Thực hiện kinh tế tuần hoàn: Giải pháp giảm rác thải nhựa hiệu quả

12/08/2024

TN&MTRác thải nhựa đang là vấn đề khó giải quyết không chỉ riêng Việt Nam mà còn của tất cả các quốc gia trên thế giới. Và việc biến rác thải nhựa thành nguyên liệu đầu vào cho các ngành sản xuất khác, tạo nên chuỗi kinh tế tuần hoàn lầ rất cần thiết và là xu thế đang hướng đến trong sản xuất,…

Hệ lụy ô nhiễm từ rác thải nhựa

Theo thông tin từ Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỗi năm nước ta có khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa thải ra môi trường, trong đó từ 0,28 đến 0,73 triệu tấn bị thải ra biển nhưng chỉ 27% trong số này được tái chế, tận dụng bởi các cơ sở, doanh nghiệp.

Điều đáng nói, việc xử lý và tái chế rác thải nhựa còn nhiều hạn chế khi có đến 90% rác thải nhựa được xử lý theo cách chôn, lấp, đốt và chỉ có 10% còn lại là được tái chế.

Theo Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường, Việt Nam đang đối mặt với nhiều nguy cơ từ rác thải nhựa, bình quân mỗi hộ gia đình sử dụng khoảng 1 kg túi ni lông/tháng, riêng hai thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh trung bình mỗi ngày thải ra môi trường khoảng 80 tấn rác thải nhựa và túi ni lông.

Trong khi đó, việc phân loại, thu hồi, tái chế và xử lý rác thải nhựa còn hạn chế. Lượng chất thải nhựa và túi ni lông ở Việt Nam, chiếm khoảng 8-12% chất thải rắn sinh hoạt. Nhưng chỉ có khoảng 11-12 % số lượng chất thải nhựa, túi ni lông được xử lý, tái chế, số còn lại chủ yếu là chôn lấp, đốt và thải ra ngoài môi trường. Điều này có thể dẫn đến thảm họa môi trường, ô nhiễm đại dương.

Cùng với đó, mỗi ngày, có khoảng 22 tấn chất thải nhựa được thải ra từ các hoạt động y tế, trong số đó lẫn với rác thải nguy hại (thuốc, hóa chất,...). Thu gom, tái chế và chôn lấp loại rác thải nhựa này đều ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng và ô nhiễm môi trường.

Theo ông Hoàng Đức Vượng, Chủ tịch Chi hội Nhựa tái sinh, Hiệp hội Nhựa Việt Nam, năm 2023 Việt Nam nhập khẩu khoảng 7,5 triệu tấn hạt nhựa, đồng thời sản xuất trong nước khoảng hơn 2 triệu tấn. Như vậy, nguyên liệu để sản xuất hạt nhựa nguyên sinh ở Việt Nam mỗi năm có khoảng 10 triệu tấn. Đây là một con số rất lớn, ông Vượng cảnh báo.

Trong những năm qua, tiêu thụ nhựa ở Việt Nam liên tục tăng trưởng khoảng 15% mỗi năm. Hiện nay, tổng sản lượng ngành nhựa khoảng 25 tỷ USD, xuất khẩu năm 2023 khoảng 4,5 tỷ USD.

Theo ông Vượng, với lượng tiêu thụ tăng mạnh, lượng rác thải nhựa ra môi trường là rất lớn và tăng hàng ngày. Lượng rác thải nhựa này một phần (nhựa có giá trị) đang được thu gom, tái chế ở các làng nghề trên cả nước. Tuy hiên, còn lượng lớn rác thải nhựa khó tái chế, giá trị thấp như bao bì, túi ni lông, nhựa sử dụng 1 lần,… không được tái chế, đổ ra bãi rác chôn lấp, hoặc thải trực tiếp ra môi trường. Theo ước tính mỗi năm Việt Nam tiêu thụ khoảng 6,2 triệu tấn nhựa. Điều này cũng đồng nghĩa với lượng rác thải nhựa thải ra rất lớn cần phải xử lý.

