Thiên tai và hậu họa!

12/08/2024

TN&MTDo ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài, tại khu vực miền núi phía Bắc liên tục xảy ra sạt lở, sụt lún đất trên sườn dốc, ngập úng tại khu vực trũng, thấp; lũ quét, lũ ống gây ra những thiệt hại nặng nề về người và của.

Việc phá rừng, lấn chiếm đất rừng để canh tác là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến suy giảm diện tích rừng. Tổn thất nặng từ bão lũ, hạn hán bất thường, sạt lở đất sẽ còn tiếp diễn với mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn nếu nạn phá rừng tự nhiên không được ngăn chặn triệt để.

Những năm gần đây, diện tích rừng tự nhiên ở Việt Nam ngày càng giảm nhanh, chất lượng rừng suy thoái nặng nề. Trong giai đoạn từ năm 2011 đến nay, diện tích rừng bị thiệt hại ước hơn 22.800ha, trong đó, rừng bị cháy khoảng 13.700ha, còn lại do bị chặt phá trái phép. Bình quân mỗi năm nước ta suy giảm khoảng 2.500ha rừng.

Rừng cây thưa thớt, độ sạt lở đất càng nhiều

Hiểm họa này chính người dân phải gánh chịu

 

     

Thiên tai, bão lũ phát triển nhiều mầm bệnh, nguồn nước bị ô nhiễm

Khi lũ lụt xảy ra, lượng nước lũ dâng cao phủ phần đất liền, mang theo cả bùn đất, chất thải công nghiệp lẫn sinh hoạt trong dòng nước lũ. Sau khi tràn vào gây ngập úng, lượng nước lũ có khả năng dung nhập với nước sông, suối cũng có khả năng dung nhập vào nguồn nước sinh hoạt tạo điều kiện cho các dịch bệnh truyền nhiễm lây lan và phát triển nhanh chóng, Trong đó, dịch tả và ghẻ lở là hai loại bệnh thường gặp nhất khi xảy ra hiện tượng lũ lụt, người dân vùng lũ sẽ thiếu thốn nước sinh hoạt trầm trọng.

Trong số các dạng lũ lụt, lũ quét là thảm họa điển hình gây ra con số thương vong cao nhất, cùng lúc cướp đi sinh mạng của nhiều người và cuốn trôi nhiều tài sản như hoa màu, nhà cửa, gia súc,..

Theo thống kê từ đầu năm 2024 đến nay, thiên tai làm 104 người chết và mất tích, phần lớn người chết và mất tích là do sạt lở đất hoặc bị lũ cuốn. Riêng tháng 7 vừa qua, mưa lũ, sạt lở đất đã làm hơn 40 người chết và mất tích. Điển hình là vụ sạt lở đất trên quốc lộ 34 làm 11 người chết. Mưa lớn gây ra lũ quét, sạt lở đất ở Sơn La, Điện Biên, những ngày cuối tháng 7 làm 20 chết và mất tích. 

Thiên tai, sạt lở kéo theo giao thông bị tê liệt, chia cắt các tuyến đường, thậm chí có thể cướp đi tính mạng con người.

Tại Km80+600, Quốc lộ 279 đoạn thuộc thôn Bông 1 - 2, xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai tiếp tục xảy ra sạt lở đất, đá với khối lượng lớn khiến các phương tiện không thể qua lại.

Lũ lụt trong thời gian dài gây trì trệ nền kinh tế của địa phương đó. Tạm ngừng các hoạt động sản xuất và du lịch.

