Tìm hiểu công tác xử lý các khu, điểm, cơ sở gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2018 - 2021

23/05/2024

TN&MTQuá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa sẽ luôn tồn tại một số nguồn thải, khu, điểm ô nhiễm và cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nằm xen lẫn trong các khu vực cộng đồng dân cư. Lượng chất thải phát sinh từ các khu, điểm, cơ sở sản xuất này nếu không được xử lý triệt để có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường đất, nước, không khí xung quanh, các hệ sinh thái và đặc biệt là sức khỏe, sinh hoạt và đời sống cộng đồng lân cận. 

Đề tài nhằm tìm hiểu công tác rà soát, xử lý các khu, điểm, cơ sở gây ô nhiễm môi trường, những thuận lợi và khó khăn trong quá trình triển khai xử lý trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2018 - 2021. Qua đó, đề xuất một số giải pháp giúp nâng cao hiệu quả công tác xử lý các khu, điểm, cơ sở gây ô nhiễm môi trường, giảm thiểu các tác động tiêu cực gây ra cho môi trường, hệ sinh thái và sức khỏe cộng đồng. Kết quả của nghiên cứu cung cấp các quy trình thực hiện, kinh nghiệm thực tiễn cho các địa phương trong vấn đề quản lý, kiểm soát, giải quyết giảm thiểu các khu vực ô nhiễm trọng điểm rất bổ ích cho đội ngũ giảng viên cũng như sinh viên chuyên ngành môi trường.

Đặt vấn đề

An Giang là tỉnh thuộc vùng ĐBSCL - vùng sản xuất lúa trọng điểm của cả nước. Giai đoạn 2015-2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân 5 năm của tỉnh An Giang ước tăng 5,25%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm dần khu vực nông nghiệp (KV1), tăng khu vực công nghiệp - xây dựng (KV2) và thương mại - dịch vụ (KV3). Giai đoạn 2016-2020, KV1 chiếm 32,86% (giảm 8,17% so với giai đoạn 2011-2015), KV2 chiếm 14,4% (tăng 2,79%), KV3 chiếm 49,09% (tăng 5,1%). 

Theo đánh giá của UBND tỉnh, giai đoạn này An Giang đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng và khá toàn diện trong phát triển KT-XH, luôn phấn đấu theo mục tiêu hướng tới thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, đã làm cho đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện, QP-AN được giữ vững [4, 6]. Bên cạnh đó, hệ quả tất yếu không tránh khỏi của sự phát triển KT-XH đó là vấn đề ONMT, do luôn tồn tại một số khu, điểm ONMT và cơ sở gây ONMT. Đáng chú ý là nhiều khu, điểm, cơ sở sản xuất gây ô nhiễm tồn tại từ lâu đời, nằm xen kẽ trong các khu dân cư gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, đời sống cộng đồng [3]. Do đó, đề tài “Tìm hiểu công tác xử lý các khu, điểm, cơ sở gây ONMT trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2018 - 2021” được thực hiện là rất cần thiết nhằm tìm hiểu và đề xuất các biện pháp, phương hướng xử lý hiệu quả các khu, điểm, cơ sở (KĐCS) gây ONMT hướng tới giảm thiểu ONMT, giảm nhẹ các tác hại gây ra bởi các khu, điểm, nguồn ô nhiễm cho hệ sinh thái, cộng đồng lân cận và toàn xã hội.

Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu 

Tìm hiểu quy trình công tác tổ chức rà soát, xử lý và lập danh mục các KĐCS gây ONMT trên địa bàn tỉnh An Giang; đánh giá diễn biến số lượng, hiện trạng các KĐCS gây ONMT của tỉnh An Giang giai đoạn 2014-2021; tìm hiểu các nguyên nhân, thuận lợi và khó khăn trong quá trình rà soát và xử lý các KĐCS gây ONMT; đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, rà soát và xử lý các khu, điểm, cơ sở sản xuất gây ONMT.

Phương pháp nghiên cứu 

Thu thập, tổng hợp thông tin thứ cấp như các báo cáo, kế hoạch, công văn, quyết định, quy định, thông tư,… từ UBND tỉnh An Giang, Sở TN&MT An Giang, Bộ TN&MT,… về công tác quản lý, rà soát và xử lý các khu vực, điểm, cơ sở sản xuất gây ô nhiễm trên địa bàn tỉnh An Giang; các giáo trình, bài báo trong các tạp chí khoa học, trang web.