Chia sẻ với phóng viên Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, đại diện Công ty TNHH MTV môi trường đô thị Hải Phòng trong đợt khảo sát của đoàn công tác Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường mới đây, cho biết, nếu lượng rác thải nhựa như túi ni lông, bao bì,… không được triệt để thu gom, tái chế mà chôn lấp thì chúng mất hàng hàng trăm năm, thậm chí cả nghìn năm để phân huỷ. Điều này, gây ô nhiễm nghiêm trọng đến tài nguyên đất, tài nguyên nước. “Do vậy, nếu không làm tốt công tác thu gom, phân loại rác thải nói chung và tái chế rác thải nhựa nói riêng, chúng ta sẽ để lại cho thế hệ sau những hậu quả khôn lường về môi trường”, vị đại diện này cho biết thêm.

Cảnh báo ô nhiễm từ rác thải nhựa

Theo đánh giá của Liên Hợp quốc, trong 50 năm qua, lượng nhựa được tiêu dùng đã tăng gấp 20 lần và dự kiến sẽ tăng gấp đôi trong 20 năm tới. Tuy nhiên, loại chất dẻo này có đặc tính khó phân hủy. Một chiếc túi ni lông, nhiều khi được sử dụng trong 5 phút, chỉ mất 5 giây để sản xuất và cần 1 giây để vứt bỏ, song để phân hủy thì cần từ 500-1.000 năm.

Gần 1/3 số túi ni lông mà con người sử dụng không được thu gom và xử lý, và hậu quả là rác thải nhựa và ni lông phát sinh không ngừng, có mặt ở khắp nơi, gây ra thảm họa mà các nhà khoa học gọi là “ô nhiễm trắng.”

Giới phân tích đánh giá nếu nhịp độ sử dụng sản phẩm nhựa tiếp tục tăng như hiện nay, sẽ có thêm 33 tỷ tấn nhựa được sản xuất vào năm 2050 và như vậy sẽ có hơn 13 tỷ tấn rác thải nhựa được chôn lấp trong các bãi rác hoặc đổ xuống đại dương.

Hiện thế giới đang phải đối mặt với khoảng hơn 9,1 tỷ tấn rác thải nhựa tích tụ trên Trái Đất. Chất thải nhựa kể cả được thu gom đưa đi chôn lấp lẫn vào đất vẫn tồn tại hàng trăm năm, làm thay đổi tính chất vật lý của đất, gây xói mòn đất, làm cho đất không giữ được nước, dinh dưỡng, ngăn cản ôxy đi qua đất, ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng…

Trong khi đó, các loài động, thực vật biển từ lâu đã “kêu cứu” khi có tới 13 triệu tấn chất thải nhựa đổ ra đại dương, gây tổn thương hệ san hô, đe dọa môi trường sống của các loài động, thực vật biển.

Rác thải nhựa đang được coi là “tử thần” của các loài sinh vật biển: Mỗi năm có 1,5 triệu động vật trên đại dương chết vì ngộ độc chất thải nhựa.

Những loài sinh vật nhỏ như rùa biển hay những loài lớn như cá voi, đều đã và đang là nạn nhân trực tiếp của chất thải nhựa, mà nếu tình trạng này tiếp diễn thì tới năm 2050, rác thải nhựa trên đại dương sẽ nhiều hơn cá. Đặc biệt, châu Á là khu vực gây ô nhiễm môi trường biển nhất do rác thải nhựa.

Ở góc độ khác, việc sử dụng các sản phẩm hỗ trợ cho sinh hoạt cá nhân như, sữa rửa mặt, sữa tắm, kem đánh răng, sữa tẩy tế bào chết,... có chứa những hạt siêu nhỏ với tác dụng có thể thấm sâu loại bỏ bụi bẩn và chất nhờn trên da. Những hạt vi nhựa với kích thước rất nhỏ, chúng thường được gọi bằng cái tên “kẻ giết người thầm lặng”.

Vì sau khi hoàn thành vai trò “làm đẹp” như quảng cáo, các hạt nhựa nhỏ này lọt sàng qua hệ thống xử lý nước thải ra sông hồ, ao và đại dương, từ đó, gây ảnh hưởng lớn đến môi trường cũng như chuỗi thức ăn.

Khi hạt vi nhựa hòa vào nguồn nước, chúng sẽ hấp thụ chất độc trong nước và trở nên cực kỳ độc. Cá, chim và nhiều loài thủy sinh khác nhầm lẫn là thực phẩm và ăn vào. Vì đặc tính không tan và khó phân hủy nên có hàng nghìn phân tử hạt vi nhựa bị tích lại trong cơ thể thực vật, động vật. Sau đó đến lượt chúng bị ăn theo chuỗi thức ăn và con người là... “điểm đến” cuối cùng trong chuyến “hành trình” của các hạt vi nhựa.

