TP. Hồ Chí Minh: Hiểm họa từ hố sâu cạnh bãi rác Đông Thạnh

25/05/2023

TN&MTTrên địa bàn xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn đang tồn tại một hố sâu hàng chục mét, rộng hàng trăm mét, khiến người dân sống xung quanh khu vực ấp 2, ấp 3 và ấp 7 thuộc xã này ngán ngẩm, lo sợ.

TP. Hồ Chí Minh: Hiểm họa từ hố sâu cạnh bãi rác Đông Thạnh

Cạnh khu bãi rác Đông Thạnh đã tồn tại hố sâu rất nguy hiểm, dễ bị sạt lỡ

Phản ánh về những rủi ro tiềm ẩn tại hố sâu nguy hiểm đã tồn tại từ rất lâu, nhiều người dân địa phương đang sinh sống tại đây lo sợ mùa mưa sắp đến, hiểm họa có thể xảy ra bất cứ lúc nào tại khu vực nguy hiểm này.  

Chú Phan Văn Phương (61 tuổi, người dân tại ấp 2) hiện sống cạnh hố sâu cho biết, từ cuối năm 1996 địa phương có kế hoạch giải tỏa bãi rác Đông Thạnh, gia đình tôi đã đến khu vực này mua đất, xây nhà để sinh sống…

Hố sâu này có trước năm 2000, về sau khu đất này xuất hiện rộng lớn hơn vì có nhiều xe ben, máy xúc vào lấy đất đem đi nơi khác làm kho bãi, san lắp mặt bằng, hoặc trữ ở trường học, sân bóng để chờ bán… Người dân sống xung quanh thấy rủi ro, rồi phản ứng quá nên họ đã ngưng.  

Mãi sau này, khi bãi rác Đông Thạnh đóng cửa từ năm 2002, đã xuất hiện hàng trăm xe chở đất bùn, rác thải, xú uế… định lấp lại hố, nhưng người dân không cho vì quá ô nhiễm, rồi ngưng luôn. Nên hố sâu tồn tại đến nay.

Chú Phương lo sợ, đã rất nhiều lần khu đất này bị sạt lở, làm ảnh hưởng đến đời sống người dân, khiến họ bất an. Nhất là khu vực này gần trường tiểu học thuộc ấp 7, sợ các em lại gần rồi có nhiều chuyện đáng tiếc xảy ra...

Là người sống lâu năm tại khu vực này, chú Tư - dân địa phương trồng hoa cảnh cạnh hàng rào ngao ngán nói, khu đất bên kia hàng rào tạm có hố sâu là ấp 3, còn bên đây hàng rào người dân đang sống thuộc ấp 2 của xã Đông Thạnh, có người gọi nơi đây là hố sân dù, hầm đá, hay hầm sỏi… Lúc trước có nhiều người lạ đến đây khai thác trộm, lén lấy đất chở đi nên tồn tại cái hố lớn đến nay, hố rộng gần 3 hecta, có chổ sâu hơn 20 mét, mùa mưa nước lên cao cả chục mét.

Chú Tư cảnh báo, thời gian gần đây, thường xuyên bị sạt lở vào ban đêm, hễ mưa đến là có sạt lở, có lúc sạt đất rớt cả trụ hàng rào xuống phía dưới luôn. Hiện nay cũng có nhiều xe máy, xe tải ra vào, khu đất này đã lâu năm, sợ bị lỏng chân, dễ sạt lở… nên người dân có vào khu này phải tự biết mà tránh.

Cũng là người dân sống tại ấp 2, chú Hùng (59 tuổi) cho biết trước đây cũng sống gần khu bãi rác Đông Thạnh, do bị ô nhiễm quá nên được giải tỏa đi nơi khác. Năm 1997 gia đình về đây sinh sống thì đã thấy có hầm đá này rồi. Hầm này bị nhiều người lạ cho xe tải vào móc đất, đá chở đi nên giờ thấp chủng, có nhiều chổ rất sâu, thường bị sạt lở…

Trao đổi với Phóng viên Tạp chí Tài nguyên và Môi trường về khu đất có hố sâu nguy hiểm, ông Lê Hoàng Anh Vũ - Chủ tịch xã Đông Thạnh cho biết, hố sâu này có từ những năm 1990, nguồn gốc lịch sử để lại có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng hiện nay khu đất thuộc sự quản lý của công ty môi trường đô thị thành phố, xã Đông Thạnh không quản lý khu này vì đây là vùng đệm của công trình xử lý rác thải Đông Thạnh, nếu trường hợp bị sạt lở nhiều, xã sẽ phối hợp với đơn vị quản lý khu đất này để rào chắn.

Tuy nhiên không thể lấp hố này được vì hố quá lớn, nếu có lấp thì không biết bao nhiêu đất cho đủ, nên hiện tại không có phương án nào để làm, chỉ có thể bảo quản hiện trạng và lắp đặt bảng cảnh báo cho người dân. Người đứng đầu địa phương xã nhấn mạnh.

