Triển khai các quy định của Luật Tài nguyên nước liên quan đến lĩnh vực thủy lợi

19/10/2024

TN&MTChiều ngày 18/10, tại TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Cục Quản lý tài nguyên nước (Bộ TN&MT) đã phối hợp với Cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT) tổ chức Hội nghị Phổ biến, tuyên truyền pháp luật về tài nguyên nước liên quan đến lĩnh vực thủy lợi.

Phát biểu tại Hội nghị, Cục trưởng Cục Quản lý TNN Châu Trần Vĩnh cho biết, Luật TNN 2023 đã phân công, phân cấp rõ trách nhiệm quản lý nhà nước về TNN, nguồn nước với trách nhiệm quản lý nhà nước về quy hoạch, xây dựng, vận hành công trình thủy lợi, thủy điện, cấp nước đô thị, cấp nước nông thôn; giải quyết những chồng chéo, đan xen, xung đột, có lỗ hổng trong các luật nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về TNN, đảm bảo an ninh TNN quốc gia. Luật TNN 2023 cũng quy định cụ thể trách nhiệm của Bộ TN&MT, Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng,... theo đúng chức năng nhiệm vụ đã được giao tại các luật có liên quan đến TNN để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý TNN.

Triển khai các quy định của Luật Tài nguyên nước liên quan đến lĩnh vực thủy lợi

Cục trưởng Cục Quản lý TNN Châu Trần Vĩnh phát biểu

Theo đó, Cục trưởng Cục Quản lý TNN Châu Trần Vĩnh bày tỏ mong muốn, các đại biểu tập trung nghiên cứu, trao đổi và thảo luận những nội dung còn vướng mắc trong quá trình triển khai hệ thống pháp luật về TNN đối với lĩnh vực thủy lợi để các cơ quan quản lý nhà nước chia sẻ, giải đáp tuân thủ pháp luật về TNN nhưng vẫn đảm bảo các quy định của Luật Thủy lợi cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả; đưa pháp luật TNN đi vào cuộc sống.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Cục trưởng Cục Thủy lợi Nguyễn Hồng Khanh cũng cho rằng, thủy lợi thì không thể tách rời với TNN. Luật TNN 2023 có nhiều nội dung quy định mới mới bên cạnh những nội dung mà ngành thủy lợi đã và đang làm. Trên cơ sở những những quy định của Luật TNN 2023 và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành Luật có liên quan đến lĩnh vực thủy lợi, hội nghị cũng dành thời gian trao đổi, làm rõ nội hàm đã quy định, giải đáp rõ ràng hơn để pháp luật TNN đi vào cuộc sống; đặc biệt là giải đáp những vướng mắc đối với các công trình đã đưa vào khai thác, sử dụng về quy mô phải cấp phép,  đăng ký làm sao để triển khai đến cấp huyện, cấp xã,… 

Tại Hội nghị, các đại biểu đã được nghe báo cáo viên của Cục Quản lý TNN giới thiệu chuyên đề chính sách pháp luật về TNN liên quan đến khai thác, sử dụng nước cho nông nghiệp, thủy lợi và trách nhiệm thực hiện. Trong đó, tập trung vào những nội dung như: Phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về TNN; điều hòa, phân phối TNN; quy định về khai thác, sử dụng nước; quan trắc, giám sát khai thác sử dụng nước; quy định về bảo vệ TNN; quy trình vận hành hồ, liên hồ chứa; kiểm tra việc chấp hành pháp luật về TNN; và trách nhiệm thực hiện.

Theo bà Nguyễn Thị Phương Hoa, Trưởng phòng Lưu vực sông Nam Trung Bộ (Cục Quản lý TNN), việc điều hòa, phân phối TNN phải căn cứ vào quy hoạch về TNN, kịch bản nguồn nước, hiện trạng, nhu cầu và hạn ngạch khai thác TNN. Trong đó, trách nhiệm của Bộ NN&PTNT trong thực hiện điều hòa, phân phối TNN được quy định như sau: Triển khai lập kế hoạch khai thác, sử dụng TNN (KTSD TNN) đối với các công trình, hệ thống công trình thuộc phạm vi quản lý bảo đảm phù hợp với kịch bản nguồn nước được công bố; phối hợp với Bộ TN&MT, các bộ, ngành, địa phương trong việc xây dựng, điều chỉnh, triển khai các phương án điều hòa, phân phối TNN trên các lưu vực sông; xây dựng, cải tạo, nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống, công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt nông thôn để KTSD nước tiết kiệm, hiệu quả trên phạm vi cả nước; căn cứ kịch bản nguồn nước, khả năng điều tiết, cấp nước của công trình, Hệ thống công trình thủy lợi, hồ chứa thủy điện phối hợp với các địa phương rà soát, xác định các vùng có thể chủ động được nguồn nước, vùng có nguy cơ cao bị hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn; hướng dẫn chuyển đổi cây trồng, sản xuất phù hợp, hạn chế nguy cơ bị thiệt hạ do hạn hán, thiếu nước.

Đồng thời, cung cấp thông tin, số liệu gửi về Bộ TN&MT về nhu cầu sử dụng nước phục vụ sản xuất nông nghiệp theo các tháng trên lưu vực sông; các thời kỳ sử dụng nước gia tăng; các khu tưới; khu vực thường xuyên xảy ra hạn hán, thiếu nước, thời gian xảy ra thiếu nước; yêu cầu về mực nước, lưu lượng nước tại các điểm kiểm soát; số liệu vận hành của các hồ chứa thủy lợi có khả năng điều tiết năm, nhiều năm thuộc phạm vi quản lý; số liệu quan trắc mực nước, lưu lượng, độ mặn tại các trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng; chỉ đạo việc cung cấp, cập nhật các thông tin, dữ liệu về KTSD TNN vào hệ thống công cụ hỗ trợ ra quyết định trên các lưu vực sông; Chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị quản lý vận hành công trình thủy lợi cung cấp thông tin về KTSD nước của công trình vào Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu TNN quốc gia;….

Triển khai các quy định của Luật Tài nguyên nước liên quan đến lĩnh vực thủy lợi

Bà Nguyễn Thị Phương Hoa, Trưởng phòng Lưu vực sông Nam Trung Bộ phát biểu

Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong thực hiện điều hòa, phân phối TNN được quy định như sau: Trách nhiệm chủ hồ, tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành công trình khai thác, sử dụng nước: cung cấp thông tin phục vụ việc điều hòa, phân phối TNN, bao gồm: hiện trạng và nhu cầu khai thác, sử dụng nước của công trình; hiện trạng tích trữ nước trong các hồ chứa thuộc phạm vi quản lý của mình và các thông tin, số liệu liên quan khác.

Bên cạnh đó, việc khai thác, sử dụng TNN của các tổ chức, cá nhân cho các mục đích phải tuân thủ nguyên tắc quy định tại Điều 3 của Luật TNN và các quy định sau đây: Đầu tư công trình  KTSD nước phải phù hợp với quy hoạch về TNN; Khai thác, sử dụng TNN phải chịu sự quản lý, giám sát, điều hoà, phân phối của cơ quan quản lý nhà nước về TNN; KTSD nước phải phù hợp với khả năng đáp ứng của nguồn nước, phương án điều hoà, phân phối TNN; Thực hiện kê khai, đăng ký, cấp phép khai thác, sử dụng TNN.

Bà Nguyễn Thị Phương Hoa cũng cho biết, Luật TNN 2023 đã có những quy định mới về những trường hợp không phải kê khai, đăng ký, cấp phép KTSD nước cho nông nghiệp, bao gồm: Hồ chứa, đập dâng thủy lợi có dung tích toàn bộ nhỏ hơn 0,01 triệu m3 hoặc công trình khai thác nước mặt khác cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với quy mô không vượt quá 0,1 m3/giây; Sử dụng mặt nước sông, suối, kênh, mương, rạch, hồ chứa để nuôi trồng thủy sản, có quy mô không vượt quá 100 m2 (trừ sử dụng mặt nước tại các khu, điểm du lịch); Đào hồ, ao có quy mô diện tích mặt nước không vượt quá 500 m2; Đào kênh, mương, rạch với lưu lượng dẫn nước có quy mô không vượt quá 0,1 m³/giây hoặc bề rộng đáy không vượt quá 0,5 m; Công trình ngăn sông, suối, kênh, mương, rạch với mục đích ngăn mặn, tạo nguồn, chống ngập, tạo cảnh quan (trừ hồ chứa, đập dâng thủy lợi, thủy điện) là công trình tạm, thời vụ có thời gian sử dụng liên tục không quá 3 tháng.

