Tạp chí Tài nguyên và Môi trường trồng 523 cây tại chùa Phúc Lạc, Hà Nam

26/03/2022

TN&MTNgày 26/3/2022, tại chùa Phúc Lạc, xã Đạo Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp với Công ty Truyền thông King Land đã tổ chức phát động lễ trồng cây chương trình “Chùa xanh”. Đây là dự án cộng đồng hưởng ứng Chương trình trồng 1 tỷ cây xanh - "Vì một Việt Nam xanh" của Thủ tướng Chính phủ và của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Tham dự chương trình có: Ông Nguyễn Phúc Nguyên, Vụ trưởng Vụ Cao đài (Nguyên Vụ trưởng Vụ Phật giáo) Ban Tôn giáo Chính phủ; TS. Đào Xuân Hưng, Tổng Biên tập Tạp chí Tài nguyên và Môi trường; Đại đức Thích Minh Quang, trụ trì chùa Phúc Lạc; bà Nguyễn Minh Hà, Phó Tổng giám đốc Công ty Thương Mại Hoàng Hải - Forever; ông Vũ Huy, đại diện Công ty Truyền thông King Land; đại diện xã Đạo Lý; cùng các tăng ni, quý phật tử, nhân dân khu vực chùa Phúc Lạc.

Tạp chí Tài nguyên và Môi trường trồng 523 cây tại chùa Phúc Lạc, Hà Nam

Ban tổ chức và các doanh nghiệp đồng hành tặng cây tượng trưng cho chùa Phúc Lạc

Tại chùa Phúc Lạc, xã Đạo Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, Ban tổ chức chương trình “Chùa xanh”  đã trồng mới 523 cây (150 cây Vú Sữa, 150 cây Xoài, 100 cây Mít, 100 cây hoa Ngũ Sắc, 10 cây Ngọc Lan, 10 cây Mộc Hương, 3 cây Bồ Đề) và sẽ được triển khai trồng cây xanh ở các chùa, đền, khu di tích văn hóa tiếp theo. Đây là một chương trình mang ý nghĩa giá trị nhân văn sâu sắc và lan tỏa về tình yêu thiên nhiên, yêu môi trường.

Đến nay, chương trình “Chùa xanh” đã trồng được 6.782 cây xanh ở các chùa, đền: 1113 cây ở chùa Thắng Phúc, Hải Phòng; 1115 cây ở chùa Đại Tuệ, Nghệ An; 1015 cây ở chùa Đồng, Thanh Hóa; 1005 cây ở chùa Kim Dung, Hà Tĩnh; 1003 cây ở đền Sóc Sơn, Hà Nội; 1008 cây ở chùa Quỳnh Lâm, Quảng Ninh; 523 cây ở chùa Phúc Lạc, Hà Nam.

Tạp chí Tài nguyên và Môi trường trồng 523 cây tại chùa Phúc Lạc, Hà Nam

TS. Đào Xuân Hưng, Tổng biên tập Tạp chí Tài nguyên và Môi trường phát biểu 

 TS. Đào Xuân Hưng, Tổng Biên tập Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, Trưởng ban tổ chức chương trình “Chùa xanh” cho biết: “Đây là một chương trình cộng đồng thu hút sự quan tâm chung tay của xã hội tham gia trồng cây xanh tại các chùa, đền, địa điểm di tích văn hóa. Nhằm góp phần tạo cảnh quan môi trường, không gian văn hóa xanh, sạch, đẹp cho các khu di tích, đền, chùa…Bảo vệ môi trường, mang lại bầu không khí trong lành, thanh tịnh cho nhân dân, phật tử, du khách tham quan…

Đồng thời góp phần tuyên truyền các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, đặc biệt là sự chung tay của cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể bằng những hành động thiết thực hiệu quả mang lại không gian xanh chốn tôn nghiêm. Thêm một cây xanh được trồng sẽ góp phần tuyên truyền giáo dục thế hệ trẻ hôm nay luôn thường trực ý thức trồng cây xanh, bảo vệ môi trường vì màu xanh của cuộc sống”.

Tạp chí Tài nguyên và Môi trường trồng 523 cây tại chùa Phúc Lạc, Hà Nam

Đại đức Thích Minh Quang, trụ trì chùa Phúc Lạc phát biểu

Thông điệp của chương trình “Chùa xanh”- Vì môi trường xanh, nhằm phát huy tinh thần chung tay của cộng đồng, của các cá nhân, tổ chức, trong huy động sức mạnh tổng hợp nhân rộng hoạt động trồng cây nhiều hơn nữa để ứng phó với tình trạng khẩn cấp về biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường. Qua đó, góp phần quan trọng lan tỏa ý nghĩa của việc trồng cây đến đông đảo các tăng ni, phật tử, nhân dân trong việc cải thiện môi trường sinh thái, phòng, chống thiên tai, điều hòa khí hậu, mang lại một cuộc sống trong lành và khỏe mạnh cho nhân dân.

Trước khi diễn ra lễ trồng cây, Ban Tổ chức chương trình “Chùa xanh” và Đại đức, tăng ni chùa Phúc Lạc cùng các đại biểu tham dự đã tổ chức lễ dâng hương và cầu an, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, tiêu trừ dịch bệnh và phóng sinh chim Bồ câu và chim Sẻ trong khu vực chùa.Tạp chí Tài nguyên và Môi trường trồng 523 cây tại chùa Phúc Lạc, Hà Nam

Bà Nguyễn Minh Hà, Phó Tổng giám đốc Công ty Thương Mại Hoàng Hải - Forever phát biểu

“Để chương trình Chùa xanh được triển khai thành tựu viên mãn như hôm nay, thay mặt ban tổ chức, tôi xin được tri ân công đức vô lượng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân: Đại đức Thích Minh Quang, trụ trì chùa Phúc Lạc, Bà Nguyễn Minh Hà, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại Hoàng Hải – Forever đã công đức tài trợ cây xanh trồng hôm nay; cùng các phóng viên báo chí, truyền hình tới dự và đưa tin; các doanh nghiệp đã phát tâm ủng hộ và sự phối hợp hiệu quả của Công ty Truyền thông King Land.

Mục tiêu của chương trình, không chỉ là ở số lượng cây được trồng, mà chính là công tác chăm sóc cho cây xanh phát triển, sinh xôi nảy nở và đơm hoa kết trái, nên rất cần có sự đồng hành của Giáo hội Phật giáo, Ban quản lý các khu di tích văn hóa, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, chính quyền địa phương, các nhà tu hành trong tự viện các tỉnh, thành trên cả nước” TS. Đào Xuân Hưng nhấn mạnh.

Tạp chí Tài nguyên và Môi trường trồng 523 cây tại chùa Phúc Lạc, Hà Nam

TS. Đào Xuân Hưng và Đại đức Thích Minh Quang trao tặng kỷ niệm chương cho các cá nhân, doanh nghiệp đồng hành

Phát biểu tại chương trình bà Nguyễn Minh Hà, Phó Tổng giám đốc Công ty Thương Mại Hoàng Hải - Forever cho biết “Hôm nay tôi rất rất vinh hạnh được đồng hành cùng chương trình “Chùa xanh” do Tạp chí Tài nguyên và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) tổ chức, một chương trình có ý nghĩa trồng 523 cây xanh tại chùa Phúc Lạc, Hà Nam, góp phần bảo vệ môi trường.

Công ty Thương mại Hoàng Hải - Forever được thành lập từ năm 1997, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất chăn, ga, gối, đệm cao cấp với thương hiệu Forever và Enternity. Đến nay, trải qua hơn 25 năm xây dựng và phát triển Hoàng Hải - Forever đã trở thành công ty sản xuất chăn - ga - gối - đệm hàng đầu Việt Nam. Hiện nay Hoàng Hải - Forever đã có hơn 500 cán bộ công nhân viên với hơn 90 showrooms và nhiều đại lý trên toàn quốc, hai nhà máy sản xuất đặt tại Hà Nội và Hưng Yên.

Tạp chí Tài nguyên và Môi trường trồng 523 cây tại chùa Phúc Lạc, Hà Nam

Ban tổ chức và các đại diện các doanh nghiệp đồng hành trồng cây xanh tại chùa Phúc Lạc

Hoàng Hải - Forever còn được biết đến là một thương hiệu luôn quan tâm đến cộng đồng xã hội. Bên cạnh việc ủng hộ trực tiếp chăn ga gối đệm của công ty cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn có một mùa đông ấm áp. Hoàng Hải – Forever luôn hướng tới các hoạt động tri ân, các chương trình thiện nguyện, an sinh xã hội, tham gia nhiều chương trình được tổ chức quy mô, có sự lan tỏa sâu rộng tới cộng đồng xã hội.

Đại Đức Thích Minh Quang, trụ trì chùa Phúc Lạc cho biết “Đạo Phật hướng con người biết sống vị tha, thương yêu lo lắng cho nhau. Vì vậy, trồng cây là việc đem lại nhiều công đức lớn cho thế giới này. Và hôm nay, dự án "Chùa xanh" được triển khai thực hiện bởi Tạp chí Tài nguyên và Môi trường ở chùa Phúc Lạc là minh chứng cho sự kết nối để lan toả thông điệp này.