Và chính những rác thải nhựa hay ni lông dưới tác động trực tiếp của ánh nắng mặt trời, tia cực tím,... sẽ phân hủy thành những hạt vi nhựa nói trên. Khi động vật biển nuốt vào các mảnh vi nhựa, chất độc sẽ di chuyển vào cơ thể của chúng, tích tụ qua các tầng thức ăn khi cá lớn ăn cá nhỏ và cuối cùng có mặt trên đĩa thức ăn của con người,…

Có thể thấy, tình trạng ô nhiễm nhựa ở Việt Nam cũng đang gia tăng nhanh chóng, tạo ra những thách thức lớn về quản lý môi trường và yêu cầu sự hợp tác và nỗ lực từ mọi tầng lớp trong xã hội để đối mặt và giải quyết vấn đề này. Vấn đề rác thải nhựa đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn ở Việt Nam. Nếu chúng ta không có giải pháp hữu hiệu, kịp thời thì những tác động tiêu cực từ rác thải nhựa sẽ trở nên rất nghiêm trọng.

Thay đổi và nâng cao nhận thức là "chìa khóa" quan trọng

Ô nhiễm rác thải nhựa là vấn đề có tính liên vùng, xuyên biên giới. Giải quyết vấn đề này cần có sự chung tay của các các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội, các doanh nghiệp và từng người dân Việt Nam trong nỗ lực chung của khu vực và toàn cầu.

Theo Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), giảm thiểu rác thải nhựa đòi hỏi những giải pháp toàn diện. Việc tăng cường tuyên truyền và nâng cao nhận thức là “chìa khóa” quan trọng. Cần phải thay đổi hành vi và ứng xử của cả cộng đồng và doanh nghiệp đối với các sản phẩm nhựa và rác thải nhựa.

Thời gian gần đây, làn sóng hoạt động bảo vệ môi trường đã nổi lên mạnh mẽ và sôi động trong cộng đồng xã hội, như các tầng lớp Đoàn viên, Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh,… các doanh nghiệp,…

Thay đổi ý thức của người dân về bảo vệ môi trường ngay từ hôm nay

Điều đáng chú ý, để giảm thiểu rác thải nhựa, giải pháp cần phải được triển khai một cách đồng bộ và hiệu quả. Trong đó, việc tăng cường tuyên truyền và nâng cao nhận thức là nền tảng quan trọng. Thay đổi hành vi và ứng xử của cả cộng đồng và doanh nghiệp đối với sản phẩm nhựa và rác thải nhựa là quan trọng nhất. Những hành động nhỏ như hạn chế sử dụng túi ni lông, sử dụng chai và lọ thủy tinh thay vì nhựa, ưu tiên mua sản phẩm đóng hộp giấy thay vì hộp nhựa,… sẽ đóng góp tích cực vào cuộc chiến chống rác thải nhựa.

Theo ông Hoàng Đức Vượng, vấn đề chống rác thải nhựa ở Việt Nam mới tham gia, vẫn còn nhiều lúng túng, hạn chế nên cần bám sát thực tiễn để xây dựng chính sách phù hợp để chống rác thải nhựa hiệu quả.

Riêng các nước thành viên Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) chi 1,3 tỷ USD mỗi năm để giải quyết ô nhiễm môi trường biển do rác thải nhựa, chưa kể những thiệt hại kinh tế xuất phát từ tác động tới môi trường hay sức khỏe con người, ví dụ rác thải trên đại dương gây thiệt hại cho hệ thống sinh thái biển ít nhất 8 tỷ USD/năm.

Châu Âu là khu vực đi đầu trong nỗ lực này khi Ủy ban châu Âu (EC) đã đề xuất cấm nhiều sản phẩm nhựa dùng một lần và tái chế toàn bộ bao bì nhựa vào năm 2030.

Hiện việc sử dụng túi nhựa 1 lần ở các nước EU đã giảm 30% sau khi Ủy ban châu Âu năm 2016 cấm các siêu thị cung cấp miễn phí cho khách hàng các loại túi này. Mục tiêu của EU là tới năm 2026 số túi nhựa được sử dụng sẽ giảm xuống còn 40 túi/người/năm. Các nước EU cũng hưởng ứng nhiệt tình khi các thành phố, siêu thị, nhà hàng nói “không” với vật dụng nhựa xuất hiện ngày càng nhiều tại “lục địa già.”

