Tài nguyên

Bộ TN&MT phổ biến Luật Đất đai 2024 và các Nghị định hướng dẫn thi hành tại Thái Bình

Bộ TN&MT phổ biến Luật Đất đai 2024 và các Nghị định hướng dẫn thi hành tại Thái Bình

Sáng 13/11, tại Thái Bình, UBND tỉnh Thái Bình đã phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật đất đai bằng hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến với gần 3.000 đại biểu tham dự. Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Khắc Thận và Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân chủ trì Hội nghị.

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Cần áp dụng tối đa các cơ chế thị trường

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Cần áp dụng tối đa các cơ chế thị trường

Năm 2022, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TW về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đây là văn bản quan trọng trong quá trình hoàn thiện thể chế đối với công nghiệp khai khoáng của chúng ta. Nghị quyết đặt ra nhiều mục tiêu, đến năm 2045 Việt Nam hình thành nền công nghiệp khai khoáng tiên tiến, hiện đại gắn với mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh tương đương với các nước tiên tiến khu vực châu Á. Để làm được điều này thì công tác xây dựng thể chế là đặc biệt quan trọng.

Vụ Đất đai - Bộ Tài nguyên và Môi trường: Nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành 

Vụ Đất đai - Bộ Tài nguyên và Môi trường: Nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành 

Luật Đất đai năm 2024 được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp bất thường lần thứ 5 ngày 18/1/2024. Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu những đổi mới về chính sách, pháp luật đất đai theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng trong tình hình mới.

Khẩn trương hoàn thiện, trình ban hành các Thông tư đất đai

Khẩn trương hoàn thiện, trình ban hành các Thông tư đất đai

Chiều 11/11, tại trụ sở Bộ TN&MT, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân đã có buổi làm việc với Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất, Cục Đăng ký dữ liệu và Thông tin đất đai và Vụ Đất đai về tiến độ việc xây dựng Hồ sơ các Thông tư trong lĩnh vực đất đai.

Giải pháp đảm bảo chất lượng nước sinh hoạt đô thị

Giải pháp đảm bảo chất lượng nước sinh hoạt đô thị

Bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia là kim chỉ nam xuyên suốt quá trình xây dựng Luật Tài nguyên nước năm 2023. Các chính sách liên quan đến an ninh nguồn nước được thể hiện xuyên suốt trong các chương, điều của Luật. Để có hành lang pháp lý cụ thể, Luật Tài nguyên nước năm 2023 đã bổ sung quy định, chính sách liên quan đến bảo vệ chất lượng nguồn nước sinh hoạt.

Bế mạc hội nghị “Tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về quản lý đất đai năm 2024”

Bế mạc hội nghị “Tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về quản lý đất đai năm 2024”

Trong ngày làm việc cuối cùng của Hội nghị “Tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về quản lý đất đai năm 2024” cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khu vực phía Bắc tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, các báo cáo viên đã tập trung vào những vấn đề cơ bản, thực tiễn liên quan đến công tác kiểm kê đất đai, cùng thảo luận với các đại biểu, giải đáp thắc mắc trong vấn đề đo đạc, lập bản đồ địa chính.

Cấp nước an toàn thúc đẩy sự phát triển bền vững quốc gia

Cấp nước an toàn thúc đẩy sự phát triển bền vững quốc gia

Trong khuôn khổ Tuần lễ ngành Nước Việt Nam "Vietnam Water Week 2024", chiều 6/11, tại Hà Nội, Hội Cấp Thoát nước Việt Nam tổ chức Hội thảo về dự thảo Luật Cấp Thoát nước nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý, phát triển cấp thoát nước bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, giải quyết thực tế khó khăn từ góc độ quản lý nhà nước, doanh nghiệp và người dân.

Khai mạc Đại hội Biển Đông Á 2024 và Tuần lễ đại dương Thế giới năm 2024

Khai mạc Đại hội Biển Đông Á 2024 và Tuần lễ đại dương Thế giới năm 2024

Sáng ngày 06/11, Đại hội biển Đông Á 2024 với chủ đề “Hợp lực xanh vì một tương lai chung: Một đại dương bền vững và có sức chống chịu” (Blue Synergy for a Shared Future: One Sustainable and Resilient Ocean) đã được khai mạc tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế Hạ Môn, thành phố Hạ Môn, Trung Quốc. Sự kiện diễn ra đồng thời với Tuần lễ Đại dương Thế giới từ ngày 06 đến 08/11/2024 do Bộ Tài nguyên Thiên nhiên nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Chính quyền Nhân dân thành phố Hạ Môn và Tổ chức Đối tác quản lý môi trường các vùng biển Đông Á (PEMSEA) đồng chủ trì.

