Hoàn thiện chính sách thuế tài nguyên theo hướng sử dụng tiết kiệm, hợp lý và hiệu quả
Công viên địa chất Lạng Sơn được công nhận là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO
Quy định việc khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng để ở
Quản lý hiệu quả lĩnh vực tài nguyên và môi trường
Thị sát xứ Lạng đề nghị công nhận Công viên địa chất toàn cầu UNESCO
Quản lý nước thải vì sự phát triển bền vững từ góc nhìn Kiểm toán nhà nước
Quản lý nước thải đang là lĩnh vực được quan tâm trong các hoạt động của các cơ quan kiểm toán tối cao (SAI). Số lượng các cuộc kiểm toán được thực hiện đối với nước thải ngày càng gia tăng khẳng định nhận thức và hành động của các SAI về tầm quan trọng của các vấn đề nước thải và kiểm toán nước thải.
Cấp 1.726 giấy phép lĩnh vực tài nguyên nước các loại
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, năm 2021, các địa phương trên cả nước đã cấp được 1.726 giấy phép lĩnh vực tài nguyên nước các loại, gồm: Xả nước thải vào nguồn nước, khai thác sử dụng nước mặt, khai thác sử dụng nước dưới đất.
Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Bằng Giang - Kỳ Cùng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Luật Tài nguyên nước năm 2012 đã đưa ra nguyên tắc quản lý tài nguyên nước phải bảo đảm thống nhất theo lưu vực sông, theo nguồn nước, kết hợp với quản lý theo địa bàn hành chính. Kể từ khi Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2013, đây là Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông đầu tiên được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong tổng số 15 nhiệm vụ quy hoạch về tài nguyên nước được Bộ Tài nguyên và Môi trường dự kiến triển khai xây dựng từ nay đến năm 2024. Quy hoạch này là nền tảng để xây dựng và thực hiện các quy hoạch có khai thác, sử dụng trên lưu vực sông Bằng Giang - Kỳ Cùng. Việc thực hiện Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Bằng Giang - Kỳ Cùng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ góp phần quan trọng đối với công cuộc phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương; đồng thời, quy hoạch này cũng là cơ sở, định hướng để triển khai các quy hoạch khác tại các địa phương thuộc lưu vực Bằng Giang - Kỳ Cùng.
Nâng cao năng lực thực hiện kiểm toán quản lý nguồn nước lưu vực sông Mê Công
Chất lượng nước tại một số khu vực thuộc lưu vực sông Mê Công đang có dấu hiệu ô nhiễm. Tình trạng suy thoái nguồn nước trong khu vực đã kéo theo những ảnh hưởng và tác động tiêu cực đến hệ sinh thái, sinh kế, đời sống của người dân. Đây là nội dung được nêu ra trong báo cáo “Kiểm toán việc quản lý nguồn nước lưu vực sông Mê Công” gắn với thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững do Kiểm toán Nhà nước tại 3/6 quốc gia thuộc lưu vực sông Mê Công gồm: Việt Nam, Thái Lan, Myanma hợp tác thực hiện.
Bàn giao giếng khoan tại đảo Hòn Lớn, tỉnh Kiên Giang
Cục Quản lý tài nguyên nước vừa phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang tổ chức bàn giao các giếng khoan nghiên cứu trên đảo Hòn Lớn thuộc xã An Sơn, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang thuộc dự án “Điều tra, đánh giá chi tiết tài nguyên nước phục vụ xây dựng công trình cấp nước cho các Đảo thuộc lãnh thổ Việt Nam”.
Thừa Thiên-Huế hoàn thành nhiều nội dung thanh tra về đất đai
Lô đất có chủ sử dụng đất là ông Huỳnh Cư, nguyên Bí thư Thành ủy Huế (nhiệm kỳ 2015-2020) hiện còn chưa xác định được đúng, đủ tiền sử dụng đất.
Dòng chảy đầu mùa lũ thấp hơn trung bình nhiều năm ở hạ lưu vực Mê Công
Đây là quan ngại của các quốc gia Ủy hội sông Mê Công quốc tế chia sẻ tại Phiên họp lần thứ 52 Ủy ban Liên hợp các quốc gia thành viên Ủy hội sông Mê Công quốc tế (Ủy ban) và Phiên họp lần thứ 25 Đối tác Đối thoại của Ủy hội sông Mê Công quốc tế diễn ra trực tuyến trong hai ngày 16-17/9/2021.
Quản lý nguồn nước lưu vực sông Mê Công gắn với việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững
Kiểm toán Nhà nước vừa phát hành Báo cáo kiểm toán việc quản lý nguồn nước lưu vực sông Mê Công gắn với việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững. Mục tiêu của cuộc kiểm toán là nhằm đánh giá công tác quản lý tài nguyên nước và việc tuân thủ các cam kết quốc tế của Chính phủ Việt Nam trong quản lý, sử dụng và bảo vệ nguồn nước lưu vực sông Mê Công. Đồng thời, chú trọng đến việc xem xét, xác định các ảnh hưởng, tác động tiêu cực do việc suy giảm nguồn nước sông Mê Công tại Việt Nam trong giai đoạn 2016 - 2020.
