Thủ Đức - TP. Hồ Chí Minh: Bị bọc kín lối đi, dân bức xúc kêu cứu nhiều năm

27/06/2022

TN&MTĐỉnh điểm của sự bức xúc khi có nhóm đối tượng không có quyền lợi liên quan,  tự xưng là Tùng “Bắc” vào đàn áp, “bóp cổ” những cựu chiến binh, người cao tuổi đang đấu tranh, tố cáo Công ty Cổ phần phát triển nhà Thủ Đức (Thủ Đức House) xây dựng lấn chiếm chỉ giới hành lang sông Sài Gòn…

Thời gian vừa qua, Tòa soạn Môi trường Xây dựng điện tử nhận được thông tin từ những hộ dân sinh sống tại tổ 17 khu phố 1, phường Bình An nay là phường An Khánh, thành phố Thủ Đức về sự việc có một công trình treo biển hiệu của Công ty Thủ Đức House cố ý  xây dựng lấn chiếm 50m hành lang sông Sài Gòn.

Thủ Đức - TP. Hồ Chí Minh: Bị bọc kín lối đi, dân bức xúc kêu cứu nhiều năm

Thủ Đức - TP. Hồ Chí Minh: Bị bọc kín lối đi, dân bức xúc kêu cứu nhiều năm

Nhiều năm đấu tranh tố cáo sai phạm, người dân sống trong lo âu, thấp thỏm

Theo đó, trong gần 15 năm, ông Từ Hải Hà, ông Trần Đình Pháp và một số người dân đang sinh sống tại tổ 17, khu phố 1 phường An Khánh đã nhiều lần phản ánh tới các cơ quan chức năng việc Công ty Cổ phần phát triển nhà Thủ Đức ( Thủ Đức House) xây dựng lấn chiếm chỉ giới hành lang sông Sài Gòn, xây dựng nhiều công trình có dấu hiệu sai phạm, bịt lối đi chính của các hộ dân trên.

Ông Từ Hải Hà (cán bộ công chức về hưu) chia sẻ với phóng viên: “Căn cứ theo quyết định của UBND Thành phố số 150/2004 QĐ-UB ngày 09/08/2004, quy định kiến trúc thành phố theo số 3264/QHKT-ĐB2 ngày 26/10/2004 và Theo thỏa thuận về quy hoạch kiến trúc xây dựng khu nhà ở diện tích 64,978 m² tại phường An Khánh hay còn gọi là (phường Bình An trước đây), thành phố Thủ Đức thì Công ty Thủ Đức House đã vi phạm hành lang sông Sài Gòn, việc này không những không bị xử lý mà hiện trạng từ đó đến nay còn “bành trướng” hơn trước khiến người dân chúng tôi vô cùng bức xúc, khó hiểu trước sự việc trên.”

Thủ Đức - TP. Hồ Chí Minh: Bị bọc kín lối đi, dân bức xúc kêu cứu nhiều năm

Thủ Đức - TP. Hồ Chí Minh: Bị bọc kín lối đi, dân bức xúc kêu cứu nhiều năm

Cũng theo ông Hà, công văn số 311/SGTCC-GTT ngày 07/06/2007 của Sở Giao Thông - Công Chính gửi tới UBND Thành phố chỉ đạo Sở quy hoạch kiến trúc xem xét, xác định lại phạm vi hành lang bảo vệ sông Sài Gòn và điều chỉnh lại quy hoạch chi tiết 1/500 của dự án khu nhà ở Công ty Thủ Đức House.

Trong nội dung của công văn có thể hiện rõ:

Trong quy hoạch thể hiện phần hành lang ven sông Sài Gòn là 50m.

Trong phần kiến nghị của văn bản trên có ghi rõ:

Công ty Cổ phần phát triển nhà Thủ Đức phải bàn giao toàn bộ phần diện tích đất công viên, cây xanh và đường giao thông ven sông (hành lang bảo vệ bờ sông) cho Uỷ ban nhân dân quận 2 nay thuộc thành phố Thủ Đức quản lý.

“Vậy mà không hiểu vì lý do gì, Công ty Thủ Đức House vẫn phân lô bán nền cho các cá nhân xây dựng được biệt thư nhà cao tầng, gây ảnh hưởng tới hành lang sông phá vỡ đi cảnh quang đô thị, bất chấp văn bản yêu cầu của cơ quan chức năng”.

Ông Trần Đình Pháp (cựu chiến binh) nói: “Công ty Thủ Đức House đã không thực hiện theo đúng quy trình thủ tục của Sở quy hoạch kiến trúc, theo điều 256 bộ luật dân sự năm 2015 có quy định: ‘Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra vào đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ’

Nhưng thay vì sự yêu cầu của người dân là sự đáp trả lại là một hành động xây bít đường đi ra vào của các hộ dân gây bức xúc cho nhân dân. Dẫn tới nỗi bức xúc thưa kiện kéo dài hơn 10 năm nay mà vẫn chưa được cơ quan chức năng có thẩm quyền, hay chịu trách nhiệm nào giải quyết dứt điểm, ổn thỏa giúp cho người dân “ an toàn yên tâm”.

Ông Pháp cho biết thêm: “Theo quy định thì tòa nhà A2 và A3 đường 38 tổ 17 khu phố 1 An Khánh thành phố Thủ Đức đã xây dựng sai phép. Ngoài ra, nhà H11 tại khu vực vị trí đó cũng là xây dựng sai phép trên đất công hành lang sông Sài Gòn.