TS. Nguyễn Đình Đáp (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam): Dư địa phát triển cho từng lĩnh vực kinh tế biển của Việt Nam còn khá rộng mở

TS. Nguyễn Đình Đáp (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam): Dư địa phát triển cho từng lĩnh vực kinh tế biển của Việt Nam còn khá rộng mở

Để kinh tế biển thực sự trở thành động lực phát triển đất nước, cần có sự chung tay vào cuộc tích cực của Nhà nước, doanh nghiệp, cộng đồng, các bên liên quan trong công tác bảo tồn biển, bảo vệ tài nguyên môi trường biển. Song song với đó là Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan khẩn trương nghiên cứu, triển khai việc thành lập quỹ thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển, hướng dẫn các chính sách tín dụng xanh ưu đãi cho các dự án phát triển kinh tế biển xanh.

Đà Nẵng: Tổ chức tọa đàm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất

Đà Nẵng: Tổ chức tọa đàm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất

Ngày 1/11, Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Đà Nẵng phối hợp với Đoàn Luật sư thành phố tổ chức Tọa đàm chuyên đề “Công tác giải tỏa đền bù - Nhìn từ góc độ đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất” nhằm tạo quy chế phối hợp chặt chẽ giữa hai đơn vị để nâng cao chất lượng đền bù giải tỏa thời gian tới.

PGS. TS Lê Anh Tuấn: Mạch nước ngầm khai thác tràn lan là nguyên nhân chính dẫn đến vụ sụt lún

PGS. TS Lê Anh Tuấn: Mạch nước ngầm khai thác tràn lan là nguyên nhân chính dẫn đến vụ sụt lún

Hiện nay, hạn hán, xâm nhập mặn, triều cường và sạt lở bờ sông, bờ biển,… diễn ra thường xuyên, gây nhiều thiệt hại cho các tỉnh thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tại thành phố Cần Thơ, hạn mặn cũng xuất hiện lần đầu tiên tại địa bàn quận Cái Răng với độ mặn đo được 3,4‰ cao nhất từ trước đến nay.

Hoàn thiện danh mục khoáng sản chiến lược, quan trọng

Hoàn thiện danh mục khoáng sản chiến lược, quan trọng

Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 10/2/2022 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã xác định một số mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể trong việc điều tra cơ bản địa chất khoáng sản đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin, dữ liệu khoáng sản phục vụ phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Theo đó, Chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 334/QĐ-TTg năm 2023 đặt mục tiêu cân đối giữa khai thác với dự trữ khoáng sản quốc gia đối với một số khoáng sản chiến lược, quan trọng, quy mô lớn làm cơ sở phát triển bền vững kinh tế - xã hội; ưu tiên thăm dò các mỏ quặng ẩn sâu đáp ứng nhu cầu khai thác, chế biến đối với các khoáng sản có quy mô lớn. Chiến lược chỉ rõ, về định hướng phát triển, sẽ tiếp tục đánh giá tổng thể tiềm năng các khoáng sản chiến lược, quan trọng gồm: Đất hiếm, khoáng sản phón

Giám đốc Dương Quốc Lương: Tăng tốc, vượt khó để hoàn thành nhiệm vụ điều tra trắc địa và bản đồ trên biển

Giám đốc Dương Quốc Lương: Tăng tốc, vượt khó để hoàn thành nhiệm vụ điều tra trắc địa và bản đồ trên biển

Trung tâm Trắc địa và Bản đồ biển (Seamap) là một đơn vị trực thuộc Cục Đo đạc và Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam (Bộ TN&MT). Những năm qua, Seamap đã có nhiều dấu ấn trong điều tra định vị dẫn đường, điều tra đo vẽ bản đồ địa hình dưới đáy biển ở khắp các vùng biển của Tổ quốc và được đánh giá là đơn vị tiên phong trong nỗ lực, vượt khó để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Phóng viên Tạp chí TN&MT đã có cuộc trò chuyện với ông Dương Quốc Lương - Giám đốc Seamap về một số công việc và khối lượng điều tra phải hoàn thành còn lại trong năm 2024. Xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc nội dung phỏng vấn dưới đây.

Trước 1 2 3 4 5 Tiếp Cuối