Tạp chí Tài nguyên và Môi trường trồng 523 cây tại chùa Phúc Lạc, Hà Nam

Các phật tử trồng cây xanh tại chùa Phúc Lạc

Chùa Phúc Lạc tiền thân của ngôi chùa có tên cổ là Phất Tự, người dân thường gọi là chùa Phất, đến khoảng năm 1840-1847, các bậc tiền nhân trong làng thống nhất chuyển ngôi chùa Phất từ giữa cánh đồng về khu đất đầu làng là địa điểm hiện nay để xây dựng. Khi xây dựng xong, thỉnh tượng phật về chùa, các cụ đổi tên chùa, gọi là Phúc Lạc tự, tọa lạc trên địa bàn thôn Quan Nhân, xã Đạo Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp - Nhật, chùa là nơi họp bàn của Việt Minh. Là nơi cất giấu tài liệu của cách mạng, khi bị quân Pháp phát hiện, các sư thầy bị bắt, tra tấn, tù đày. Trong kháng chiến chống Mỹ, chùa được dùng để làm kho chứa thóc, làm lớp học, rồi dỡ đi để làm việc công cộng. Trải qua nhiều lần trùng tu. Đến năm 1992, nhân dân trong thôn mới góp công sức trùng tu, khôi phục lại để có nơi thờ tự. Từ năm 2018 đến năm 2021 xây dựng mới hoàn thành và đưa vào hoạt động để phục vụ tín ngưỡng tâm linh của người dân địa phương và du khách thập phương xa gần”.

  Sỹ Tùng

Tin tức

Điều hoà linh hoạt nguồn vốn dành cho các dự án đầu tư công

Bộ TN&MT làm việc với các tỉnh khu vực Trung du và Miền núi phía Bắc về điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất

Bộ TN&MT đánh giá trữ lượng khoáng sản tại 3 địa phương

Bộ TN&MT gỡ vướng về quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Phú Yên

Tài nguyên

Quảng Ninh: Nhiều bất cập trong vấn đề khai thác khoáng sản

Đắk Lắk: Dừng các vị trí khai thác cát trên sông Krông Ana gây sạt lở nghiêm trọng

Gỡ vướng để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư khai thác đá hoa chế biến sâu

Cần điều chỉnh một số quy định về tiền cấp quyền khai thác khoáng sản

Môi trường

Khi người dân tự quản gìn giữ môi trường

Làm đẹp cảnh quan trường học, di tích

Chung tay hành động vì môi trường Thủ đô

Đẩy mạnh tuyên truyền bảo vệ Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông

Video

Đón Anh về - Lời thơ của tác giả Đặng Quốc Khánh

Bản tin Bất động sản và Môi trường số 5

Bản tin Bất động sản và Môi trường số 4

Bản tin Bất động sản và Môi trường số 3

Diễn đàn

Thời tiết ngày 21/9: Bắc Bộ và Trung Bộ có nơi nắng nóng, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông

Việt Nam nỗ lực kiểm soát các chất làm suy giảm tầng ô-dôn

Thời tiết ngày 20/9: Bắc Bộ nắng nóng trở lại, Tây Nguyên và Nam Bộ chiều tối và đêm có mưa rào và dông

Thời tiết ngày 19/9: Bắc Bộ ngày nắng đan xen, chiều tối có thể có mưa rào và dông

Phát triển

Tập đoàn AEON MALL, Nhật Bản tới thăm và làm việc với Tập đoàn TTC, Việt Nam

Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Nguyên

Sở Tài nguyên và Môi trường Thừa Thiên - Huế

Sở Tài nguyên và Môi trường Tiền Giang

Khoa học

Phân công, phân cấp trong quản lý nhà nước về tài nguyên địa chất và khoáng sản - Hiện trạng và đề xuất

Bản đồ kể chuyện (storymap) - phương thức truyền thông mới!

Thành lập Viện Khoa học môi trường, biển và hải đảo

Lo ngại về môi trường khi khai thác biển sâu

Chính sách

Bộ TN&MT tiếp tục tập huấn quy định trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu

Bắc Giang: Công ty TNHH Kim Tường hoạt động sản xuất bê tông có "dấu hiệu" chưa tuân thủ quy định pháp luật về môi trường

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương xây dựng quy chuẩn về đường bộ cao tốc

Hội thảo phổ biến thực hiện quy định trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu (EPR) theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường