Tăng trưởng xanh - phương thức quan trọng để thực hiện phát triển bền vững

05/11/2024

TN&MTTại phiên thảo luận toàn thể ở Hội trường về tình hình kinh tế- xã hội, nhiều đại biểu quan tâm đến vấn đề tăng trưởng xanh, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp. Theo đó, các đại biểu và chuyên gia cho rằng cần có các giải pháp đồng bộ để thúc đẩy tăng trưởng xanh, coi đây là phương thức quan trọng để thực hiện phát triển bền vững.

Tăng trưởng xanh là cơ hội đột phá

Chính phủ nhận định, năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích, lấy ổn định làm tiền đề cho phát triển và phát triển để làm cơ sở cho ổn định; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm 2021-2025. Tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng trên cơ sở giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Để đạt được những mục tiêu chiến lược về kinh tế xã hội trong năm 2025, Chính phủ cho biết, sẽ tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng thương mại tiết giảm chi phí hoạt động, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số; thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, tập trung cho các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng kinh tế, ưu tiên hạn mức tín dụng cho các tổ chức tín dụng hoạt động hiệu quả, nhất là cho nhà ở xã hội, tăng trưởng xanh, chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn...

Tăng trưởng xanh - phương thức quan trọng để thực hiện phát triển bền vững

Quốc hội thảo luận về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025

Riêng về lĩnh vực nông nghiệp, sẽ phấn đấu xây dựng nền nông nghiệp theo hướng “Nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”; tiếp tục chuyển mạnh tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp. Nông nghiệp phát triển nhanh, nâng cao giá trị gia tăng, bền vững, hiệu quả, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia, quy mô sản xuất hàng hoá nông sản ngày càng lớn, bảo đảm môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu, hội nhập quốc tế.

Đồng thời, phát triển trồng trọt tuần hoàn, phát thải các bon thấp, thân thiện với môi trường, đặt sản xuất trồng trọt trong mô hình kinh tế tuần hoàn, qua đó giảm khai thác tài nguyên, giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Áp dụng cơ giới hóa đồng bộ từ khâu sản xuất đến thu hoạch, bảo quản, chế biến theo chuỗi giá trị, trước hết đối với sản phẩm chủ lực tại các vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn. Triển khai hiệu quả Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Quan tâm đến vấn đề tăng trưởng xanh, đại biểu Lê Đào An Xuân, Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Yên cho biết, mục tiêu và 11 nhiệm vụ giải pháp cho năm 2025 của Chính phủ đã liên tục khẳng định hướng "chuyển đổi xanh" của nước ta. Tại Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo quốc gia về tăng trưởng xanh đã đưa ra các đánh giá thực tiễn dựa trên tình hình trong nước và thế giới để khẳng định mạnh mẽ hơn "tăng trưởng xanh" là cơ hội đột phá và là hướng đi cho Việt Nam, đồng thời, phiên họp cũng đưa ra những kiến nghị để tăng tốc cho tiến trình tăng trưởng xanh ở nước ta. Có thể thấy Trung ương đã xác định rất rõ định hướng phát triển xanh, các mục tiêu, chỉ tiêu đã từng bước được lồng ghép trong các chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển ở các ngành, gắn với các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia. Tuy nhiên, ở cấp độ địa phương và cấp độ doanh nghiệp, đặc biệt là lực lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ, tăng trưởng xanh dường như vẫn là một xu hướng của tương lai, chưa thực sự trở thành những bước đi cấp thiết ở hiện tại.

Tăng trưởng xanh - phương thức quan trọng để thực hiện phát triển bền vững

Đại biểu Lê Đào An Xuân, Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Yên phát biểu

Đại biểu chỉ ra một số khó khăn gặp phải về vấn đề này bao gồm: nhận thức về tăng trưởng xanh, chuyển đổi xanh chưa đồng đều; có sự xung đột hoặc trùng lặp nhau khi triển khai các chiến lược có liên quan đến phát triển xanh như chiến lược phát triển bền vững, chiến lược ứng phó biến đổi khí hậu, chiến lược tăng trưởng xanh, v.v. gây bối rối cho các địa phương khi thực hiện dẫn đến dàn trải, thiếu trọng tâm; nguồn lực thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh, chuyển đổi xanh chưa rõ ràng, phần lớn là lồng ghép hoặc từ các nguồn tài trợ, doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ chưa tiếp cận được các thông tin, chưa nhận được các hỗ trợ cụ thể để chuyển đổi xanh.

Để các địa phương, doanh nghiệp có thể chủ động thực hiện đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi xanh, hướng đến đạt các mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững sớm nhất, đại biểu cho rằng cần phát huy vai trò tiên phong, dẫn dắt của Nhà nước trong chuyển đổi xanh thông qua các quy định về mua sắm công xanh. Chính phủ cần rà soát, xây dựng các bộ tiêu chí, tiêu chuẩn, quy chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật về chuyển đổi xanh trên từng ngành, lĩnh vực. Đồng thời, đại biểu đề nghị Chính phủ chỉ đạo rà soát các nghị định liên quan đến sử dụng vốn viện trợ, hỗ trợ để tạo điều kiện cho các địa phương khai thác tốt nguồn lực phục vụ chuyển đổi xanh.

Tăng trưởng xanh - phương thức quan trọng để thực hiện phát triển bền vững

Đại biểu Trần Hoàng Ngân, Đoàn ĐBQH Tp. Hồ Chí Minh

Cũng cho ý kiến về vấn đề này, đại biểu Trần Hoàng Ngân, Đoàn ĐBQH Tp. Hồ Chí Minh cho rằng chúng ta cần đặc biệt quan tâm hơn nữa đến nông sản, thủy sản, các sản phẩm mang thương hiệu Việt. Gần đây các sản phẩm mang thương hiệu trí tuệ Việt Nam, sản phẩm công nghệ số, công nghệ thông tin đã được xuất khẩu trên thị trường quốc tế với 1500 doanh nghiệp công nghệ số đi ra nước ngoài, doanh thu ngày càng tăng.

Ngoài việc khuyến khích phát triển các động lực mới như khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, đại biểu Trần Hoàng Ngân cho rằng, cần phải đánh thức, phát triển 3 động lực nội sinh, đó là nông nghiệp, văn hóa và du lịch. Đây là những thế mạnh của Việt Nam, xuất phát từ từ đặc điểm kinh tế chính trị - xã hội, điều kiện thiên nhiên. Nhấn mạnh ba lĩnh vực này thực sự là nền tảng quan trọng của kinh tế đất nước, đại biểu cho rằng Chính phủ phải quan tâm nhiều hơn nữa đến những lĩnh vực này.

Tăng trưởng xanh là một phương thức quan trọng để thực hiện phát triển bền vững

Nghiên cứu về vấn đề tăng trưởng xanh trong lĩnh vực nông nghiệp, TS. Nguyễn Thị Thanh Tâm, Phó Trưởng Ban Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế, Học viện Chính trị Khu vực I nêu rõ, Chiến lược quốc gia Việt Nam về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050 của Việt Nam đã xác định, “tăng trưởng xanh là một nội dung quan trọng của phát triển bền vững, đảm bảo phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả, bền vững và góp phần quan trọng thực hiện Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu". Tại Quyết định số 1658/QĐ-TTg năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050" đã đưa ra quan điểm thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030.

Cụ thể, tăng trưởng xanh góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng chống chịu trước các cú sốc từ bên ngoài, hiện thực hóa Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021- 2030, hệ thống quy hoạch quốc gia, chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực. Tăng trưởng xanh là một phương thức quan trọng để thực hiện phát triển bền vững, đóng góp trực tiếp vào giảm phát thải khí nhà kính để hướng tới nền kinh tế trung hòa các-bon trong dài hạn. Tăng trưởng xanh lấy con người làm trung tâm, giúp giảm thiểu tính dễ bị tổn thương của con người trước biến đổi khí hậu…

Tăng trưởng xanh - phương thức quan trọng để thực hiện phát triển bền vững

TS. Nguyễn Thị Thanh Tâm, Phó Trưởng Ban Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế, Học viện Chính trị Khu vực I

Để phát triển nông nghiệp xanh, TS. Nguyễn Thị Thanh Tâm cho rằng, cần quan tâm hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy đổi mới mô hình tăng trưởng ngành nông nghiệp theo hướng xanh, sinh thái; phát triển sản xuất nông nghiệp xanh – sạch – an toàn – bền vững; xây dựng lối sống xanh, tiêu dùng bền vững; đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp xanh, sinh thái. Đồng thời, thay đổi nhận thức từ nông dân, các tổ chức, hợp tác xã, cộng đồng dân cư... cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống các ngành hàng. Các tổ chức quốc tế, khu vực tư nhân, hiệp hội ngành hàng cùng chung tay để hình thành hệ sinh thái xanh.

Cùng bàn về vấn đề này, PGS. TS Nguyễn Thanh Tuấn, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhấn mạnh, để tiếp tục thực hiện phát triển xanh, cần đẩy mạnh truyền thông và xây dựng, hoàn thiện thể chế nhằm nâng cao nhận thức và khuyến khích thực hiện sản xuất xanh, tiêu dùng xanh và sinh kế xanh, lối sống xanh nói chung. Đồng thời, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện chính sách, hệ thống tiêu chuẩn xanh cho các chương trình, dự án sản phẩm và dịch vụ. Trong đó, chú trọng tích hợp các mục tiêu tăng trưởng xanh vào các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo hướng giảm phát thải gây ô nhiễm và suy thoái môi trường, tạo điều kiện phát triển các ngành sản xuất xanh mới.

