Tổng Bí thư Tô Lâm: Người thầy là đầu tàu cho giáo dục

10/11/2024

TN&MTBày tỏ mong muốn khi Luật Nhà giáo ra đời, các thầy cô giáo sẽ thực sự được tôn vinh, thực sự được tạo điều kiện thuận lợi, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: Chính các thầy, cô sẽ là đầu tàu cho nền giáo dục.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Người thầy là đầu tàu cho giáo dục

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh Luật Nhà giáo phải giải quyết mối tương quan giữa thầy và trò

Sáng 9/11, phát biểu tại thảo luận Tổ về Dự án Luật Nhà giáo, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh vị trí, ý nghĩa chiến lược của giáo dục và đào tạo; trong đó trọng tâm là công tác đào tạo giáo viên.

Phải quán triệt rất sâu sắc chiến lược, vị trí người thầy

Mở đầu, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, “đây là dịp tôn vinh nghề nghiệp của những người thầy – cũng là chúc mừng ngày 20/11. Nhân đây tôi chúc mừng các thầy cô giáo, chúc mừng sự nghiệp giáo dục của chúng ta”.

Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng, giáo dục và đào tạo có vị trí, ý nghĩa quan trọng trong chiến lược công tác cán bộ. Trong công tác cán bộ, đào tạo cán bộ là quan trọng, đã nói tới đào tạo là phải có thầy.

“Đây là đột phá quốc gia và là trọng tâm. Trong đào tạo người thầy rất quan trọng, muốn giáo dục phát triển được đầu tiên phải có thầy, có trường”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh.

Với định hướng chung này của Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng cần phải quán triệt rất sâu sắc chiến lược, vị trí người thầy.

“Tôi đọc qua dự thảo Luật thấy là đang ở tầm những gì trước đây chưa quy định thì quy định. Phải vượt lên được về tầm, xác định được vai trò quan trọng của giáo dục, đào tạo; trong giáo dục và đào tạo người thầy là chủ thể chính - ở đây còn nhiều đòi hỏi khác nữa mà chúng ta phải quán triệt”, Tổng Bí thư lưu ý.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Người thầy là đầu tàu cho giáo dục

Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị cần quán triệt rất sâu sắc chiến lược, vị trí người thầy

Cũng theo Tổng Bí thư, đã nói tới thầy thì phải có trò, do đó vấn đề đặt ra là: Luật Nhà giáo giải quyết được tương quan giữa thầy và trò như thế nào và phải giải quyết được mối quan hệ thật tốt giữa thầy và trò. Nếu không có trò không có thầy. Trong Luật này phải giải quyết được mối quan hệ rất quan trọng này.

Tổng Bí thư dẫn chứng việc giải quyết chính sách phổ cập giáo dục, tức là các cháu đã đến tuổi là phải được đến trường, và tiến đến nữa là Nhà nước phải nuôi, bỏ học phí, nuôi ăn các cháu.

“Tiến bộ phải đến mức độ như vậy. Nên không thể nói thiếu thầy được, có trò là phải có thầy - quy định rõ như thế. Mà điều này hiện nay rất thuận lợi, ở trong xã, trong phường, trong huyện, quận… sẽ có bao nhiêu cháu 3 tuổi, dữ liệu dân cư biết ngay. Vậy là có trò rồi, có trò thì phải chủ động có thầy. Bây giờ lại thiếu tới trăm nghìn thầy thì các cháu đi học thế nào? Cái gì thiếu phải giải quyết”, Tổng Bí thư nhấn mạnh.

Dự án Luật Nhà giáo trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8, gồm 9 chương, 50 điều, cụ thể hóa 5 chính sách trong đề nghị xây dựng Luật đã được Chính phủ thông qua tại Nghị quyết số 95/NQ-CP ngày 07/7/2023 của Chính phủ, bao gồm: Định danh nhà giáo, Tiêu chuẩn và chức danh nhà giáo, Tuyển dụng, sử dụng và chế độ làm việc của nhà giáo; Đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ và tôn vinh nhà giáo; Quản lý nhà nước về nhà giáo.

Đề cập tới quy hoạch trường học, Tổng Bí thư lưu ý: “Đã có trò, có thầy thì phải có trường; quy hoạch, quản lý thế nào mà nói không có trường được. Chính sách phổ cập giáo dục các cháu đến tuổi đi học không được thực hiện. Tất cả phải được giải quyết và đó là việc đang rất thời sự. Chưa kể vùng sâu, vùng xa có chính sách rất đặc thù, đặc biệt. Mối quan hệ, tương quan giữa thầy và trò phải được giải quyết. Có thầy phải có trò, rồi còn ở bậc đại học, thậm chí học tập suốt đời. Rất nhiều chính sách phải được bao quát vào dự thảo Luật”.

Cần xác định người thầy là nhà khoa học

Nhấn mạnh, người thầy cũng là “một nhà khoa học”, Tổng Bí thư Tô Lâm đặt ra câu hỏi: Mối quan hệ thầy giáo và nhà khoa học như thế nào? Tổng Bí thư nhắc nhở, “không thể có luật về nhà khoa học nữa nên điều đó phải được thể hiện, được khái quát”.

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: Mối quan hệ giữa nhà khoa học, các thầy cô giáo; giữa trung tâm nghiên cứu với doanh nghiệp, với nhà nước phải tường minh. Hiện nay, khoa học và trí thức đều “không dừng lại”, do đó, đòi hỏi người thầy phải có tâm thế của nhà khoa học, phải có chuyên môn rất sâu.

Tổng Bí thư cũng lưu ý về quá trình hội nhập của thầy, cô giáo trong bối cảnh đất nước và ngành giáo dục đang hội nhập hiện nay. Tổng Bí thư dẫn chứng: “Vừa rồi chúng ta tuyên bố phổ cập tiếng Anh trong giáo dục - tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2, thầy phải tiếng Anh thế nào mới phổ cập được. Thầy có trình độ tiếng Anh thế nào? Có quy định thầy nước ngoài không, có phải chấp hành theo Luật Nhà giáo của Việt Nam không? Chúng ta đã đề cập gì chưa?

Muốn hội nhập được phải có con người, mà con người đào tạo được trước hết phải là người thầy. Cần có các chính sách rất cụ thể. Nếu bây giờ không có thầy tiếng Anh làm sao có trò tiếng Anh được. Thầy dạy Toán, thầy dạy Văn cũng phải có tiếng Anh chứ không chỉ riêng thầy dạy Ngoại ngữ. Phải tiếp cận, phải hội nhập. Các chính sách đó phải được thể hiện ở đây, phải có những đòi hỏi, những yêu cầu cụ thể”.

Người thầy là đầu tàu cho giáo dục

Ngoài ra, Tổng Bí thư lưu ý, chính sách học tập suốt đời cũng cần được quy định trong dự thảo Luật Nhà giáo, không thể quy định thô cứng theo kiểu giáo sư đến tuổi nghỉ hưu không còn là nhà giáo, không tham gia giảng dạy nữa.

“Những thầy lớn tuổi lại có uy tín, thầy hướng dẫn; nhưng đến tuổi thì nói do Luật Giáo dục tôi hết tuổi, tôi không còn là nhà giáo nữa. Rõ ràng là như vậy sẽ khó khăn. Trong khi chúng ta đang huy động các lực lượng xã hội vào công tác giáo dục, công tác giảng dạy", Tổng Bí thư lưu ý.

Tổng Bí thư cũng đề nghị cần khuyến khích xã hội hóa, huy động xã hội tham gia vào công tác giáo dục, công tác giảng dạy, nhất là tại một số môi trường rất đặc biệt như trong trại giam hay giáo viên công tác tại miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Người thầy là đầu tàu cho giáo dục

Tổng Bí thư Tô Lâm chụp ảnh lưu niệm cùng các đại biểu thuộc Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội

Dẫn chứng thêm về việc dạy và học tại khu vực miền núi, Tổng Bí thư cho biết đã tới và "thấy rất khó khăn". Nhiều nơi chưa có trường nội trú, nhà công vụ cho giáo viên. Trước thực tế này, Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu, "mỗi trường như thế phải có nhà công vụ cho giáo viên. Giáo viên phải có chỗ ở".

Tổng Bí thư nhấn mạnh, khu vực này cũng cần được coi là đặc biệt, bởi các thầy không chỉ dạy học mà còn phải dỗ dành, động viên học sinh đến trường. Do đó cần có chính sách vừa cụ thể, vừa bao quát khuyến khích cho nhà giáo làm việc trong môi trường đặc biệt này. Bởi ở vùng khó khăn về kinh tế - xã hội, cũng là vùng trũng về giáo dục đào tạo, khó khăn về phát triển nguồn nhân lực.

Cuối cùng, Tổng Bí thư bày tỏ mong muốn Luật Nhà giáo ra đời sẽ được các thầy cô chào đón.

"Phải làm sao tạo cho người thầy đón nhận Luật này thực sự phấn khởi, thực sự là tôn vinh, thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho người thầy. Chứ không để Luật ra thầy lại thấy khó khăn hơn. Thầy làm tốt rồi sẽ lôi kéo được trò, người thầy là đầu tàu cho giáo dục", Tổng Bí thư nhấn mạnh.

Theo nhandan.vn

Tin tức

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy làm việc với Bộ trưởng Bộ Nhân lực và Bộ thương mại, Công nghiệp Singapore

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp xúc cử tri Hà Nội sau kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Thủ tướng: Sân bay Long Thành phải hoàn thành trong năm 2025, không thể chậm hơn

Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV: Nhiều quyết sách mang tính lịch sử trước kỷ nguyên mới

Tài nguyên

Đề xuất một số giải pháp tăng cường năng lực quản lý nhà nước về Viễn thám

Hà Nội quyết tâm làm “sống lại” các dòng sông

Hà Nội chấn chỉnh công tác đấu giá đất

Cần tận dụng tối đa các thành quả của Viễn thám trong giám sát môi trường biển, hải đảo

Môi trường

Nâng cao nhận thức cho thanh niên về giảm phát thải khí mê-tan

Hồi sinh những rạn san hô ở Cát Bà

Hà Nội ô nhiễm môi trường từ nước thải sinh hoạt

Phòng chống ô nhiễm từ hoạt động tái chế kim loại màu

Video

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero

Dương Kinh (Hải Phòng): Đi tìm lời giải trong việc thu hồi đất tại phường Hòa Nghĩa

Không để khoảng trống và độ trễ trong thời điểm giao thoa giữa Luật Đất đai mới và cũ

Khoa học

Giải pháp thúc đẩy phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo luật Bảo vệ môi trường năm 2020

Ứng dụng công nghệ khoáng, vi sinh và nước xử lý ô nhiễm môi trường chăn nuôi

Đánh giá ảnh hưởng môi trường của một số ao nuôi tôm khu vực phía Nam huyện Nhà Bè

Khảo sát quá trình lên men nghệ mật ong ở một số môi trường khác nhau

Chính sách

Giá khoáng sản quan trọng tăng và triển vọng doanh nghiệp khai khoáng trong nước

Tăng cường đôn đốc thu ngân sách các khoản liên quan đến đất đai trong tháng cuối năm 2024

Bộ Nội vụ triển khai nghị định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội vừa có hiệu lực

Thanh Hóa: Khai sai thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường Công ty Hồng Phượng bị truy thu hơn 600 triệu đồng

Phát triển

Nhu cầu vật liệu quan trọng trên thế giới gia tăng, cơ hội cho Công ty khoáng sản Masan

Đoàn Thanh niên Bộ TN&MT: Hướng đến phòng chống, từ bỏ sử dụng thuốc lá điện tử

Ông Vũ Lân làm Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Lào Cai

Một bông hoa lặng lẽ thiền trên cát bỏng

Diễn đàn

Để ngành chăn nuôi phát triển bền vững, công tác xử lý môi trường trong chăn nuôi phải được thực hiện tốt và triệt để

Đảng bộ Bộ TN&MT tổ chức lễ chuyển giao - tiếp nhận tổ chức đảng, đảng viên

Thời tiết ngày 3/12: Bắc Bộ sương lạnh, Tây Nguyên và Nam Bộ mưa rào và dông

Thời tiết ngày 2/12: Bắc Bộ có mưa vài nơi, Tây Nguyên và Nam Bộ mưa rào và dông

Kinh tế xanh

Miến Dong sạch Trung Kiên: Sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe và môi trường