Thị trường tín chỉ carbon - Đường đến Net Zero

26/08/2024

TN&MTNgày 23/8, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội, (35 Ngô Quyền, TP. Hà Nội), Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức tọa đàm “Thị trường tín chỉ carbon - Đường đến Net Zero”.

Phát biểu khai mạc tọa đàm, Phó Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Lê Thanh Kim cho biết, tại Hội nghị COP 26, Việt Nam lần đầu tiên cam kết sẽ đạt phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050. Mục tiêu này cũng đã được đưa vào Chiến lược Quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050, theo Quyết định 896/QĐ-TTg ngày 26/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

Thị trường tín chỉ carbon - Đường đến Net Zero

Ông Lê Thanh Kim, Phó Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân phát biểu khai mạc Tọa đàm

Song song với việc thực hiện hoạt động, biện pháp giảm phát thải khí nhà kính và tăng cường hấp thụ khí nhà kính trong các lĩnh vực như năng lượng, nông nghiệp, lâm nghiệp và sử dụng đất, chất thải, các quá trình công nghiệp và sử dụng sản phẩm công nghiệp, thì thị trường carbon là một trong những công cụ hữu hiệu để đạt mục tiêu Net Zero.

Tính đến tháng 7/2024, đã có 48 quốc gia triển khai thị trường carbon theo cơ chế bắt buộc. Bên cạnh đó là thị trường carbon tự nguyện do các doanh nghiệp, tổ chức quốc tế thành lập. Dù chưa có sự thống nhất trên phạm vi toàn cầu về trao đổi hạn ngạch phát thải, tín chỉ carbon xuyên biên giới, nhưng đã có 82 quốc gia và vùng lãnh thổ ký thoả thuận về trao đổi hạn ngạch, tín chỉ carbon.

Tại Việt Nam, có khoảng 150 chương trình, dự án được cấp 40,2 triệu tín chỉ carbon và thực hiện theo các cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon quốc tế để trao đổi trên thị trường carbon thế giới.
GS.TS Hoàng Văn Sâm, Trưởng phòng Hợp tác quốc tế, Trường Đại học Lâm nghiệp cho biết, những năm gần đây, thị trường carbon thế giới phát triển rất sôi động.
Thị trường carbon đóng vai trò quan trọng trong việc giảm phát thải khí nhà kính, giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu và hướng tới mục tiêu giảm phát thải ròng bằng 0.

Thị trường tín chỉ carbon - Đường đến Net Zero

GS. TS. Hoàng Văn Sâm, Trưởng phòng Hợp tác quốc tế, Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam

Tại Việt Nam, chúng ta dự kiến sẽ thí điểm thị trường carbon vào năm 2025 và vận hành chính thức vào năm 2028. Thị trường carbon được xem như cơ hội để thúc đẩy phát triển công nghệ ít carbon, đồng thời góp phần nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân, các doanh nghiệp và lãnh đạo về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường gắn với phát triển kinh tế bền vững, kinh tế xanh.
GS.TS Hoàng Văn Sâm cho rằng, vận hành thị trường carbon hiệu quả không chỉ giúp cho người dân - những người tham gia vào trồng rừng, bảo vệ rừng, bảo vệ thiên nhiên nâng cao thu nhập mà còn góp phần vào bảo vệ môi trường.
Việc Việt Nam cam kết thực hiện mục tiêu Net Zero vào năm 2025 cũng được nhìn nhận như “cơ hội vàng” cho tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp chuyển đổi sang một mô hình kinh tế mới ít gây ô nhiễm hơn. Từ đó, cải thiện được vị trí cạnh tranh, thu hút các nguồn đầu tư và hướng đến thu hút được người tiêu dùng.
“Hiện nay, các sản phẩm sạch, sản phẩm hữu cơ thu hút được rất nhiều người tiêu dùng và giá cả thị trường cũng cao hơn nhiều so với sản phẩm khác. Vì vậy, việc xây dựng và vận hành thị trường carbon hiệu quả, minh bạch có ý nghĩa hết sức quan trọng, cũng là trách nhiệm lớn mà Việt Nam cam kết và hướng tới, không chỉ vì lợi ích môi trường mà còn vì sự phát triển bền vững kinh tế và công bằng xã hội”, GS.TS Hoàng Văn Sâm nhấn mạnh.

Thị trường tín chỉ carbon - Đường đến Net Zero

TS. Nguyễn Phương Nam, Tổng Giám đốc Công ty Tư vấn & Dịch vụ Đổi mới khí hậu KLINOVA phát biểu tại buổi Toạ đàm