Bên cạnh đó, Luật TNN 2023 cũng quy định mới về các trường hợp phải đăng ký KTSD nước cho nông nghiệp như sau: Hồ chứa, đập dâng thủy lợi có dung tích toàn bộ từ 0,01 triệu m³ đến 0,2 triệu m³; Công trình khai thác nước mặt khác cho mục đích sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản có quy mô khai thác lớn hơn 0,1 m³/giây đến 0,5 m³/giây; Khai thác nước biển phục vụ nuôi trồng thủy sản trên đảo, đất liền có quy mô lớn hơn 10.000 m³/ngày đêm đến 100.000 m³/ngày đêm; Công trình ngăn sông, suối, kênh, mương, rạch với mục đích ngăn mặn, tạo nguồn, chống ngập, tạo cảnh quan (trừ hồ chứa, đập dâng thủy lợi, thủy điện) có tổng chiều dài hạng mục công trình ngăn không vượt quá 30 m; Cống ngăn sông, suối, kênh, mương, rạch với mục đích ngăn mặn, tạo nguồn, chống ngập, tạo cảnh quan có tổng chiều rộng thông nước không vượt quá 5 m; Sử dụng mặt nước hồ chứa để sản xuất điện mặt trời; Sử dụng mặt nước sông, suối, kênh, mương, rạch, hồ chứa để nuôi trồng thủy sản, kinh doanh, dịch vụ với diện tích mặt nước sử dụng có quy mô lớn hơn 100 m2; Đào sông, suối; Đào hồ, ao để tạo không gian thu, trữ nước, tạo cảnh quan, có quy mô khác trường hợp không phải đăng ký, cấp phép; đào kênh, mương, rạch để tạo không gian thu, trữ nước, dẫn nước, tạo cảnh quan có quy mô khác trường hợp không phải đăng ký, cấp phép.

Triển khai các quy định của Luật Tài nguyên nước liên quan đến lĩnh vực thủy lợi

Quang cảnh Hội nghị

Đối với quy định về tiền cấp quyền khai thác TNN (Điều 42 - Điều 56, Luật TNN 2023) cũng quy định tổ chức, cá nhân khai thác TNN thuộc trường hợp phải cấp phép khai thác nước mặt, nước dưới đất phải nộp tiền cấp quyền khai thác TNN, bao gồm: Khai thác nước mặt để phát điện có mục đích thương mại; Khai thác nước mặt, nước dưới đất để phục vụ hoạt động sản xuất (bao gồm cả nước làm mát máy, thiết bị, tạo hơi, gia nhiệt), kinh doanh, dịch vụ, cấp cho nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, cấp cho sinh hoạt.

Về quy định về quan trắc, giám sát TNN (Điều 51, Luật TNN 2023; Điều 85-94, Nghị định số 54/2024/NĐ-CP): Đối với công trình hồ chứa thủy lợi thì thông số, chỉ tiêu quan trắc để giám sát, bao gồm a) Mực nước hồ; b) Lưu lượng xả duy trì dòng chảy tối thiểu (nếu có); c) Lưu lượng khai thác cho các mục đích; d) Lưu lượng xả qua tràn; đ) Chất lượng nước trong quá trình khai thác (nếu có).

Hình thức chế độ giám sát: Hồ từ 03 triệu m³ trở lên: giám sát trực tuyến đối a, b, c và d, giám sát định kỳ đ; Hồ bộ từ 01 triệu m³ đến 3 triệu m3 giám sát trực tuyến đối với a, b và giám sát định kỳ đối với d; Hồ dưới 01 triệu m³: thực hiện quan trắc để giám sát định kỳ.

Đối với công trình cống, trạm bơm thì thông số, chỉ tiêu quan trắc để giám sát, bao gồm: a) Lưu lượng khai thác; b) Chất lượng nước trong quá trình khai thác (nếu có).

Hình thức giám sát: thực hiện quan trắc để giám sát định kỳ (đối với các thông số quy định tại khoản 1 Điều này; khuyến khích thực hiện quan trắc để giám sát trực tuyến đối với thông số quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

Chế độ quan trắc để giám sát: Đối với thông số lưu lượng khai thác cập nhật hằng ngày (trước 10 giờ sáng ngày hôm sau); Đối với thông số chất lượng nước, thực hiện cập nhật số liệu vào hệ thống không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả phân tích.