Hình ảnh tại khu vực có hố sâu nguy hiểm:

TP. Hồ Chí Minh: Hiểm họa từ hố sâu cạnh bãi rác Đông Thạnh

Xe tải, xe máy của người dân thường xuyên ra vào khu vực có hố sâu

TP. Hồ Chí Minh: Hiểm họa từ hố sâu cạnh bãi rác Đông Thạnh

Không có hàng rào che chắn hay cảnh báo nào

TP. Hồ Chí Minh: Hiểm họa từ hố sâu cạnh bãi rác Đông Thạnh

Đường vào khu có hố sâu rất ô nhiễm bởi rác thải

TP. Hồ Chí Minh: Hiểm họa từ hố sâu cạnh bãi rác Đông Thạnh

Phía trên hố sâu trông rất nguy hiểm

TP. Hồ Chí Minh: Hiểm họa từ hố sâu cạnh bãi rác Đông Thạnh

TP. Hồ Chí Minh: Hiểm họa từ hố sâu cạnh bãi rác Đông Thạnh

Rác thải bị đổ tràn lan quanh khu vực hố

TP. Hồ Chí Minh: Hiểm họa từ hố sâu cạnh bãi rác Đông Thạnh

TP. Hồ Chí Minh: Hiểm họa từ hố sâu cạnh bãi rác Đông Thạnh

TP. Hồ Chí Minh: Hiểm họa từ hố sâu cạnh bãi rác Đông Thạnh

Trụ hàng rào tạm được dựng sát khu vực có hố sâu

TP. Hồ Chí Minh: Hiểm họa từ hố sâu cạnh bãi rác Đông Thạnh

Hoa cảnh được người dân trồng tại khu đất có hố sâu nguy hiểm

Nguyễn Kiên

Tin tức

Người dân Hà Tĩnh phải thấy khát vọng, có niềm tin vào quy hoạch tỉnh

Với núi sông hùng vĩ, Hà Giang phải tạo không gian phát triển mới, khí thế phát triển mới

Tỉnh Hà Giang có thêm điểm nhấn mới về văn hóa, du lịch

Chùm ảnh: Thủ tướng Phạm Minh Chính viếng Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang

Tài nguyên

Kiến nghị báo cáo Thủ tướng dự án cảng gần 7.000 tỷ đồng tại Bình Định

Ngọc Lặc tăng cường quản lý hoạt động khai thác khoáng sản

Gắn với bảo vệ môi trường, giảm thiểu rủi ro

Đắk Nông thu hồi gần 1.800 ha đất của dự án lâm nghiệp nhiều vi phạm

Môi trường

Hàng trăm bạn trẻ “khoác áo mới” cho Rạch Xuyên Tâm

Khối thi đua số I và II Bộ TN&MT hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới và Ngày Đại dương Thế giới

Bảo Thắng ra quân thu gom vỏ bao, gói thuốc bảo vệ thực vật

Nha Trang: Đảm bảo vệ sinh môi trường cho Festival Biển 2023

Video

Hưởng ứng ngày Quốc tế Đa dạng sinh học 2023

Chương trình trồng cây "Chùa xanh" tại chùa Linh Quang, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.

Tạp chí Tài nguyên và Môi trường trồng 663 cây tại chùa Linh Quang, Điện Biên

Chương trình Chùa xanh trồng 1008 cây xanh tại chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc, Cao Bằng

Diễn đàn

Thời tiết ngày 29/5: Bắc Bộ và Trung Bộ nắng nóng, nhiệt độ cao nhất 37 độ C

Thời tiết ngày 28/5: Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vừa, mưa to

Triển khai các biện pháp cấp bách ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn

Thời tiết ngày 27/5: Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vừa, mưa to

Phát triển

Chuyển đổi số trong khai thác khoáng sản: Hướng tới kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Phạm Thiên Ân nói tiếng Việt khi chiến thắng lịch sử ở Cannes

Chuyển đổi số Đà Nẵng trước nhiều thách thức cần “khơi thông”

Diễn đàn “Điện gió và mục tiêu Net Zero vào năm 2050”

Khoa học

Đến năm 2030: Đạt mục tiêu phát triển bền vững về tài nguyên, môi trường

Sinh viên chế tạo tàu vớt rác sử dụng năng lượng mặt trời

GIS kết hợp với dữ liệu sinh khí hậu trong nghiên cứu và quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học

Hội thảo Khoa học Chiếu sáng toàn quốc 2023

Chính sách

Kế hoạch thẩm định Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia

Lâm Đồng hủy bỏ các quy định về việc tách thửa đất nông nghiệp

Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất

Hà Nội: Dân lấn chiếm đất công, chính quyền vào cuộc