Tam Giang - Bạch Mã: Tiềm năng lớn di sản địa chất tỉnh Thừa Thiên - Huế

22/10/2021

TN&MTKhu vực Tam Giang - Bạch Mã, tỉnh Thừa Thiên Huế là nơi lưu giữ nhiều giá trị nổi bật về di sản địa chất và các giá trị di sản khác. Đây là khu vực có tính đa dạng địa chất cao, bao gồm đa dạng về cấu trúc địa chất, tuổi thành tạo, địa tầng, đá, cổ sinh vật, môi trường sinh thái, lịch sử phát triển và địa mạo cảnh quan.

Tam Giang - Bạch Mã: Tiềm năng lớn di sản địa chất tỉnh Thừa Thiên - Huế

Ảnh minh họa

Trong đó, hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai cùng với hệ đê cát chắn ngoài đầm phá và núi Bạch Mã được đánh giá là di sản địa chất nổi bật với sự đa dạng về địa chất; tính độc đáo, kỳ vĩ tiêu biểu có giá trị khoa học, giáo dục và giá trị thẩm mỹ cao.

Giá trị di sản địa chất nổi bật

Khu vực Tam Giang - Bạch Mã có diện tích khoảng 1.600 km2 bao gồm: TP. Huế, huyện Phú Vang, huyện Quảng Điền và một phần các huyện Phú Lộc, Hương Thủy, Nam Đông, Hương Trà và Phong Điền của tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong khu vực này có Cố đô Huế là Di sản văn hóa thế giới với nhiều danh thắng đặc sắc như sông Hương, núi Ngự, chùa Thiên Mụ,... từ lâu đã đi vào thơ ca, là biểu tượng của TP. Huế cổ kính và xinh đẹp.

Theo nhóm nghiên cứu thuộc Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Bắc, Việt Nam, trong khu vực đã xác lập được 115 di sản địa chất (DSĐC) thuộc 8 kiểu DSĐC là: Cổ sinh; địa mạo, cảnh quan; cổ môi trường; đá; địa tầng; khoáng sản; kinh tế địa chất; cấu trúc kiến tạo và lịch sử phát triển địa chất. Bước đầu phân cấp các DSĐC theo 3 cấp gồm: Cấp quốc tế 5 DSĐC, cấp quốc gia 41 DSĐC và cấp địa phương 69 DSĐC. Trong đó, hệ đầm phá Tam Giang-Cầu Hai cùng với hệ đê cát chắn ngoài đầm phá và núi Bạch Mã được đánh giá là DSĐC nổi bật với sự đa dạng về địa chất; tính độc đáo, kỳ vĩ tiêu biểu có giá trị khoa học, giáo dục và giá trị thẩm mỹ cao.

Nhằm đánh giá được tiềm năng DSĐC ở khu vực Tam Giang - Bạch Mã, tác giả đã lựa chọn 7 khu có những giá trị nổi bật và đặc trưng về DSĐC để đánh giá chi tiết.

Trước hết, trong phạm vi hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai và hệ đê cát chắn ngoài đầm phá đã xác lập được 25 DSĐC thuộc 3 cụm là: Đê cát ven biển Điền Hải - Hải Dương, Thuận An - Phú Diễn và đầm Cầu Hai. Trong đó, hệ đầm phá TG - CH có 4 đơn vị cấu trúc cơ bản gồm: Vực nước, cửa, đê cát chắn và bờ sau đầm phá. Vực nước kéo dài 68 km dọc bờ, được hợp thành từ các bộ phận có tên gọi Tam Giang, đầm Sam - An Truyền gọi tắt là đầm Sam, đầm Thủy Tú và đầm Cầu Hai. Đặc điểm nổi bật của cửa hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai là không ổn định dưới dạng lấp, mở, dịch chuyển hoặc chuyển đổi vị trí.

Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai là phá ven bờ lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á (diện tích mặt nước là 216 km2) và thuộc loại lớn trên thế giới. Đây là một phá ven bờ gần kín và nước lợ điển hình về tính phức tạp của quá trình hình thành, phát triển và về cấu trúc. Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai độc đáo ở chỗ có quy mô lớn nhưng xuất hiện ở trong quá trình phát triển đồng bằng châu thổ để san bằng cung bờ có chiều dài hàng trăm km. Trong điều kiện tương tự, các phá ven bờ ở vùng châu thổ sông Nin có quy mô nhỏ. Cấu trúc phá hoàn chỉnh và gồm nhiều phụ hệ là đặc điểm độc đáo và tiêu biểu của hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai.