Lập biểu đồ thể hiện tình hình số lượng các khu, điểm, cơ sở sản xuất gây ô nhiễm cần phải xử lý giai đoạn 2014-2021.

Tổng hợp, so sánh, đánh giá số liệu và xác định nguyên nhân dựa trên các báo cáo, công văn, kế hoạch của cơ quan quản lý nhà nước về công tác quản lý, rà soát, xử lý các khu, điểm, cơ sở sản xuất gây ONMT trên địa bàn tỉnh An Giang. 

Kết quả và thảo luận

Quy trình công tác tổ chức rà soát, xử lý và lập danh mục các khu, điểm, cơ sở gây ONMT

Sở TN&MT An Giang là cơ quan đóng vai trò chỉ đạo công tác rà soát, xử lý các KĐCS gây ONMT cần được xử lý trên địa bàn tỉnh An Giang. Theo đó, Sở TN&MT xác định trách nhiệm cụ thể của từng ngành, từng cấp, hỗ trợ các sở, ngành, các địa phương xây dựng kế hoạch khắc phục ONMT, kiểm tra, đôn đốc và tham mưu xác định các KĐCS gây ONMT theo tiêu chí; ban hành các văn bản hướng dẫn so sánh, đối chiếu, lập danh mục, thực hiện xử lý các KĐCS gây ONMT [1, 2]. 

Hàng năm, UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ trì thực hiện, phối hợp với các Sở, ban, ngành chức năng và đơn vị có liên quan thực hiện rà soát và lập danh sách các KĐCS gây ONMT; xây dựng kế hoạch cho công tác xử lý; và thực hiện việc xử lý theo các tiêu chí và văn bản hướng dẫn. Đồng thời, UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục rà soát, bổ sung các KĐCS ô nhiễm mới phát sinh hoặc loại ra khỏi danh mục các KĐCS đã xử lý triệt để trên địa bàn (trong đó tiêu chí xác định các cơ sở gây ONMT và gây ONMT nghiêm trọng được quy định theo Thông tư số 04/2012/TT-BTNMT của Bộ TN&MT), rồi báo cáo tổng hợp về Sở TN&MT. Sau đó, Sở TN&MT trình cho UBND tỉnh An Giang xem xét, phê duyệt chủ trương và ban hành các danh mục các KĐCS gây ONMT [1]. 

Tổng quan hiện trạng môi trường các khu, điểm, cơ sở ONMT địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2018-2021

Trong giai đoạn 4 năm 2018 - 2021, các KĐCS gây ONMT trên địa bàn tỉnh bao gồm các loại hình, đối tượng sau:
Các khu, điểm ô nhiễm tập trung chủ yếu ở khu vực đô thị trung tâm của tỉnh:

Các kênh, rạch, cống, mương,... có tình trạng ô nhiễm nước ở mức độ nặng (nước có màu đen và nặng mùi hôi do phải tiếp nhận rất nhiều nguồn thải) gây ô nhiễm cho môi trường nước và không khí xung quanh, tập trung nhiều nhất ở thành phố (TP.) Long Xuyên.

Hai khu dân cư không có hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt, chủ yếu thuộc TP. Châu Đốc. 

Búng Bình Thiên huyện An Phú có tình trạng ONMT nước (theo nhiều phản ánh từ chính quyền và nhân dân địa phương).

Các cơ sở sản xuất gây ONMT bao gồm:

Lò giết mổ tại thị xã Tân Châu có hệ thống xử lý nước thải ngừng hoạt động, còn nhiều rác thải tồn đọng tại khu vực, là nguồn thải gây ô nhiễm nước và không khí xung quanh gây ảnh hưởng sức khỏe và bức xúc trong người dân.

Phần lớn là các lò thủ công sản xuất gạch đất sét nung truyền thống tập trung chủ yếu ở 2 huyện Châu Thành và Chợ Mới gây ô nhiễm không khí xung quanh.

Năm 2021, các KĐCS gây ONMT thuộc các địa phương như TP. Long Xuyên, TP. Châu Đốc, thị xã Tân Châu và 6/12 huyện của tỉnh An Giang gồm huyện Châu Thành, Chợ Mới, Phú Tân, An Phú, Tịnh Biên, Tri Tôn [1, 5].

Kết quả thực hiện xử lý các khu, điểm, cơ sở gây ONMT trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2014-2021

Kết quả triển khai công tác rà soát, xử lý các KĐCS gây ONMT trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2014-2021 được thể hiện qua Bảng 1 và Hình 1.

Bảng 1: Số lượng các khu, điểm, cơ sở gây ONMT địa bàn tỉnh An Giang

Tìm hiểu công tác xử lý các khu, điểm, cơ sở gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2018 - 2021

Hình 1: Số lượng các khu, điểm ONMT, cơ sở gây ONMT tỉnh An Giang giai đoạn 2014-2021
Tìm hiểu công tác xử lý các khu, điểm, cơ sở gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2018 - 2021

Đánh giá theo thời gian, ta thấy kết quả xử lý các KĐCS ONMT trong giai đoạn đầu 2014-2018 rất khả quan. Tổng số lượng các KĐCS có sự sụt giảm mạnh, cụ thể tổng số lượng ở năm 2014 là 264 KĐCS ONMT, đến năm 2018 chỉ còn 50 KĐCS ONMT. Các loại hình, đối tượng gây ONMT như điểm tập kết rác chợ, điểm trung chuyển rác sinh hoạt đã được xử lý triệt để và loại khỏi danh mục các KĐCS gây ô nhiễm, không phát sinh thêm các KĐCS ô nhiễm mới. Giai đoạn sau 2018-2021, công tác xử lý các KĐCS ô nhiễm vẫn theo chiều hướng tích cực, đi vào trạng thái ổn định, càng về sau thì tổng số lượng các KĐCS cần phải xử lý hàng năm giảm nhẹ dần. Tổng số lượng ở năm 2018 là 50 KĐCS ONMT, đến năm 2021 còn 35 KĐCS ONMT, và không có KĐCS ô nhiễm mới phát sinh. Điều này cho thấy, UBND cấp huyện đã tích cực, chủ động và phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành trong công tác xử lý các KĐCS gây ONMT thuộc địa bàn quản lý [1, 3, 5].

Năm 2018, toàn tỉnh An Giang có tổng số 50 KĐCS ONMT, bao gồm 24 khu, điểm và 26 cơ sở gây ONMT chủ yếu là các lò gạch thủ công truyền thống. Các khu, điểm ô nhiễm phần lớn bao gồm 21 kênh, rạch, cống, mương nội thành; cùng với 1 búng và 2 khu dân cư chưa có hệ thống xử lý nước thải. Các khu, điểm ô nhiễm tập trung chủ yếu ở khu vực đô thị trung tâm của tỉnh là TP. Long Xuyên (15 kênh, rạch, cống, mương), kế đến là TP. Châu Đốc (2 kênh và 2 khu dân cư). Chất lượng nước ở các kênh, rạch, cống, mương đều bị ô nhiễm ở mức độ nặng gây ảnh hưởng đến môi trường nước và không khí cho khu vực dân cư sinh sống xung quanh. Môi trường nước ở Búng Bình Thiên huyện An Phú có tình trạng ô nhiễm (theo nhiều phản ánh từ chính quyền và nhân dân địa phương). Hai khu dân cư ở TP. Châu Đốc chưa có hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt.

Đến cuối năm 2019, tổng cộng trên địa bàn tỉnh còn 39 KĐCS ONMT, bao gồm 24 khu, điểm (không thay đổi, chưa giảm so với năm 2018) và 15 cơ sở gây ONMT. Như vậy, trong giai đoạn 2018-2019, công tác xử lý các cơ sở ô nhiễm đặc biệt đạt kết quả rất tốt, hoàn thành xử lý triệt để 11 cơ sở gây ONMT. Trong đó, huyện Chợ Mới triển khai tốt nhất, xử lý và loại bỏ 7 cơ sở ra khỏi danh mục cơ sở gây ô nhiễm.

Cuối năm 2020, toàn tỉnh có 37 KĐCS gây ONMT, gồm 22 khu, điểm (giảm 2 so với năm 2019) và 15 cơ sở ONMT (không đổi so với năm 2019). Trong giai đoạn 2019-2020, 2 khu, điểm được công nhận hoàn thành việc xử lý là Cống Bà Thứ và Kênh Lò Men thuộc địa bàn TP. Long Xuyên. Nhờ vào sự hợp tác tích cực giữa UBND TP. Long Xuyên, UBND 2 phường Mỹ Thạnh, Mỹ Thới và sự đồng thuận của người dân, công tác xử lý đã hoàn thành công trình cải tạo cảnh quan đô thị, san lấp và tái lập mặt bằng hoàn chỉnh đối với 2 khu, điểm ô nhiễm trên.