Thủ Đức - TP. Hồ Chí Minh: Bị bọc kín lối đi, dân bức xúc kêu cứu nhiều năm

Ông Trần Đình Pháp mô tả lại cảnh bị “Tùng Bắc” hành hung, bóp cổ

Những công trình hiện đang bán đấu thầu xây dựng trên phần đất công hành lang sông, kính mong các cơ quan chức năng vào cuộc kịp thời ngăn chặn để tránh thiệt hại tiền của nhà nước và dự án sử dụng đất của dân cư trong khu vực (trong khi đã vượt quá diện tích đất dự án được phê duyệt)”.

Ông Trần Đình Pháp cũng là người xuất hiện trong clip một số đối tượng lạ mặt đến căng dây, đo vẽ trên diện tích đất chắn lối đi nhà ông này và tập thể các hộ dân. Khi ông Pháp cầm văn bản ra để giải thích cho những người này thì bị một đối tượng xưng là Tùng “Bắc” bóp cổ, xô đẩy.

Trước những bức xúc của người dân, cơ quan chức năng sẽ giải quyết ra sao ?

Tạp chí Môi trường Xây dựng điện tử sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

Trước đó, ngày 9/7/2007, đoàn Thanh tra tình hình lấn chiếm sông rạch trên địa bàn quận 2 do Phó chánh Thanh tra TP.HCM Lê Thanh Tân làm trưởng đoàn đã lập biên bản yêu cầu đình chỉ việc san lấp sông Sài Gòn đoạn tại Dự án khu nhà 6,5 ha thuộc phường Bình An (quận 2) do công ty CP Phát triển nhà Thủ Đức làm chủ đầu tư.

Tại hiện trường, đoàn thanh tra đã xác định phần đất mà chủ đầu tư cho san lấp có chiều dài hơn 200m và lấn ra chỉ giới đường sông hơn 50m so với Quyết định 150 của UBND TP.HCM quy định về tuyến hành lang đường sông. Ngoài ra, một phần tuyến đường ven sông và hành lang bảo vệ sông - do Công ty CP Phát triển nhà Thủ Đức làm chủ đầu tư - được đoàn thanh tra xác định đã nằm chồng lên cột mốc chỉ giới đường sông.

Sau khi lập biên bản yêu cầu đình chỉ việc san lấp trái phép đoạn sông trên, đoàn thanh tra đã có văn bản kiến nghị UBND TP đình chỉ thi công các hạng mục công trình tại dự án này để làm rõ vụ lấn chiếm trái phép này.

Theo moitruongxaydungvn.vn

 

Tin tức

Chủ tịch nước Lương Cường thăm và làm việc tại tỉnh Thanh Hoá

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy mong muốn Nhật Bản hỗ trợ chương trình quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển

Thứ trưởng Lê Minh Ngân làm thành viên Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp

Đảng ủy Bộ TN&MT tham dự trực tuyến Hội nghị tập huấn công tác tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp

Tài nguyên

Nhanh chóng đưa Luật Địa chất và Khoáng sản vào thực tiễn cuộc sống

Bộ TN&MT tổ chức Hội nghị phổ biến, tuyên truyền Luật Tài nguyên nước, Luật Đất đai

Thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản hiệu quả, bền vững

Đề xuất một số giải pháp tăng cường năng lực quản lý nhà nước về Viễn thám

Môi trường

Tìm kiếm các sáng kiến, giải pháp kiểm soát, giảm thiểu ô nhiễm không khí hiệu quả, nâng cao chất lượng môi trường không khí

Cần “Xanh hóa” ngành chăn nuôi

Cần đưa công nghệ về xử lý môi trường trong chăn nuôi tại địa phương

Vơi bớt nỗi lo sạt lở

Video

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero

Dương Kinh (Hải Phòng): Đi tìm lời giải trong việc thu hồi đất tại phường Hòa Nghĩa

Không để khoảng trống và độ trễ trong thời điểm giao thoa giữa Luật Đất đai mới và cũ

Khoa học

Giải pháp thúc đẩy phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo luật Bảo vệ môi trường năm 2020

Ứng dụng công nghệ khoáng, vi sinh và nước xử lý ô nhiễm môi trường chăn nuôi

Đánh giá ảnh hưởng môi trường của một số ao nuôi tôm khu vực phía Nam huyện Nhà Bè

Khảo sát quá trình lên men nghệ mật ong ở một số môi trường khác nhau

Chính sách

Giá khoáng sản quan trọng tăng và triển vọng doanh nghiệp khai khoáng trong nước

Tăng cường đôn đốc thu ngân sách các khoản liên quan đến đất đai trong tháng cuối năm 2024

Bộ Nội vụ triển khai nghị định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội vừa có hiệu lực

Thanh Hóa: Khai sai thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường Công ty Hồng Phượng bị truy thu hơn 600 triệu đồng

Phát triển

Tuần lễ hồng tại Nhiệt điện Thái Bình trọn vẹn nghĩa tình

Bộ Tài nguyên và Môi trường làm tốt công tác chuyển đổi số trong ngành

Bộ TN&MT: Quyết liệt triển khai các nhiệm vụ, dự án lớn về chuyển đổi số và hoàn thiện cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường

Chào mừng Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X - Năm 2024: Đưa Festival Hoa Đà Lạt thành lễ hội quốc gia

Diễn đàn

Tin Gió mùa Đông Bắc ngày 6/12

Thí điểm mô hình giảm phát thải trong giao thông

Thời tiết ngày 5/12: Bắc Bộ nắng ấm trước khi đón gió mùa mạnh

Thời tiết ngày 4/12: Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, Tây Nguyên và Nam Bộ chiều tối mưa dông

Kinh tế xanh

Miến Dong sạch Trung Kiên: Sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe và môi trường