Còn TS. Nguyễn Phương Nam, Tổng giám đốc công ty Tư vấn & Dịch vụ Đổi mới khí hậu KLINOVA cho rằng, thị trường tín chỉ carbon có hai phần: thứ nhất là hạ giảm phát thải khí nhà kính, thứ hai là tín chỉ carbon.
Theo Nghị định số 06/2022 của Chính phủ, phần mua bán tín chỉ carbon chỉ chiếm tối đa 10%, còn phần thị trường lớn nhất vẫn là hạ giảm phát thải hiệu ứng nhà kính. Với đánh giá của thế giới cũng như vị trí địa lý của Việt Nam thì nước ta có hai tiềm năng rất lớn để tạo thành tín chỉ carbon.
Việt Nam là nước nằm ở khu vực nhiệt đới, tiềm năng về năng lực tái tạo, về sinh khối là rất lớn. Do đó, có tiềm năng hấp thụ carbon rất cao và hiện nay không có khu vực nào trên thế giới là nhiệt đới, nóng ẩm, gần xích đạo tiềm năng như Việt Nam.
Tiềm năng thứ hai đến từ hoạt động phát triển kinh tế - xã hội. Việt Nam là nước đang phát triển, sản xuất ra rất nhiều hàng hóa thì hạ giảm phát thải khí nhà kính liên quan đến sản xuất hàng hoá đặc biệt là những hàng hóa mang tính hữu hình, vật chất thì đây là thứ tài sản của doanh nghiệp nói riêng và của Việt Nam nói chung.
Việc hạ giảm phát thải khí nhà kính không chỉ thể hiện quyền phát thải của doanh nghiệp mà việc xanh hoá quá trình sản xuất sẽ tạo ra được những sản phẩm tốt hơn sản phẩm thông thường vì giá trị bảo vệ môi trường nên người tiêu dùng và các thị trường khó tính như châu Âu, châu Mỹ hoàn toàn chấp nhận được.
Với tiềm năng đó, cái quan trọng là các văn bản pháp luật và chính sách. Về mặt chủ trương thì dần đã có đầy đủ, tuy nhiên, ở cấp triển khai còn rất thiếu. Đặc biệt, quyền carbon rất quan trọng để xác định đâu là hàng hóa, đâu là những thứ có thể mua bán được. Tín chỉ carbon không phải là phần thưởng mà còn là giá trị mang tính đầu tư.
Còn để tạo thành được hạ giảm phát thải dư ra để bán hoặc là tín chỉ carbon để bán thì phải có đăng ký, có sự thẩm định của bên thứ ba và có sự chấp nhận của người mua. Vì vậy, tín chỉ carbon hoặc hạ giảm phát thải là một hàng hóa thì phải phụ thuộc rất nhiều yếu tố và đây không phải là cuộc chơi cho những người nghiệp dư, nó là sản phẩm thị trường tài chính, mang tính kỹ thuật, là tinh túy của thị trường tài chính.

Thị trường tín chỉ carbon - Đường đến Net Zero

Quang cảnh buổi Toạ đàm

Theo lộ trình của Chính phủ, năm 2025 sẽ thí điểm thị trường carbon trong nước và vận hành chính thức từ năm 2028. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã xây dựng Đề án thành lập thị trường carbon, nhằm phát triển thị trường carbon tuân thủ tại Việt Nam, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính theo Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) với chi phí của doanh nghiệp và xã hội thấp, thúc đẩy phát triển công nghệ phát thải thấp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, phát triển nền kinh tế carbon thấp và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng tới Net Zero vào năm 2050.

Đỗ Hùng

Tin tức

Hội nghị Trung ương 10: Cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược

Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII

Đảng ủy Bộ TN&MT quán triệt, triển khai Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 14/6/2024 của Bộ Chính trị

Đảng đoàn Quốc hội và Ban Cán sự đảng Chính phủ tổ chức Hội nghị về kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Tài nguyên

Thăm dò, quản lý trữ lượng, tài nguyên khoáng sản: Hướng đến khai thác bền vững

Sơn La: Hoàn thành điều tra, đánh giá ô nhiễm đất

Cần Thơ: Phổ biến, tuyên truyền Luật Tài nguyên nước 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành

Thừa Thiên - Huế: Tập trung nguồn lực để tuyên truyền hiệu quả Luật Đất đai 2024 vào thực tiễn

Môi trường

Nguy cơ lũ lụt cao khi bão số 4 đổ bộ

Bảo vệ môi trường di sản quần thể danh thắng Tràng An

Khắc phục sự cố vỡ đập bùn thải quặng đuôi tại Bắc Kạn

Khẩn trương kiểm soát ô nhiễm môi trường sau mưa lũ

Video

Điều chỉnh bảng giá đất phải tuân thủ quy định tại Nghị định 71/2024/NĐ-CP

Kết quả bước đầu kiểm tra 2 cuộc đấu giá đất tại huyện Thanh Oai và huyện Hoài Đức

Bộ TN&MT phổ biến các Nghị định, quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai 2024

Bộ TN&MT mong muốn được lắng nghe những khó khăn, vướng mắc trong triển khai Luật Đất đai 2024

Khoa học

Bài 2: Đề xuất tiêu chí ảnh Viễn thám sử dụng trích xuất thông tin vùng ảnh hưởng do thiên tai

Dữ liệu viễn thám phục vụ cảnh báo, dự báo thiên tai

Sử dụng ảnh vệ tinh radar đánh giá nhanh thiệt hại do bão và vùng lũ lụt

Cần có giải pháp đồng bộ về cảnh báo sớm nguy cơ trượt lở đất đá, lũ quét

Chính sách

CÔNG ĐIỆN: Chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương nghiên cứu đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới

Thanh Hóa: Khu du lịch sinh thái biển Du Xuyên chậm tiến độ kéo dài, vi phạm các quy định của luật đất đai

Các địa phương tập trung khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống sau bão

Phát triển

Bốc thăm chia bảng giải bóng đá “Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp” lần VI - năm 2024

Hàng triệu trái tim người dân Đắk Lắk hướng về đồng bào vùng lũ miền Bắc

Quản lý thị trường Lào Cai chung tay cùng người dân địa phương vượt lũ

Phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng

Diễn đàn

Bão số 4 gây mưa lớn: Các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Nam đề phòng lũ quét và sạt lở đất

Tin Bão khẩn cấp - Cơn bão số 4

Thời tiết ngày 19/9: Bão số 4 khiến khu vực Trung Bộ mưa to đến rất to

Bão Yagi: Hành trình không bao giờ quên của dự báo viên khí tượng thủy văn