Hồ chứa có dung tích từ 01 triệu m3 trở lên, phải hoàn thành việc lắp đặt thiết bị, kết nối, truyền số liệu, thực hiện việc quan trắc tự động, liên tục để giám sát trực tuyến các thông số theo quy định: Hoàn thành trước ngày 01/7/2027 đối với công trình xây dựng trước ngày 01/01/2013; Hoàn thành trước ngày 31/12/2025 đối với công trình xây dựng từ ngày 01/01/2013 đến trước ngày Nghị định này có hiệu lực.

Trong thời gian chưa hoàn thành việc lắp đặt thiết bị, kết nối, truyền số liệu để thực hiện việc giám sát trực tuyến thì tổ chức, cá nhân có công trình khai thác TNN phải thực hiện việc cập nhật số liệu giám sát định kỳ đối với các thông số quy định;…

Tại Hội nghị, trên cơ sở các nội dung được giới thiệu, các đại biểu tham dự đã trao đổi, chia sẻ các giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn, bất cập trong việc thực thi pháp luật về TNN đối với lĩnh vực thủy lợi.

Thanh Tâm

Tin tức

Chủ tịch nước Lương Cường thăm và làm việc tại tỉnh Thanh Hoá

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy mong muốn Nhật Bản hỗ trợ chương trình quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển

Thứ trưởng Lê Minh Ngân làm thành viên Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp

Đảng ủy Bộ TN&MT tham dự trực tuyến Hội nghị tập huấn công tác tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp

Tài nguyên

Nhanh chóng đưa Luật Địa chất và Khoáng sản vào thực tiễn cuộc sống

Bộ TN&MT tổ chức Hội nghị phổ biến, tuyên truyền Luật Tài nguyên nước, Luật Đất đai

Thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản hiệu quả, bền vững

Đề xuất một số giải pháp tăng cường năng lực quản lý nhà nước về Viễn thám

Môi trường

Tìm kiếm các sáng kiến, giải pháp kiểm soát, giảm thiểu ô nhiễm không khí hiệu quả, nâng cao chất lượng môi trường không khí

Cần “Xanh hóa” ngành chăn nuôi

Cần đưa công nghệ về xử lý môi trường trong chăn nuôi tại địa phương

Vơi bớt nỗi lo sạt lở

Video

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero

Dương Kinh (Hải Phòng): Đi tìm lời giải trong việc thu hồi đất tại phường Hòa Nghĩa

Không để khoảng trống và độ trễ trong thời điểm giao thoa giữa Luật Đất đai mới và cũ

Khoa học

Giải pháp thúc đẩy phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo luật Bảo vệ môi trường năm 2020

Ứng dụng công nghệ khoáng, vi sinh và nước xử lý ô nhiễm môi trường chăn nuôi

Đánh giá ảnh hưởng môi trường của một số ao nuôi tôm khu vực phía Nam huyện Nhà Bè

Khảo sát quá trình lên men nghệ mật ong ở một số môi trường khác nhau

Chính sách

Giá khoáng sản quan trọng tăng và triển vọng doanh nghiệp khai khoáng trong nước

Tăng cường đôn đốc thu ngân sách các khoản liên quan đến đất đai trong tháng cuối năm 2024

Bộ Nội vụ triển khai nghị định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội vừa có hiệu lực

Thanh Hóa: Khai sai thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường Công ty Hồng Phượng bị truy thu hơn 600 triệu đồng

Phát triển

Tuần lễ hồng tại Nhiệt điện Thái Bình trọn vẹn nghĩa tình

Bộ Tài nguyên và Môi trường làm tốt công tác chuyển đổi số trong ngành

Bộ TN&MT: Quyết liệt triển khai các nhiệm vụ, dự án lớn về chuyển đổi số và hoàn thiện cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường

Chào mừng Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X - Năm 2024: Đưa Festival Hoa Đà Lạt thành lễ hội quốc gia

Diễn đàn

Tin Gió mùa Đông Bắc ngày 6/12

Thí điểm mô hình giảm phát thải trong giao thông

Thời tiết ngày 5/12: Bắc Bộ nắng ấm trước khi đón gió mùa mạnh

Thời tiết ngày 4/12: Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, Tây Nguyên và Nam Bộ chiều tối mưa dông

Kinh tế xanh

Miến Dong sạch Trung Kiên: Sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe và môi trường