Tổng công ty Giấy Việt Nam phát triển gắn với bảo vệ môi trường?

28/10/2024

TN&MTLà doanh nghiệp Nhà nước, Tổng công ty Giấy Việt Nam với sứ mệnh duy trì sản xuất bền vững, không ngừng gia tăng lợi ích cho cán bộ công nhân viên, cổ đông, khách hàng và đóng góp ngày càng nhiều cho cộng đồng, xã hội.

Bảo vệ môi trường là một trong những điều kiện tiên quyết để phát triển bền vững

Tổng công ty Giấy Việt Nam (Vinapaco) hình thành từ năm 1976, sau nhiều lần thay đổi tên gọi, cơ cấu tổ chức để phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của từng thời kỳ đất nước đến ngày 29/04/1995 theo Quyết định số 256/TTg của Thủ tướng Chính phủ, Tổng công ty Giấy Việt Nam được thành lập trên cơ sở tổ chức sắp xếp lại các đơn vị sản xuất, lưu thông, sự nghiệp về ngành giấy thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ và các đơn vị sản xuất kinh doanh nguyên liệu giấy thuộc Bộ Lâm nghiệp và các địa phương.

Tổng công ty Giấy Việt Nam phát triển gắn với bảo vệ môi trường?

Toàn cảnh Nhà máy sản xuất giấy của Tổng công ty Giấy Việt Nam (Vinapaco) tại thị trấn Phong Châu, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.

Vinapaco là đơn vị sản xuất kinh doanh đa ngành, gồm trồng rừng, chế biến gỗ, sản xuất giấy, bột giấy, sản xuất và kinh doanh các sản phẩm giấy in, giấy viết, giấy tissue, giấy bao bì, văn phòng phẩm, hoá chất, điện, nghiên cứu khoa học và công nghệ, xuất khẩu các loại phụ tùng, thiết bị máy móc vật tư ngành giấy, kinh doanh dịch vụ cho thuê văn phòng, khách sạn.

Năng lực sản xuất của Vinapaco đạt 75.000 tấn bột giấy tẩy trắng/năm và 120.000 tấn giấy in, giấy viết/năm, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, bảo vệ môi trường đạt tiêu chuẩn Quốc gia. Quá trình sản xuất kinh doanh của Vinapaco khép kín từ khâu quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu gỗ đến khâu chế biến, tiêu thụ sản phẩm giấy.

Theo giới thiệu trên website của Vinapaco, bên cạnh mục tiêu sản xuất kinh doanh hiệu quả và mang lại lợi nhuận cao, Tổng công ty Giấy Việt Nam luôn duy trì thực hiện tốt các nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội, người lao động, đặc biệt là vấn đề bảo vệ môi trường, coi đó là một trong những điều kiện tiên quyết để phát triển bền vững.

Vi phạm về môi trường, Vinapaco bị xử phạt

UBND tỉnh Phú Thọ vừa có Quyết định số 2100/QĐ-XPHC xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với Tổng công ty Giấy Việt Nam - Công ty TNHH.

Theo quyết định xử phạt, Tổng công ty Giấy Việt Nam đã có hành vi xả nước thải có chứa các thông số môi trường thông thường vào môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 1,5 lần đến dưới 03 lần trong trường hợp thải lượng nước thải từ 5.000 m3/ngày (24 giờ) trở lên.

Tổng công ty Giấy Việt Nam phát triển gắn với bảo vệ môi trường?

Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với Tổng công ty Giấy Việt Nam.

Quyết định cũng cho biết Tổng công ty Giấy Việt Nam - Công ty TNHH đã xả nước thải có chứa các thông số môi trường thông thường vào môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 1,5 lần đến dưới 03 lần trong trường hợp thải lượng nước thải từ 200 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 400 m3/ngày (24 giờ).

Theo đó, công ty còn thải khí thải có chứa các thông số môi trường thông thường vào môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 1,1 lần (tương đương mức vượt quy chuẩn kỹ thuật là 10%)

Quyết định còn nêu rõ Tổng công ty Giấy Việt Nam - Công ty TNHH đã vi phạm vào điểm y, khoản 3, Điều 18 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; vi phạm điểm i, khoản 3, Điều 18 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và vi phạm điểm a, khoản 1, Điều 20 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Do không có tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ, Tổng công ty Giấy Việt Nam – Công ty TNHH bị phạt 1,35 tỷ đồng đối với hành vi xả nước thải có chứa các thông số môi trường thông thường vào môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 1,5 lần đến dưới 03 lần trong trường hợp thải lượng nước thải từ 5.000 m3/ngày (24 giờ) trở lên. Đồng thời, Vinapaco cũng bị xử phạt 270 triệu đồng, tương đương mức tăng thêm 20% do thông số BOD5 vượt quy chuẩn kỹ thuật 2,15 lần.

Đối với hành vi xả nước thải có chứa các thông số môi trường thông thường vào môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 1,5 lần đến dưới 03 lần trong trường hợp thải lượng nước thải từ 200 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 400 m3/ngày (24 giờ), Vinapaco bị phạt 270 triệu đồng.