Tại châu Mỹ, Chile đã trở thành quốc gia Nam Mỹ đầu tiên thông qua lệnh cấm dùng túi nilon sử dụng 1 lần. Colombia đã giảm 35% mức tiêu thụ túi nilon sau khi đánh thuế đối với loại túi nilon to, trong khi thay đổi thiết kế nhằm sản xuất loại túi có thể tái sử dụng. Ngoài ra, các quốc gia khác trong khu vực cũng có động thái tương tự như Panama, Costa Rica, Ecuador, Peru,…

ảnh minh họa

Tại châu Á, Hàn Quốc ban hành Luật thúc đẩy tiết kiệm và tái chế tài nguyên 1994 cấm sử dụng đồ nhựa dùng một lần ở bếp ăn tập thể, Luật Quản lý môi trường biển 2009 yêu cầu xây dựng Kế hoạch Quản lý rác thải biển.

Nhật Bản đã ban hành riêng một luật về rác thải. Indonesia huy động quân đội tham gia “cuộc chiến” chống rác thải nhựa với cam kết tới năm 2025 giảm 70% lượng chất thải nhựa trên biển. Thái Lan xem xét áp thuế với túi ni lông và sản xuất túi ni lông có khả năng tự phân hủy hoặc loại túi ni lông mỏng hơn.

Tại Việt Nam, các nỗ lực nhằm giảm chất thải nhựa cũng đang được xúc tiến ngày càng tích cực. Điển hình như Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” (Dự án được chủ trì bởi Cục Biển và Hải đảo Việt Nam, thực hiện WWF - Việt Nam và các đối tác địa phương) và Liên minh Doanh nghiệp vì Môi trường Việt Nam (VB4E), đồng sáng lập bởi IUCN, Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường và Tập đoàn TH.

Hưởng ứng Ngày quốc tế không sử dụng túi ni lông (03/7), Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường phối hợp đồng hành triển khai chiến dịch Ngày không sử dụng túi ni lông tại các đơn vị bán lẻ; bao gồm toàm bộ hệ thống siêu thị: Lotte Mart, toàn bộ Trung tâm bác hoá tổng hợp và siêu thị AEON Việt Nam trên toàn quốc; 10 cửa hàng TH true mart; Big C Thăng Long; 04 Trung tâm MM Mega Market Việt Nam tại Hà Nội; hệ thống Co.op Mart tại Phú Yên, Kiên Giang, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh và hệ thống siêu thị Go; Trung tâm Thương mại Hoà Thọ tại TP. Đà Nẵng,…

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Kinh tế tuần hoàn là mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất, dịch vụ đặt ra mục tiêu kéo dài tuổi thọ của vật chất và loại bỏ tác động tiêu cực đến môi trường. Nếu như mô hình kinh tế tuyến tính chỉ quan tâm đến khai thác tài nguyên, sản xuất và vất bỏ sau tiêu thụ, dẫn đến việc tạo ra một lượng phế thải khổng lồ thì kinh tế tuần hoàn chú trọng vấn đề quản lý và tái tạo tài nguyên theo một vòng khép kín, nhằm tránh tạo ra phế thải. Việc tận dụng tài nguyên được thực hiện bằng nhiều hình thức như: sửa chữa, tái sử dụng, tái chế và thay vì sở hữu vật chất thì hướng đến chia sẻ hoặc cho thuê.

Trên thế giới, kinh tế tuần hoàn hiện được coi là mô hình kinh tế đáp ứng yêu cầu về giải quyết ô nhiễm môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững. Việt Nam đang nỗ lực phát triền kinh tế theo hướng bền vững, giảm thiểu những tác động xấu đến môi trường và nền kinh tế tuần hoàn là mô hình được quan tâm, định hướng phát triển. Trong quá trình phát triển nền kinh tế tuần hoàn, Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều cơ hội và thách thức.

ảnh minh họa

Theo TS. Nguyễn Đức Hiển, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương, các định hướng về phát triển kinh tế xanh và kinh tế tuần hoàn đã được thể hiện rõ ràng trong các nghị quyết như: Nghị quyết số 29-NQ/TW về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Nghị quyết số 55-NQ/TW về Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Nghị quyết số 06-NQ/TW về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045,….