Theo các chuyên gia, để giảm thiểu tình trạng sạt lở đất đá và thiệt hại, đã có nhiều giải pháp được triển khai, như tăng cường hệ thống cảnh báo sớm tình hình mưa lũ tại địa phương, tiến hành khảo sát địa chất, lập bản đồ các khu vực dễ bị sạt lở đất và thực hiện các quy định về quy hoạch sử dụng đất để kiểm soát việc xây dựng ở các khu vực có nguy cơ cao. Ngoài ra, việc thúc đẩy trồng rừng, tái trồng rừng và kiểm soát xói mòn đất cũng là các giải pháp quan trọng như tăng cường giám sát, kiểm tra, xử lý kịp thời; tăng cường giáo dục, tuyên truyền, nâng cao ý thức; khuyến khích các hoạt động bảo vệ và tái tạo rừng; hỗ trợ và tạo điều kiện cho người dân sống trong hoặc gần rừng phát triển kinh tế bền vững. Tuy nhiên, thích ứng với biến đổi khí hậu, ứng phó với thiên tai cần có sự chung tay của tất cả các cấp, ban ngành, chính quyền địa phương và người dân để những cánh rừng được hồi sinh.

Phương Thảo 

 

Tin tức

Hội nghị Trung ương 10: Cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược

Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII

Đảng ủy Bộ TN&MT quán triệt, triển khai Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 14/6/2024 của Bộ Chính trị

Đảng đoàn Quốc hội và Ban Cán sự đảng Chính phủ tổ chức Hội nghị về kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Tài nguyên

Thăm dò, quản lý trữ lượng, tài nguyên khoáng sản: Hướng đến khai thác bền vững

Sơn La: Hoàn thành điều tra, đánh giá ô nhiễm đất

Cần Thơ: Phổ biến, tuyên truyền Luật Tài nguyên nước 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành

Thừa Thiên - Huế: Tập trung nguồn lực để tuyên truyền hiệu quả Luật Đất đai 2024 vào thực tiễn

Môi trường

Nguy cơ lũ lụt cao khi bão số 4 đổ bộ

Bảo vệ môi trường di sản quần thể danh thắng Tràng An

Khắc phục sự cố vỡ đập bùn thải quặng đuôi tại Bắc Kạn

Khẩn trương kiểm soát ô nhiễm môi trường sau mưa lũ

Video

Điều chỉnh bảng giá đất phải tuân thủ quy định tại Nghị định 71/2024/NĐ-CP

Kết quả bước đầu kiểm tra 2 cuộc đấu giá đất tại huyện Thanh Oai và huyện Hoài Đức

Bộ TN&MT phổ biến các Nghị định, quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai 2024

Bộ TN&MT mong muốn được lắng nghe những khó khăn, vướng mắc trong triển khai Luật Đất đai 2024

Khoa học

Bài 2: Đề xuất tiêu chí ảnh Viễn thám sử dụng trích xuất thông tin vùng ảnh hưởng do thiên tai

Dữ liệu viễn thám phục vụ cảnh báo, dự báo thiên tai

Sử dụng ảnh vệ tinh radar đánh giá nhanh thiệt hại do bão và vùng lũ lụt

Cần có giải pháp đồng bộ về cảnh báo sớm nguy cơ trượt lở đất đá, lũ quét

Chính sách

CÔNG ĐIỆN: Chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương nghiên cứu đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới

Thanh Hóa: Khu du lịch sinh thái biển Du Xuyên chậm tiến độ kéo dài, vi phạm các quy định của luật đất đai

Các địa phương tập trung khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống sau bão

Phát triển

Bốc thăm chia bảng giải bóng đá “Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp” lần VI - năm 2024

Hàng triệu trái tim người dân Đắk Lắk hướng về đồng bào vùng lũ miền Bắc

Quản lý thị trường Lào Cai chung tay cùng người dân địa phương vượt lũ

Phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng

Diễn đàn

Bão số 4 gây mưa lớn: Các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Nam đề phòng lũ quét và sạt lở đất

Tin Bão khẩn cấp - Cơn bão số 4

Thời tiết ngày 19/9: Bão số 4 khiến khu vực Trung Bộ mưa to đến rất to

Bão Yagi: Hành trình không bao giờ quên của dự báo viên khí tượng thủy văn