Nguồn nước và những thách thức đến an ninh nguồn nước tại Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những Thành phố lớn nhất Việt Nam, là một trung tâm kinh tế, văn hóa, du lịch và khoa học kỹ thuật quan trong ở phía Nam Việt Nam. Diện tích tự nhiên của Thành phố là 2.095,01 km2 với dân số 8.247.829 người (theo số liệu tổng kiểm kê năm 2015) chưa kể khách vãng lai. Tốc độ phát triển kinh với mức tăng trưởng hơn 8% /năm. Thành phố nằm ở hạ lưu của sông Đồng Nai-Sài Gòn, nguồn nước cấp cho Thành phố phụ thuộc rất lớn vào nguồn nước mặt cấp từ các địa phương ở thượng nguồn sông Sài Gòn và sông Đồng Nai. Thêm vào đó, khả năng nguồn nước cấp (nước nhạt) phân bố trên địa bàn Thành phố đã và đang thiếu hụt so với nhu cầu cấp nước ngày càng gia tăng. Trong khi đó, công tác quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng TNN giảm thiểu thiệt hại do nước gây ra trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức; đồng thời sự tác động của BĐKH và hoạt động kinh tế các địa phương vùng thương lưu,sự gia tăng khai thác, sử dụng nguồn nước. Tình trạng trên đang và sẽ gây áp lực
Đánh giá và xây dựng bản đồ hiện trạng chất lượng nước sông Châu Giang đoạn chảy qua tỉnh Hà Nam giai đoạn tháng 11/2018 đến tháng 5/2019
Nghiên cứu đánh giá và xây dựng bản đồ hiện trạng chất lượng nước và đề xuất các biện pháp kiểm soát ô nhiễm nước sông Châu Giang đoạn chảy qua tỉnh Hà Nam nhằm cung cấp cơ sở dữ liệu để góp phần hỗ trợ cho các nhà quản lý môi trường tại địa phương có cách nhìn tổng thể và đưa ra các phương án để kiểm soát chất lượng nước trên sông Châu Giang nói riêng và BVMT nước nói chung. Kết quả cho thấy lượng nước Sông Châu Giang đoạn chảy qua tỉnh Hà Nam, qua 2 đợt quan trắc tại 15 vị trí lấy mẫu cho thấy chỉ số chất lượng nước WQI dao động từ 63 đến 86, các thông số chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng như Nitơ và COD, BOD… đang có hiện tượng ô nhiễm nhẹ.
Ảnh hưởng của pH trong nước sông Đồng Nai đến độc tính của Niken lên Daphnia carinata và Daphnia lumholtzi
Đặc điểm của môi trường nước như pH, nhiệt độ, độ kiềm, độ cứng, DOC… ảnh hưởng rất lớn đến độc tính của kim loại nặng lên sinh vật thủy sinh. Trong đó pH là yếu tố rất quan trọng, nó làm thay đổi rõ ràng độc tính của kim loại lên sinh vật thủy sinh. Kết quả thí nghiệm trên mẫu nước sông Đồng Nai thuộc đề tài số 2015.04.23 của Bộ TN&MT cho thấy, đối với Daphnia carinata khi pH của nước sông Đồng Nai tăng từ 5,9 đến 7,1 thì LC50-Ni tăng từ 364 µg/L lên 432 µg/L. Đối với Daphnia lumholtzi khi pH của nước sông Đồng Nai tăng từ 6 đến 8,1 thì LC50-Ni tăng từ 45 µg/L lên 204 µg/L.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý, xử lý bùn thải phát sinh từ các hệ thống xử lý nước thải ở các KCN miền Đông Nam Bộ
Vùng Đông Nam Bộ là vùng có số lượng Khu công nghiệp (KCN) được thành lập nhiều nhất với 123 KCN (chiếm 47,6% cả nước), tiếp đến là vùng Đồng bằng sông Hồng với 83 KCN (chiếm 32,2% cả nước) và vùng Tây Nam Bộ với 52 KCN (chiếm 20,2% cả nước) (1).
Dự báo mực nước khu vực Tân Hòa - Lò Gốm phục vụ vận hành hệ thống thoát nước
Thành phố Hồ Chí Minh là khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của triểu biển Đông, thường xuyên bị ngập úng do triều cường kết hợp với mưa lớn trên diện rộng. Vấn đề dự báo biến động mực nước thủy triều trong hệ thống sông vì thể trở nên rất quan trọng, nhằm chủ động phòng chống lũ lụt ở các khu vực ven biển cũng như ngập úng tại các khu vực đô thị.