Hành vi thải khí thải có chứa các thông số môi trường thông thường vào môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 1,1 lần (tương đương mức vượt quy chuẩn kỹ thuật là 10%), Tổng công ty Giấy Việt Nam – Công ty TNHH bị phạt cảnh cáo.

Như vậy, với những vi phạm vừa nêu, tổng số tiền mà Tổng công ty Giấy Việt Nam – Công ty TNHH phải nộp phạt là 1.89 tỷ đồng.

Theo quyết định xử phạt, UBND tỉnh Phú Thọ yêu cầu Tổng Công ty giấy Việt Nam chấm dứt ngay hành vi vi phạm trên, dừng ngay việc xả nước thải, khí thải chưa đạt quy chuẩn cho phép ra môi trường; thực hiện nghiêm chỉnh quy định pháp luật về bảo vệ môi trường và buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, phân tích mẫu môi trường.

Tổng Công ty giấy Việt Nam có tên giao dịch Vinapaco, trụ sở chính tại 25A, phố Lý Thường Kiệt, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Địa chỉ nhà máy tại thị trấn Phong Châu, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.

Người đại diện theo pháp luật của Vinapaco là ông Lê Công Hoàng, hiện đang giữ chức vụ Tổng Giám đốc.

Việc xả nước thải, thải khí thải có chứa các thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật này liệu có phải là chủ trương của lãnh đạo Vinapaco, chỉ đạo điều hành cán bộ quản lý Nhà máy hay từ lý do nào khác?

Việc Vinapaco trong quá trình sản xuất xả nước thải và khí thải có thông số môi trường vượt quy chuẩn cho phép có đi ngược lại với mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 của Việt Nam?

Tạp chí Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục thông tin.

Theo Quyết định số 622/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững.

Phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển của đất nước; kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội và bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền quốc gia.

Thanh Phong

Tin tức

Cơ sở định vị mục tiêu đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới và những định hướng chiến lược

Thông cáo báo chí số 10, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Đoàn khảo sát của Ban Dân vận Trung ương làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tài nguyên và Môi trường

Thứ trưởng Trần Quý Kiên tiếp công dân định kỳ tháng 10/2024

Tài nguyên

Bà Rịa - Vũng Tàu triển khai Luật Đất đai 2024 và các Nghị định hướng dẫn thi hành

Bộ TN&MT làm việc với tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về công tác quản lý đất đai

PGS. TS Lê Anh Tuấn: Mạch nước ngầm khai thác tràn lan là nguyên nhân chính dẫn đến vụ sụt lún

Hoàn thiện danh mục khoáng sản chiến lược, quan trọng

Môi trường

Khởi động dự án giảm sử dụng nhựa một lần trong trường học

Nâng cao nhận thức trong việc giảm thiểu rác thải nhựa

COP16: Tăng cường cam kết bảo tồn đa dạng sinh học, hướng đến Liên minh toàn cầu vì 'Hòa bình với thiên nhiên'

Chia sẻ kinh nghiệm về mô hình, giải pháp quản lý Vườn di sản ASEAN bền vững

Video

Không để khoảng trống và độ trễ trong thời điểm giao thoa giữa Luật Đất đai mới và cũ

Điều chỉnh bảng giá đất phải tuân thủ quy định tại Nghị định 71/2024/NĐ-CP

Kết quả bước đầu kiểm tra 2 cuộc đấu giá đất tại huyện Thanh Oai và huyện Hoài Đức

Bộ TN&MT phổ biến các Nghị định, quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai 2024

Khoa học

Bài 1: Bản đồ cảnh báo lũ quét và nguy cơ sạt lở đất- Công cụ thiết yếu còn manh mún, dàn trải

Chiến lược quản trị kinh doanh nhà hàng

Xây dựng mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp cho huyện đảo Phú Quý

Tập huấn sử dụng Hệ thống tiếp nhận, xử lý phản ánh của công dân ngành TN&MT

Chính sách

Gợi mở những định hướng phù hợp chiến lược phát triển cao nguyên xanh Lâm Đồng

Dự án tâm điểm quận Hoàng Mai: 2 trường học sát kề, hàng hiếm cho khách có con nhỏ

Tổng công ty Giấy Việt Nam phát triển gắn với bảo vệ môi trường?

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy làm thành viên Ban chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án

Phát triển

NSND Xuân Bắc được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn

Tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm và nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu 3 tháng cuối năm 2024 của tỉnh Bắc Ninh

Tích hợp giáo dục môi trường trong công tác giảng dạy tại Nam Định

Thị trường thủ công mỹ nghệ hướng đến con số 2394 tỷ USD vào năm 2032

Diễn đàn

Vai trò của lãnh đạo báo chí, doanh nghiệp với phát triển bền vững

Bắt kịp xu hướng chuyển dịch năng lượng xanh

Hoàn thiện khung pháp lý, tạo niềm tin phát triển thị trường tài chính xanh

Thực tiễn triển khai các quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp cơ sở tại các Bộ, ngành