Trên cơ sở đó, Quốc hội ban hành mới, hoặc bổ sung, sửa đổi một số luật liên quan đến tăng trưởng xanh; xây dựng, hoàn thiện các bộ tiêu chí thống kê, cơ sở dữ liệu về tăng trưởng xanh, các quy định, hướng dẫn theo hướng tăng cường tính ràng buộc pháp lý trong triển khai, thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh.

Đồng thời, hiện nay nguồn lực trong nước, đặc biệt ngân sách nhà nước cho tăng trưởng xanh rất hạn chế. Vì vậy, cần đẩy mạnh nguồn đầu tư tư nhân, gồm: Các dự án đầu tư của doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp trong nước, kinh tế gia đình. Muốn vậy, các chính sách của Chính phủ cần có tầm nhìn dài hạn hơn để tạo sự tin tưởng cho đầu tư tư nhân. Và việc triển khai cung ứng vốn cho các đầu tư tư nhân phát triển xanh, bảo vệ môi trường từ cả ngân hàng nhà nước và ngân hàng cổ phần, liên doanh với nước ngoài, cần được thực hiện phổ cập hơn, mạnh mẽ hơn.

Theo quochoi.vn

Tin tức

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy làm việc với Bộ trưởng Bộ Nhân lực và Bộ thương mại, Công nghiệp Singapore

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp xúc cử tri Hà Nội sau kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Thủ tướng: Sân bay Long Thành phải hoàn thành trong năm 2025, không thể chậm hơn

Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV: Nhiều quyết sách mang tính lịch sử trước kỷ nguyên mới

Tài nguyên

Đề xuất một số giải pháp tăng cường năng lực quản lý nhà nước về Viễn thám

Hà Nội quyết tâm làm “sống lại” các dòng sông

Hà Nội chấn chỉnh công tác đấu giá đất

Cần tận dụng tối đa các thành quả của Viễn thám trong giám sát môi trường biển, hải đảo

Môi trường

Nâng cao nhận thức cho thanh niên về giảm phát thải khí mê-tan

Hồi sinh những rạn san hô ở Cát Bà

Hà Nội ô nhiễm môi trường từ nước thải sinh hoạt

Phòng chống ô nhiễm từ hoạt động tái chế kim loại màu

Video

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero

Dương Kinh (Hải Phòng): Đi tìm lời giải trong việc thu hồi đất tại phường Hòa Nghĩa

Không để khoảng trống và độ trễ trong thời điểm giao thoa giữa Luật Đất đai mới và cũ

Khoa học

Giải pháp thúc đẩy phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo luật Bảo vệ môi trường năm 2020

Ứng dụng công nghệ khoáng, vi sinh và nước xử lý ô nhiễm môi trường chăn nuôi

Đánh giá ảnh hưởng môi trường của một số ao nuôi tôm khu vực phía Nam huyện Nhà Bè

Khảo sát quá trình lên men nghệ mật ong ở một số môi trường khác nhau

Chính sách

Giá khoáng sản quan trọng tăng và triển vọng doanh nghiệp khai khoáng trong nước

Tăng cường đôn đốc thu ngân sách các khoản liên quan đến đất đai trong tháng cuối năm 2024

Bộ Nội vụ triển khai nghị định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội vừa có hiệu lực

Thanh Hóa: Khai sai thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường Công ty Hồng Phượng bị truy thu hơn 600 triệu đồng

Phát triển

Nhu cầu vật liệu quan trọng trên thế giới gia tăng, cơ hội cho Công ty khoáng sản Masan

Đoàn Thanh niên Bộ TN&MT: Hướng đến phòng chống, từ bỏ sử dụng thuốc lá điện tử

Ông Vũ Lân làm Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Lào Cai

Một bông hoa lặng lẽ thiền trên cát bỏng

Diễn đàn

Để ngành chăn nuôi phát triển bền vững, công tác xử lý môi trường trong chăn nuôi phải được thực hiện tốt và triệt để

Đảng bộ Bộ TN&MT tổ chức lễ chuyển giao - tiếp nhận tổ chức đảng, đảng viên

Thời tiết ngày 3/12: Bắc Bộ sương lạnh, Tây Nguyên và Nam Bộ mưa rào và dông

Thời tiết ngày 2/12: Bắc Bộ có mưa vài nơi, Tây Nguyên và Nam Bộ mưa rào và dông

Kinh tế xanh

Miến Dong sạch Trung Kiên: Sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe và môi trường