Thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững kinh tế biển

07/12/2022

TN&MTBiển là cái nôi của sự sống, là nhân tố hết sức quan trọng đảm bảo tính bền vững của quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Việt Nam là một quốc gia biển, có nhiều tiềm năng, lợi thế từ biển. Ngày nay, biển và kinh tế biển ngày càng đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, cũng như vấn đề an ninh quốc gia.

Phát triển kinh tế biển nhanh, bền vững

Quyết định số 892/QĐ-TTg ngày 26/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển cụm liên kết ngành kinh tế biển gắn với xây dựng các trung tâm kinh tế biển mạnh thời kỳ đến năm 2030 đã xác định quan điểm: phát triển nhanh, bền vững các cụm liên kết ngành kinh tế biển tạo dựng các trung tâm kinh tế biển mạnh của quốc gia gắn kết với thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam, Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021-2030 và các chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước về phát triển các vùng, ngành, lĩnh vực có liên quan.

Thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững kinh tế biển

Ảnh minh họa.

Đề án nêu rõ quan điểm “Phát triển các cụm liên kết ngành kinh tế biển trên cơ sở phát huy lợi thế của từng khu vực vùng biển và ven biển, liên kết liên ngành, liên tỉnh khai thác, sử dụng hiệu quả cao các nguồn lực, nguồn tài nguyên biển đi đôi với bảo vệ môi trường, hệ sinh thái biển, bảo tồn di sản thiên nhiên, văn hóa lịch sử, kết hợp chặt chẽ với củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh tại các vùng biển, đảo.” Cùng với đó, Đề án đặt ra các mục tiêu cụ thể gồm tạo dựng cụm liên kết ngành kinh tế biển ở những khu vực vùng biển và ven biển có lợi thế, phấn đấu hình thành được khoảng 7 cụm liên kết ngành kinh tế biển đến năm 2030. Phát triển cụm liên kết ngành kinh tế biển trước hết ở những khu vực trọng điểm gắn với xây dựng thành trung tâm kinh tế biển mạnh của quốc gia, trong đó phát triển được 3-4 trung tâm kinh tế biển mạnh hàng đầu ở Đông Nam Á.

Thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững kinh tế biển

Ảnh minh họa.

Trong đó, phát triển du lịch biển, đảo là một trong những trọng tâm ưu tiên trên cơ sở liên kết phát triển khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh về tài nguyên du lịch của từng vùng và toàn bộ dải ven biển Việt Nam. Đặc biệt phát triển mạnh kinh tế du lịch với các trung tâm, khu tổ hợp du lịch sinh thái, giải trí, nghỉ dưỡng biển, đảo có chất lượng cao, mang tầm quốc tế ở những cụm liên kết ngành kinh tế biển tại miền Trung, khu vực vùng biển Tây Nam (Kiên Giang - Cà Mau) và những khu vực vùng biển có điều kiện phù hợp.

Phát triển cụm liên kết ngành kinh tế biển trước hết ở những khu vực trọng điểm, có lợi thế gắn với xây dựng thành trung tâm kinh tế biển mạnh đa ngành của quốc gia có sức cạnh tranh hội nhập quốc tế cao và từng bước mở rộng ra toàn vùng; chú trọng phát triển, liên kết ngành gắn với xây dựng các trung tâm kinh tế biển lưỡng dụng kết hợp kinh tế với quốc phòng tại những khu vực trọng điểm về quốc phòng an ninh biển đảo của đất nước...

Phát triển kinh tế biển gắn với kinh tế xanh

Về kinh tế biển, thời gian gần đây, trên thế giới thường được nhắc tới bằng thuật ngữ nền “kinh tế xanh” (blue economy) trong tương quan với “tăng trưởng xanh dương” (green growth), với hàm ý nhấn mạnh tới tính bền vững và bảo vệ môi trường. Tuy đã được đề cập ở nhiều góc độ khác nhau, nhưng đến nay vẫn chưa có định nghĩa thống nhất thế nào là kinh tế biển. Dù vậy, một số định nghĩa có giá trị tham khảo tốt có thể được kể tới bao gồm định nghĩa của Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) cho rằng, kinh tế biển là tập hợp có giá trị bổ sung của một dạng thức tiến hóa và phát triển với trọng tâm là phát triển kinh tế bao trùm rộng hơn, bền vững hơn và xanh hơn.

Thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững kinh tế biển

Ảnh minh họa.

Kinh tế biển hướng tới mở rộng giới hạn kinh tế của các quốc gia ven biển vượt ra ngoài lãnh thổ trên đất liền. Kinh tế biển có hàm ý là một nền kinh tế bền vững dựa vào môi trường biển cùng hệ sinh thái biển liên quan tới đa dạng sinh học, các nguồn gen của sinh vật biển và các nguồn tài nguyên biển. Một khái niệm khác của Ủy ban Châu Âu (EC) cho rằng, kinh tế biển bao gồm các hoạt động kinh tế theo ngành và liên ngành liên quan tới biển, đại dương và các đường bờ biển. Kinh tế biển còn bao gồm các hoạt động hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp cần thiết đối với sự vận hành của các ngành nghề này được bố trí ở bất kỳ đâu, có thể ngay ở các quốc gia không có biển.

Thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững kinh tế biển

Ảnh minh họa.

Trên thực tế, đã và đang có nhiều quan điểm khác nhau về kinh tế biển, nhưng với bối cảnh phát triển mới hiện nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có sự đồng thuận về một quan điểm, một tầm nhìn chung; đó là phải chú trọng hơn tới phát triển kinh tế (biển) xanh. Khái niệm kinh tế biển xanh về bản chất là trùng hợp với kinh tế biển nhưng nhấn mạnh hơn tới trụ cột môi trường, được các quốc gia công nhận là giải pháp phát triển bền vững biển và từng bước trở thành yêu cầu bắt buộc trong các chiến lược, chính sách phát triển. Kinh tế biển xanh được hiểu là “sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên biển, đại dương nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế, cải thiện sinh kế, đồng thời bảo tồn sức khỏe của các hệ sinh thái biển, đại dương”.

Kinh tế biển đã thực sự trở thành nội dung quan trọng hàng đầu trong chiến lược biển của các quốc gia. Các ngành kinh tế biển, trong đó các ngành mới nổi là những ngành kinh tế biển, tuy mới hình thành trong thời gian chưa lâu, nhưng đang có tốc độ phát triển rất nhanh dựa trên cơ sở ứng dụng các thành tựu công nghệ mới nhất của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đây cũng là những ngành nghề đáp ứng tốt hơn yêu cầu về phát triển bền vững.

PGS, TS. Dương Xuân Sơn

Tin tức

Công bố quyết định thành lập Công đoàn cơ sở Cục Khoáng sản Việt Nam

Thủ tướng: Quyết tâm giảm chi phí cho doanh nghiệp nhưng không chấp nhận tăng trưởng bằng mọi giá

Đoàn Thanh niên Bộ TN&MT hưởng ứng Chương trình Tháng 3 biên giới tại Sơn La

Ngành TN&MT cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp hướng tới kinh tế xanh

Tài nguyên

Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang đến năm 2030

Việt Nam sẽ đưa ra các cam kết mạnh mẽ trong việc sử dụng nguồn nước

Góp ý Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Đề xuất không thu tiền thuê đất đối với các đơn vị sự nghiệp công lập

Ra mắt Câu lạc bộ Yêu biển đảo Việt Nam tại Pháp

Môi trường

‘Đổi rác tái chế lấy cây xanh’ nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

Nhà máy đường Phan Rang tích cực khắc phục sự cố bụi tro từ quá trình sản xuất

Nha Trang: Tăng cường xử lý rác thải ra sông, biển

Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh ra quân Ngày Chủ nhật xanh

Video

Tạp chí Tài nguyên và Môi trường trồng 3000 cây xanh tại Đại học Quốc gia Hà Nội

Công ty Cổ phần Dịch vụ Môi trường Thăng Long: Công tác thu gom, xử lý rác chưa hiệu quả

Công tác thu gom rác chưa hiệu quả, Công ty CP Dịch vụ Môi trường Thăng Long có năng lực?

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong dự báo khí tượng thủy văn.

Diễn đàn

Thời tiết ngày 21/3:: Miền Bắc, miền Trung và Đông Nam Bộ nắng nóng, có nơi 37 độ C

Thời tiết ngày 20/3: Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế xảy ra nắng nóng từ ngày mai

Điện Biên xuất hiện mưa đá kèm dông lốc, có nơi đá phủ trắng mặt đất

Thời tiết ngày 19/3: Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, miền núi chiều tối và đêm có mưa dông

Phát triển

Cơ hội và thách thức của người làm báo trong thời kỳ mới

Trao 29 giải thưởng Cuộc thi Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm 2023

Trí tuệ nhân tạo và quản trị sáng tạo nội dung trong toà soạn

Hội báo Toàn quốc diễn ra từ ngày 17-19/3/2023

Khoa học

Rác thải nhựa đang âm thầm tàn phá môi trường và sức khỏe

Ứng dụng KHCN trong công tác bảo vệ môi trường

Những tiến bộ trong công nghệ phân tích, thử nghiệm, giám sát môi trường và an toàn thực phẩm - Yếu tố quan trọng để phát triển bền vững ở Việt Nam

Viện Khoa học KTTV&BĐKH đề ra định hướng nghiên cứu khoa học công nghệ đến năm 2030

Chính sách

Hội đồng EPR quốc gia đã thông qua Nghị quyết của Phiên họp lần thứ nhất

Bộ Tài nguyên và Môi trường: Tập huấn về giá thực hiện đặt hàng sản phẩm dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước

Báo chí ưu tiên thời lượng, khung giờ vàng phổ biến rộng rãi nội dung dự thảo Luật đất đai (sửa đổi)

Báo cáo tiến độ xây dựng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường