Nam - Australia: Thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược về ứng phó biến đổi khí hậu và quản lý tài nguyên

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Việt Nam đang tạo ra một môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn

Tài nguyên

Kỷ niệm 79 năm ngày thành lập ngành quản lý đất đai (3/10/1945 - 3/10/2024): Quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai

Bài 1: Một số ghi nhận về tình hình thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội, điều tra cơ bản tại các tỉnh, thành ven biển

Diễn đàn về khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên biển và hải đảo Việt Nam năm 2024: ‘Các giải pháp xanh cho kinh tế biển bề vững tại Việt Nam’

Đề xuất xây dựng bảng giá đất đến từng thửa đất trên cơ sở vùng giá trị, thửa đất chuẩn

Môi trường

Gỡ vướng trong phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt

Bắc Giang công bố tình huống khẩn cấp sạt lở đất ở nhiều địa phương

Tiêu hủy đàn hổ chết do dính cúm A/H5N1 ở Đồng Nai

Bắc Ninh: Tăng cường xử lý ô nhiễm môi trường tại các làng nghề, cụm công nghiệp

Video

Điều chỉnh bảng giá đất phải tuân thủ quy định tại Nghị định 71/2024/NĐ-CP

Kết quả bước đầu kiểm tra 2 cuộc đấu giá đất tại huyện Thanh Oai và huyện Hoài Đức

Bộ TN&MT phổ biến các Nghị định, quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai 2024

Bộ TN&MT mong muốn được lắng nghe những khó khăn, vướng mắc trong triển khai Luật Đất đai 2024

Khoa học

Đất ô nhiễm thủy ngân: Tính chất, nguồn gốc, ảnh hưởng lên sức khỏe con người và các phương pháp xử lý 

Bộ TN&MT đầu tư xây dựng, hoàn thiện các cơ sở dữ liệu của ngành

Vận động quần chúng nhân dân bảo vệ môi trường góp phần đảm bảo an ninh nguồn nước của lực lượng công an cơ sở

Thực trạng công tác tạo lập, phát triển, quản lý, khai thác quỹ đất quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Chính sách

Thuận Thành - Bắc Ninh: Có thông báo số 792/TB-TU, chấp thuận phương án cưỡng chế đất phục vụ Khu công nghiệp Thuận Thành III - phân khu B

Thanh Hóa: Rà soát hoạt động tận thu thực hiện dự án chống sạt lở

Vi phạm về môi trường Công ty Dabaco Thanh Hoá bị đề nghị xử phạt hơn 200 triệu đồng

Phân công nhiệm vụ các bộ, địa phương xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ

Phát triển

Thanh Hóa với đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc - 70 năm sâu nặng nghĩa tình

Ninh Bình là địa phương duy nhất của Việt Nam và Đông Nam Á sở hữu Di sản hỗn hợp văn hóa và thiên nhiên thế giới

TPHCM: Chủ tịch UBND quận Bình Tân Nguyễn Minh Nhựt giữ chức Phó Giám đốc Sở TN&MT

Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành TT&TT

Diễn đàn

Thời tiết ngày 4/10: Bắc Bộ có sương mù, Tây Nguyên và Nam Bộ mưa lớn

Lâm nghiệp là lĩnh vực giảm phát thải tốt nhất

Bán tín chỉ Carbon tại Quảng Bình: Lợi ích kép nhưng còn nhiều vướng mắc

Lan tỏa lối sống xanh, sử dụng sản phẩm thân thiện môi trường và an toàn sức khỏe