Hệ cồn cát chắn ngoài đầm phá bắt đầu từ cửa sông Ô Lâu đến cửa Tư Hiền có diện tích khoảng 190 km2, khối lượng cát khoảng 3,8 tỷ m3. Hệ cồn cát này thuộc nhóm 4 (các thành tạo đá, trầm tích và hang động) trong 4 nhóm kỳ quan địa chất vùng ven biển và ven bờ Việt Nam. Là một thành phần tiêu biểu và quan trọng, mang tính đại diện trong hệ thống đa dạng địa chất biển và ven biển Việt Nam. So sánh với một số cồn cát ven biển có quy mô đồ sộ nhất thế giới, có thể thấy các cồn cát ven biển Bình Trị Thiên, Việt Nam là một công trình kỳ vĩ của thiên nhiên, tầm cỡ thế giới.

Bên cạnh đó, nơi đây còn có sự đa dạng về địa hình, địa mạo. Từ chân núi (thị trấn Phú Lộc) lên đỉnh Bạch Mã, có 3 bề mặt san bằng ở các mức độ cao: 300-500 m, 600-800 m và 1300-1500 m; còn bề mặt san bằng ở độ cao 900 - 1200 m quan sát thấy ở sườn đông bắc của núi. Giữa các mức san bằng là địa hình sườn núi dốc, tạo cảnh quan hùng vĩ. Ở những nơi gần chân núi, địa hình thấp và khá thoải tạo thành các thác nước và hồnước có cảnh quan rất đẹp. Trong khu vực vườn Quốc gia Bạch Mã có thác Đỗ Quyên với độ cao 280 m. Sườn thác dốc với dòng nước đổ từ đỉnh Bạch Mã xuống sông Ba Đan, tạo cảnh quan hùng vĩ là nơi thu hút nhiều du khách.

Trên bình đồ cấu trúc, khối Bạch Mã nằm trong đai tạo núi Đà Nẵng-Sê Kông. Đây là cấu trúc nâng mạnh; ở phần trung tâm của núi Bạch Mã, các đá hệ tầng Long Đại bị bóc mòn gần hết; còn ở phần ven biển của khối có các hố sụt như đầm Cầu Hai, Cảnh Dương, Lăng Cô.

Giá trị khoa học cao

Sự hiện diện của hệ thống cồn cát, đầm phá nước lợ mênh mông bên cạnh rừng núi, đồng bằng và biển là một cảnh quan thiên nhiên đa dạng, hài hòa, độc đáo, đặc sắc và hiếm có của Thừa Thiên Huế. Hệ đầm phá - đê cát, sông Hương - núi Ngự và núi Bạch Mã - Hải Vân là 3 biểu tượng thiên nhiên hùng vĩ, đẹp tuyệt vời của dải đất miền Trung này.

Trong phạm vi núi Bạch Mã đã xác lập được 26 DSĐC thuộc 2 cụm DSĐC là Bạch Mã và Xuân Lộc - Khe Tre. Điển hình với núi Bạch Mã là dải núi nằm ngang ra biển lớn nhất ở ven bờ biển Việt Nam. Đây là địa hình cao nhất trong khu vực, được tạo bởi các đá granit phức hệ Hải Vân có diện tích phân bố hàng trăm km2. Bề mặt san bằng ở độ cao 900-1200 m được coi là mặt san bằng chuẩn ở Đông Dương có tuổi Miocen muộn (N13). Bề mặt san bằng trên đỉnh núi Bạch Mã với diện tích khoảng 2 km2, rất hiếm gặp ở các dãy núi ven biển Việt Nam. Sườn núi dốc tạo các thác có độ cao lớn, cảnh quan hùng vĩ, tuyệt đẹp. Chân núi địa hình khá thoải, tạo các thác nước có độ cao nhỏ, chân các thác là các hồ nước có cảnh quan rất đẹp là nơi phát triển du lịch sinh thái.

Theo các nhà khoa học, nghiên cứu địa chất ở đây còn cung cấp các thông tin khoa học có giá trị cao, bao gồm: Tính đa dạng của các loại đá có trong khối và quan hệ xuyên cắt, bắt tù, gây biến đổi của các đá magma axit, mafic với các đá lục nguyên. Lịch sử phát triển địa chất khu vực, tiêu biểu là chuyển động tạo núi Indosini và sự va chạm giữa địa khối Đông Dương với địa khu liên hợp Việt - Trung trong Trias sớm. Lịch sử phát triển địa chất, địa hình trong Neogen - Đệ tứ được đặc trưng bởi quá trình nâng phân dị, xen giữa các thời kỳ nâng có các kỳ bình ổn về kiến tạo. Cấu trúc của vùng nằm trong cấu trúc chung của khu vực Bắc Trung Bộ.

Có thể nói, những kết quả nghiên cứu về tiềm năng DSĐC, đa dạng sinh học và di sản văn hóa ở khu vực Tam Giang – Bạch Mã cho thấy đây là khu vực có đủ điều kiện về tự nhiên và xã hội để xây dựng thành một công viên địa chất toàn cầu. Ngoài ra, việc nghiên cứu, tìm hiểu đặc điểm địa hình, địa mạo, thành phần vật chất, đặc điểm cấu trúc, lịch sử hình thành và phát triển của hệ đầm phá - đê cát này cũng như các giá trị về sinh học và văn hóa ẩn chứa trong nó luôn là đề tài thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học. Kết quả của những nghiên cứu này cung cấp sự hiểu biết khoa học về quá trình hình thành, phát triển của một hệ đầm phá - đê cát lớn nhất ở Đông Nam Á. Đồng thời, cung cấp những hiểu biết khoa học về quá trình tương tác biển - lục địa và lịch sử phát triển đồng bằng Thừa Thiên - Huế trong kỷ Đệ tứ.

 

TS. VŨ QUANG LÂN

Liên đoàn trưởng Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Bắc

Tin tức

Quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác đặc biệt Việt-Nga là tài sản quý giá, được thử thách qua năm tháng

Trao Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng tặng nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh

Ngành TN&MT Điện Biên kỷ niệm 20 năm ngày thành lập

Bộ TN&MT đoàn kết, sáng tạo, quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2023

Tài nguyên

Bộ TN&MT phê duyệt giá khởi điểm, bước giá, tiền đặt trước cuộc đấu giá quyền khai thác khoáng sản

Kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống ngành Địa chất Việt Nam

Đoàn ĐBQH tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị lấy ý kiến dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)

Bắc Kạn: Lấy ý kiến vào dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)

Môi trường

Kinh nghiệm quốc tế về thị trường các- bon và đôi điều khuyến nghị cho Việt Nam

Lộ trình phát triển, thời điểm triển khai thị trường các-bon

Những khu dân cư sáng, xanh, sạch, đẹp

Nâng cao năng lực quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại tỉnh Đắk Nông

Diễn đàn

Gặp mặt Ngày truyền thống ngành Khí tượng Thủy văn Việt Nam và Ra mắt Hệ thống cảnh báo sớm dông sét, mưa lũ

Thời tiết ngày 3/10: Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ tiếp tục có mưa dông

Thời tiết ngày 2/10: Mưa dông diện rộng tại Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Mưa lớn kết hợp triều cường khiến Thành phố Hồ Chí Minh ngập nặng

Phát triển

Nhiều nhà khoa học dự Hội thảo Khoa học “Phát triển và quản lý bền vững tài nguyên và môi trường"

Đồng chí Ngọ Duy Hiểu tái đắc cử Chủ tịch Công đoàn Viên chức Việt Nam

Ra mắt Sàn giao dịch tín chỉ carbon tại Việt Nam

Quảng Ngãi: Bổ nhiệm ông Võ Minh Vương giữ chức Phó Giám đốc Sở TN&MT

Video

Đón Anh về - Lời thơ của tác giả Đặng Quốc Khánh

Bản tin Bất động sản và Môi trường số 5

Bản tin Bất động sản và Môi trường số 4

Bản tin Bất động sản và Môi trường số 3

Khoa học

Nguy cơ các dòng sông băng biến mất

Phân công, phân cấp trong quản lý nhà nước về tài nguyên địa chất và khoáng sản - Hiện trạng và đề xuất

Bản đồ kể chuyện (storymap) - phương thức truyền thông mới!

Thành lập Viện Khoa học môi trường, biển và hải đảo

Chính sách

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 10/2023

Thanh tra 14 doanh nghiệp khai thác khoáng sản ở Lâm Đồng

Giảm thiểu rủi ro trong hoạt động đốt rơm rạ và sử dụng hoá chất thuốc bảo vệ thực vật

Vĩnh Phúc: Khẩn trương làm rõ vi phạm của chủ trang trại chăn nuôi ở huyện Bình Xuyên