Thực trạng tài nguyên, môi trường nước và giải pháp ứng phó ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
Đồng bằng sông Cửu Long đã và đang đối mặt với nhiều tác động của BĐKH và nước biển dâng, khí hậu cực đoan. Một trong số đó là việc khai thác và sử dụng tài nguyên, môi trường nước, khai thác nước ngầm… dẫn đến suy giảm TNN nghiêm trọng. Việc nhận diện được đầy đủ nguyên nhân từ đó có những giải pháp khả thi để chủ động giảm thiểu và phòng, chống đang là vấn đề cấp bách hiện nay ở khu vực này.
Đánh giá hiện trạng nhu cầu dùng nước trên đoạn sông Cần Thơ
Nhu cầu sử dụng nước các quận: Ô Môn, Ninh Kiều, Cái Răng và huyện Phong Điền ngày càng gia tăng do tốc độ phát triển kinh tế ngày càng cao và sự gia tăng dân số ở TP. Cần Thơ, từ đó kéo theo nguy cơ về thiếu hụt nguồn nước. Xuất phát từ tình hình trên, việc nghiên cứu đánh giá trử lượng nước cũng như nhu cầu sử dụng nước trên sông Cần Thơ có ý nghĩa quan trọng. Để thực hiện mục tiêu trên, nhóm tác giả đã tổng hợp, tính toán trữ lượng nước sông Cần Thơ và thống kê nhu cầu sử dụng nước ở các lĩnh vực nông nghiệp, sinh hoạt, công nghiệp,.. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, đến thời điểm nghiên cứu trữ lượng nước sông Cần Thơ đáp ứng tốt so với nhu cầu dùng nước trên địa bàn.
Sẽ phạt nặng hành vi xả chất thải không qua xử lý ra môi trường
Nếu cố tình vi phạm, lắp đặt các thiết bị, đường ống xả hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường, doanh nghiệp có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép môi trường.
Khử trùng nước sinh hoạt cho các vùng cấp nước Cao Nguyên
Nước sạch giữ vai quan trọng trong đời sống của con người. Khi mức sống người dân ngày càng nâng cao, nhu cầu dùng nước sạch, nước không nhiễm bẩn cũng từ đó mà tăng theo. Tuy nhiên, ở một số vị trí đặc thù ở Việt Nam cụ thể là Đà Lạt số hộ dân hiện đang dùng nước giếng khoan là không kiểm soát được, điều đáng nói, Đà Lạt là nơi tập trung các dự án nhà kính nông nghiệp lớn nhỏ, đây là nguyên nhân chính khiến nước ngầm mạch nông nhiễm khuẩn vi sinh, kim loại nặng và chất rắn lơ lửng. Mối nguy mà người dân sinh sống tại đây không hoàn toàn nhận thấy được, hiểu được vấn đề này nghiên cứu đưa ra giải pháp khử trùng an toàn cho mạng lưới cấp nước đến các hộ dân sinh sống tại vùng cao. Vị trí nghiên cứu tại trạm bơm cấp nước Xuân Trường thuộc TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Phương pháp nghiên cứu phân tích và đánh giá số liệu thu thập được từ quá trình vận hành hệ thống CloRun. Nước sạch sau khi khử khùng có nồng độ Clo dư trong ngưỡng cho phép từ 0,3 - 0,5 (mg/l hay ppm).
Chất lượng nước các lưu vực sông miền Bắc: Đảm bảo mục đích cấp nước sinh hoạt
Từ đầu năm đến nay, Trung tâm Quan trắc môi trường miền Bắc đã triển khai 5 đợt quan trắc môi trường nước trên 5 lưu vực sông (LVS): Cầu, Nhuệ - Đáy, Mã - Chu, Hồng - Thái Bình và LVS Lam, sông La). Kết quả cho thấy, chất lượng môi trường nước trên các LVS ở khu vực miền Bắc khá tốt.
Tăng cường nghiên cứu, điều tra, tìm kiếm các nguồn nước
Trong thời gian tới, Bộ TN&MT sẽ tăng cường nghiên cứu, điều tra, tìm kiếm các nguồn nước và chuyển giao tài liệu, số liệu, hỗ trợ kỹ thuật cho các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long làm cơ sở để UBND các tỉnh chỉ đạo việc lập, phê duyệt, thực hiện các dự án đầu tư, xây dựng các trạm bơm, cấp nước ngọt cho người dân sử dụng trong sinh hoạt và trong sản xuất.
Quảng Ngãi: Siết chặt quản lý, sử dụng bãi sông
UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa có văn bản gửi các sở, ngành liên quan về việc quản lý, sử dụng bãi sông đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về đê điều. Đồng thời, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về đê điều, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về đê điều theo thẩm quyền, đúng quy định.