Thế giới

Kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới về việc quy định và thực hiện quyền bề mặt trong quản lý đất đai

Kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới về việc quy định và thực hiện quyền bề mặt trong quản lý đất đai

Trên thế giới, thuật ngữ quyền bề mặt đã ra đời từ khá sớm và được pháp luật của nhiều quốc gia ghi nhận đến ngày nay. Quyền bề mặt (superficies hay surface right) đã được quy định từ khoảng năm 439 trước Công nguyên, khi luật La Mã ra đời. Pháp luật La Mã xác định quyền bề mặt là một dạng quyền đối với tài sản của người khác, là một vật quyền phụ thuộc được cấp bởi chủ sở hữu đất. Quyền bề mặt được quy định trong pháp luật ở các quốc gia đều xuất phát từ luật La Mã; tuy nhiên, nội hàm của quyền bề mặt trong quản lý đất đai có sự khác biệt nhất định phù hợp với điều kiện cụ thể của từng nước.

Sự cố tràn dầu giáng đòn lên du lịch biển ở Thái Lan

Sự cố tràn dầu giáng đòn lên du lịch biển ở Thái Lan

Khi xảy ra sự cố tràn dầu trên bờ biển phía đông Thái Lan, nhiều doanh nghiệp du lịch tại khu vực này cho biết đây chính là thảm họa và lo ngại tình hình này sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh, vốn đã kiệt quệ vì Covid-19.

Báo động đỏ ở vùng băng vĩnh cửu do biến đổi khí hậu

Báo động đỏ ở vùng băng vĩnh cửu do biến đổi khí hậu

Trong những thập niên tới, những thay đổi địa chất cùng sự ấm lên của lớp băng vĩnh cửu do biến đổi khí hậu có thể đe dọa nhiều công trình kiến trúc do con người xây dựng ở Bắc Cực và các khu vực chung quanh. Các nhà khoa học ước tính, chi phí bảo trì, bảo dưỡng các hệ thống cơ sở hạ tầng này đến giữa thế kỷ có thể lên đến hàng chục nghìn tỷ USD.

Kinh nghiệm quốc tế về quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên và đề xuất cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên và đề xuất cho Việt Nam

Nhằm xác định rõ các khu vực có giá trị trường tồn đối với sự phồn thịnh của quốc gia, việc quy định về di sản thiên nhiên (DSTN) trong Luật Bảo vệ môi trường 2020 là một cách tiếp cận toàn diện trong xu thế phát triển của đất nước và quốc tế. Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 giao cho Chính phủ quy định chi tiết về điều tra, đánh giá, quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên tại Điều 21. Vì vậy, việc nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế để làm cơ sở cho việc đề xuất nội dung quản lý di sản thiên nhiên phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam và xu thế thế giới là rất cần thiết.

Kinh nghiệm của Hungary về ứng phó biến đổi khí hậu

Kinh nghiệm của Hungary về ứng phó biến đổi khí hậu

Đất nước Hungary có 2 con sông lớn chảy qua, Danube và Tisza, tuy vậy, chúng ta rất ít khi thấy đất nước Hungari có lũ lụt. Có được điều này là nhờ kết quả của việc nắn dòng sông Tisza, đắp đê và tạo hồ chứa nước khổng lồ vào Thế kỷ 19, giúp Hungary chống chọi thành công các đợt lũ lụt từ đó đến nay. Đồng hành với thế giới, Chính phủ Hungary cũng đã có những chính sách cụ thể thích ứng và chống lại biến đổi khí hậu mà chúng ta có thể tham khảo.

Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ ở một số nước trên thế giới

Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ ở một số nước trên thế giới

Để xây dựng Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ, khắc phục được những bất cập, cần tiến hành nghiên cứu pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ ở Việt Nam; nghiên cứu, học tập kinh nghiệm trên thế giới. Qua đó, xây dựng cơ sở lý luận chắc chắn cho việc xây dựng các quy định xử phạt, đảm bảo đồng bộ, thống nhất giữa quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ với các hệ thống pháp luật khác có liên quan trong hệ thống pháp luật của Việt Nam.

Kênh đào Suez đạt doanh thu kỷ lục trong năm 2021

Kênh đào Suez đạt doanh thu kỷ lục trong năm 2021

Cơ quan quản lý kênh đào Suez của Ai Cập cho biết tuyến vận tải biển quan trọng này đã đạt doanh thu kỷ lục trong năm 2021, bất chấp đại dịch COVID-19 và sự cố tắc nghẽn kéo dài 6 ngày do tàu chở hàng khổng lồ Ever Given mắc kẹt.

Nhân sự chuyên trách về bảo vệ môi trường tại các cơ sở phát thải lớn: Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất cho Việt Nam

Nhân sự chuyên trách về bảo vệ môi trường tại các cơ sở phát thải lớn: Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất cho Việt Nam

Để bảo vệ môi trường tại các cơ sở phát thải lớn, các nước phát triển công nghiệp hàng đầu trên thế giới đặc biệt coi trọng và ban hành các quy định pháp luật về mô hình nhân sự chuyên trách về bảo vệ môi trường. Bài viết này nghiên cứu mô hình nhân sự chuyên trách về bảo vệ môi trường tại doanh nghiệp của các quốc gia gồm: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, từ đó có các đề xuất cho Việt Nam.

Hành trình khôi phục rừng và cảnh quan ở châu Phi

Hành trình khôi phục rừng và cảnh quan ở châu Phi

Là một trong những châu lục dễ bị tổn thương nhất bởi BĐKH, châu Phi có một lượng lớn rừng và cảnh quan bị suy thoái nghiêm trọng. Theo ước tính, khoảng 65% diện tích đất canh tác, 30% diện tích đất chăn nuôi và 20% diện tích rừng đã bị tàn phá. Hơn một phần tư lãnh thổ châu Phi đã biến thành sa mạc, và những vùng đất khô cằn hiện ngày càng bị đe dọa bởi hiện tượng sa mạc hóa. Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc, khoảng 10 triệu ha đất cần được phục hồi hằng năm để đảo ngược quá trình suy thoái đất ở vùng Sahel và vùng Sừng châu Phi.

Đầu Trước 34 35 36 37 38 39 40 Tiếp