Chính phủ cũng đã ban hành Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 với Quyết định số 1658/QĐ-TTg. Bộ Tài nguyên và Môi trường đang gấp rút xây dựng kế hoạch quốc gia về kinh tế tuần hoàn cùng với một loạt các chủ trương khác.

Ông Hoàng Đức Vượng, Chủ tịch Chi hội Nhựa tái sinh, Hiệp hội Nhựa Việt Nam cho biết những năm qua đã kiến nghị với cơ quan quản lý nhiều giải pháp chính sách xây dựng và phát triển ngành kinh tế tuần hoàn rác thải nhựa ở Việt Nam. Một số chính sách đã được áp dụng như trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất.

Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất và nhập khẩu phải chịu trách nhiệm về việc thu gom, xử lý và tái chế các sản phẩm mình sản xuất hoặc nhập khẩu. Các sản phẩm bao gồm các sản phẩm tiêu dùng, bao bì giấy, bao bì nhựa, thiết bị điện tử và điện tử tiêu dùng, ô tô, pin và bình ắc quy,... Đây là chìa khóa mở cánh cửa để tái chế, giúp kinh tế tuần hoàn chuyển động.

Việt Nam cần xây dựng chính sách phát triển thị trường sản phẩm tái chế, dán nhãn xanh cho các sản phẩm, quy định tỷ lệ tái chế trong mỗi sản phẩm nhựa,…

Đặc biệt, muốn chống rác thải nhựa, điều quan trọng đầu tiên phải kéo dài vòng đời sản phẩm nhựa, giảm thiểu thải bỏ ra môi trường. Muốn vậy phải có quy chuẩn cho các sản phẩm nhựa, ông Vượng nhấn mạnh.

Ngày nay, trước thực trạng tài nguyên thiên nhiên đang dần cạn kiệt, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu, bài toán đặt ra là phải chuyển đổi phương thức, mô hình theo hướng bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội, mà vẫn bảo vệ được môi trường. Với mô hình kinh tế truyền thống hiện nay, nguyên liệu được khai thác, sản xuất, sử dụng và thải bỏ.

Danh sách 24 công ty tái chế do văn phòng EPR Quốc gia công bố đầu năm 2024

Trong khi đó, nền kinh tế tuần hoàn lấy việc tái sử dụng tuần hoàn nguyên liệu làm trọng tâm, giảm tiêu hao nguyên liệu, nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm đến mức thấp nhất ảnh hưởng tới môi trường. Chuyển đổi từ mô hình kinh tế truyền thống sang mô hình kinh tế tuần hoàn là một cách tiếp cận hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, đã được Chính phủ của nhiều quốc gia hưởng ứng và triển khai.

Với sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ ngành công nghiệp nhựa tại Việt Nam, nhất là với nguồn phế liệu nhựa thải lên tới 18 nghìn tấn/ngày, giá phế liệu lại thấp, do đó giá thành cũng thấp hơn so với giá của nhựa nguyên sinh. Ðây có thể được coi là thế mạnh để áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn. Tuy nhiên, thời gian qua việc thiếu hụt các chính sách phát triển dành riêng cho nhựa tái chế đang khiến các doanh nghiệp trong ngành gặp khó khăn khi mở rộng sản xuất và nâng cao chất lượng, làm suy giảm sức cạnh tranh trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế khu vực, thế giới,…

Chính phủ đang không ngừng khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động trong ngành nhựa Việt Nam đầu tư hơn về công nghệ để tái chế rác thải nhựa. Điều này có thể giúp hạn chế tình trạng nhập khẩu phế liệu và xử lý tốt nguồn lượng rác thải nhựa phát sinh.

Kinh tế tuần hoàn là giải pháp hiệu quả trong bảo vệ môi trường, giảm rác thải nhựa

Theo TS. Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục Biến đổi Khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Việt Nam đã xây dựng một lộ trình hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng 0. Các hành động cụ thể để đạt được mục tiêu này đã được đề ra trong Đóng góp Quốc gia Tự quyết định (NDC), Chiến lược Quốc gia về Biến đổi Khí hậu, và Chiến lược Quốc gia về Tăng trưởng Xanh.

Bên cạnh đó, các bộ ngành cũng đã xây dựng kế hoạch hành động riêng của mình để đóng góp vào mục tiêu chung. Ví dụ, Bộ Giao thông Vận tải đã xây dựng và triển khai chiến lược phát triển giao thông xanh. “Chiến lược này nhằm giảm phát thải nhà kính và khí mê-tan trong ngành giao thông vận tải, góp phần quan trọng vào nỗ lực chung của cả nước trong việc giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và thúc đẩy phát triển bền vững”, TS. Tăng Thế Cường chia sẻ!.

Ngoài ra, trong bối cảnh nhiều quốc gia và khu vực đã áp dụng các cơ chế và chính sách thương mại bảo vệ môi trường, như cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) của Liên minh Châu Âu (EU), Hoa Kỳ và vương quốc Anh, các doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với áp lực từ các thị trường khó tính này.

“Chính vì vậy, việc thực thi các tiêu chí ESG và kinh tế tuần hoàn không chỉ giúp doanh nghiệp thích nghi với các yêu cầu của các thị trường quốc tế mà còn tạo ra cơ hội cho họ phát triển sản phẩm và dịch vụ xanh, hài hòa với môi trường và xã hội”, TS. Tăng Thế Cường cho biết thêm!.

Nhất Nam

Tin tức

Hội nghị Trung ương 10: Cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược

Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII

Đảng ủy Bộ TN&MT quán triệt, triển khai Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 14/6/2024 của Bộ Chính trị

Đảng đoàn Quốc hội và Ban Cán sự đảng Chính phủ tổ chức Hội nghị về kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Tài nguyên

Thăm dò, quản lý trữ lượng, tài nguyên khoáng sản: Hướng đến khai thác bền vững

Sơn La: Hoàn thành điều tra, đánh giá ô nhiễm đất

Cần Thơ: Phổ biến, tuyên truyền Luật Tài nguyên nước 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành

Thừa Thiên - Huế: Tập trung nguồn lực để tuyên truyền hiệu quả Luật Đất đai 2024 vào thực tiễn

Môi trường

Nguy cơ lũ lụt cao khi bão số 4 đổ bộ

Bảo vệ môi trường di sản quần thể danh thắng Tràng An

Khắc phục sự cố vỡ đập bùn thải quặng đuôi tại Bắc Kạn

Khẩn trương kiểm soát ô nhiễm môi trường sau mưa lũ

Video

Điều chỉnh bảng giá đất phải tuân thủ quy định tại Nghị định 71/2024/NĐ-CP

Kết quả bước đầu kiểm tra 2 cuộc đấu giá đất tại huyện Thanh Oai và huyện Hoài Đức

Bộ TN&MT phổ biến các Nghị định, quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai 2024

Bộ TN&MT mong muốn được lắng nghe những khó khăn, vướng mắc trong triển khai Luật Đất đai 2024

Khoa học

Bài 2: Đề xuất tiêu chí ảnh Viễn thám sử dụng trích xuất thông tin vùng ảnh hưởng do thiên tai

Dữ liệu viễn thám phục vụ cảnh báo, dự báo thiên tai

Sử dụng ảnh vệ tinh radar đánh giá nhanh thiệt hại do bão và vùng lũ lụt

Cần có giải pháp đồng bộ về cảnh báo sớm nguy cơ trượt lở đất đá, lũ quét

Chính sách

CÔNG ĐIỆN: Chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương nghiên cứu đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới

Thanh Hóa: Khu du lịch sinh thái biển Du Xuyên chậm tiến độ kéo dài, vi phạm các quy định của luật đất đai

Các địa phương tập trung khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống sau bão

Phát triển

Bốc thăm chia bảng giải bóng đá “Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp” lần VI - năm 2024

Hàng triệu trái tim người dân Đắk Lắk hướng về đồng bào vùng lũ miền Bắc

Quản lý thị trường Lào Cai chung tay cùng người dân địa phương vượt lũ

Phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng

Diễn đàn

Bão số 4 gây mưa lớn: Các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Nam đề phòng lũ quét và sạt lở đất

Tin Bão khẩn cấp - Cơn bão số 4

Thời tiết ngày 19/9: Bão số 4 khiến khu vực Trung Bộ mưa to đến rất to

Bão Yagi: Hành trình không bao giờ quên của dự báo viên khí tượng thủy văn