Cuối năm 2021, toàn tỉnh An Giang còn 35 KĐCS ONMT (giảm 2 so với năm 2020), trong đó, gồm 21 khu, điểm và 14 cơ sở gây ONMT. Do phối hợp nhiều yếu tố như sự kiểm tra giám sát của chính quyền, sự chủ động của chủ cơ sở và sự đồng thuận của người dân địa phương, công tác xử lý trong giai đoạn 2020-2021 đã hoàn thành xử lý 1 khu, điểm ONMT (Mương Lò Búng) thuộc TP. Long Xuyên và 1 lò gạch gây ô nhiễm ở huyện Châu Thành ngừng hoạt động [1, 3, 5].

Kết luận và kiến nghị

Kết luận

Mặc dù còn tồn tại một số hạn chế về chính sách, nguồn nhân lực, ngân sách tỉnh, kinh phí của chủ cơ sở hoặc sự đồng thuận của người dân ở một số khu vực công ích chưa cao, tuy nhiên, công tác xử lý các KĐCS gây ONMT trên địa bàn tỉnh An Giang trong giai đoạn 2014-2021 cho thấy kết quả rất khả quan. Tổng số lượng các KĐCS ô nhiễm có sự sụt giảm rất đáng kể ở giai đoạn đầu 2014-2018. Do đó, giai đoạn sau từ năm 2018-2021, công tác xử lý các KĐCS đi vào trạng thái ổn định, tổng số lượng các KĐCS cần xử lý hàng năm giảm nhẹ, không có KĐCS ô nhiễm mới phát sinh. Điều này cho thấy, công tác xử lý các KĐCS ONMT ở tỉnh An Giang đã được các cơ quan quản lý nhà nước thực thi một cách tích cực và hiệu quả. Đặc biệt, UBND cấp huyện đã hoàn thành tốt vai trò, chủ động, phối hợp chặt chẽ với các Sở, Ban ngành trong công tác xử lý các KĐCS gây ONMT. 

Kiến nghị

Cần tập trung xử lý triệt để dứt điểm từng KĐCS ô nhiễm. Đối với việc xử lý các khu, điểm thuộc khu vực công ích: Xây dựng lộ trình, kế hoạch khắc phục từng năm, ưu tiên xử lý đối với các khu vực ô nhiễm nặng, ảnh hưởng đời sống nhân dân. Đối với các cơ sở gây ô nhiễm: Thanh tra, kiểm tra, xử lý và buộc khắc phục ô nhiễm theo quy định. Áp dụng nghiêm chế tài cho ngừng sản xuất hoặc cưỡng chế di dời đối với các cơ sở gây ô nhiễm vi phạm nhiều lần. Nội dung thanh tra, kiểm tra cần được thực hiện theo hướng trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các tồn tại bức xúc được dư luận quan tâm. Rà soát, đánh giá tình hình sản xuất, sử dụng vật liệu xây dựng không nung và tình hình hoạt động của các lò gạch thủ công, thủ công cải tiến, lò Hoffman. Thúc đẩy triển khai mô hình sử dụng năng lượng tái tạo cho lò gạch. Di dời hoặc cải tạo các lò giết mổ tập trung trên địa bàn tỉnh. 

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm về BVMT bằng nhiều hình thức, nội dung phù hợp với các đối tượng khác nhau như cộng đồng, tổ chức, cá nhân, chủ cơ sở sản xuất,... Hỗ trợ kinh phí hoặc có chính sách ưu đãi cho vay vốn đối với các cơ sở quy mô nhỏ trong việc di dời hoặc thay đổi thiết bị, công nghệ. Mức phạt tiền nên điều chỉnh đủ cao hợp lý sao cho đạt tính răn đe không tiếp tục các hành vi vi phạm. 

Tài liệu tham khảo

1. Sở TN&MT An Giang (2018, 2019, 2020, 2021). “Báo cáo công tác xử lý khu, điểm ONMT, cơ sở gây ONMT trên địa bàn tỉnh An Giang năm 2018, 2019, 2020, 2021”;
2. Sở TN&MT An Giang (2018, 2019, 2020, 2021). “Công văn về việc triển khai thực hiện xử lý khu, điểm, cơ sở gây ONMT cần được xử lý năm 2018, 2019, 2020, 2021 trên địa bàn tỉnh An Giang”;
3. UBND tỉnh An Giang (2019, 2020, 2021, 2022). “Báo cáo Công tác bảo vệ môi trường tỉnh An Giang năm 2018, 2019, 2020, 2021”;
4. UBND tỉnh An Giang (2021). “Báo cáo Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 và phương hướng nhiệm vụ năm 2022”;
5. UBND tỉnh An Giang (2018, 2019, 2020, 2021). “Công văn về việc cập nhật danh mục khu, điểm ONMT, cơ sở gây ONMT cần được xử lý trên địa bàn tỉnh An Giang”.
6. https://baoangiang.com.vn/dot-pha-phat-trien-giai-doan-2015-2020-a269745.html.

ThS. HỒ LIÊN HUÊ
Khoa Kỹ thuật - Công nghệ - Môi trường, Trường Đại học An Giang
Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
Nguồn: Tạp chí Tài nguyên và Môi trường số 7 năm 2024

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Thủ tướng: Chống chạy chọt, lợi ích cá nhân trong tinh gọn bộ máy

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy gửi thư chúc mừng ngày truyền thống Ngành Đo đạc và Bản đồ Việt Nam

Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị triển khai ‘Kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ’ 

Thông cáo báo chí Chương trình phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Tài nguyên

Việt Nam - Phần Lan chia sẻ kinh nghiệm về quản lý bổ cập nước dưới đất

Bộ TN&MT phổ biến Luật Đất đai 2024 cho toàn ngành Tòa án Nhân dân

Thanh Hóa: Tạm dừng khai thác khoáng sản tại 3 dự án xây dựng công trình

TP. Vũng Tàu: Rà soát, kiểm tra vi phạm về đất đai

Môi trường

Diễn đàn “Công nhân lao động vì môi trường 2024”: Lan tỏa sáng kiến xanh, bảo vệ môi trường

Kết nối các Vườn Di sản ASEAN: Hành trình bảo tồn đa dạng sinh học tại Việt Nam

Ninh Thuận: Ra quân thu dọn hàng trăm khối rác thải ở đầm Nại

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu chủ động xử lý sạt lở bờ biển ở huyện Bình Sơn

Video

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero

Dương Kinh (Hải Phòng): Đi tìm lời giải trong việc thu hồi đất tại phường Hòa Nghĩa

Khoa học

Giải pháp thúc đẩy phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo luật Bảo vệ môi trường năm 2020

Ứng dụng công nghệ khoáng, vi sinh và nước xử lý ô nhiễm môi trường chăn nuôi

Đánh giá ảnh hưởng môi trường của một số ao nuôi tôm khu vực phía Nam huyện Nhà Bè

Khảo sát quá trình lên men nghệ mật ong ở một số môi trường khác nhau

Chính sách

Từ 1/1/2025, xe ô tô kinh doanh chở trẻ em mầm non, học sinh phải sơn màu vàng đậm

Vi phạm hành chính lĩnh vực khí tượng thủy văn bị phạt tới 100 triệu đồng

Phấn đấu đến 2030, mở rộng diện tích, thành lập mới, quản lý hiệu quả 27 khu bảo tồn biển

Giải pháp trọng tâm đẩy mạnh tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050

Phát triển

“Nhà của ông già Noel” bất ngờ xuất hiện tại khu đô thị của nhà sáng lập Ecopark

Supe Lâm Thao tổ chức Chương trình trồng hoa mừng xuân Ất Tỵ tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng

Công ty CP Than Hà Tu: Đẩy mạnh hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch năm 2024

Tổng công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc TKV: Sơ kết công tác sản xuất kinh doanh 9 tháng đầu năm

Diễn đàn

Tin Gió mùa Đông Bắc tăng cường ngày 13/12: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét đậm, có nơi rét hại

Thời tiết ngày 12/12: Bắc Bộ trời rét, vùng núi rét đậm

Tin mới nhất về Gió mùa Đông Bắc ngày 12/12

Thời tiết ngày 11/12: Miền Bắc chiều tối rét đậm kèm mưa

Kinh tế xanh

Cam 3T Farm Cao Phong: Mô hình tiêu biểu trong xây dựng thương hiệu nông sản và chuyển đổi số

Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2024 “Cần ưu tiên 4 con đường chính"

Organic Green Nut - Đậu phụ Quê Mình: Đem nông sản Việt chất lượng cho người Việt

Miến Dong sạch Trung Kiên: Sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe và môi trường