Nhanh chóng đưa Luật Địa chất và Khoáng sản vào thực tiễn cuộc sống
Thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản hiệu quả, bền vững
Đề xuất một số giải pháp tăng cường năng lực quản lý nhà nước về Viễn thám
Hà Nội chấn chỉnh công tác đấu giá đất
Cần tận dụng tối đa các thành quả của Viễn thám trong giám sát môi trường biển, hải đảo
Bộ TN&MT phổ biến Luật Đất đai 2024 và các văn bản hướng dẫn thi hành tại Hải Dương
Sáng 25/11, tại Hải Dương, UBND tỉnh Hải Dương phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tổ chức Hội nghị tập huấn Luật Đất đai năm 2024 và các văn bản hướng dẫn thi hành bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị.
Xây dựng bảng giá đất mới: Thực hiện thận trọng, phù hợp
Việc điều chỉnh bảng giá đất tiệm cận giá giao dịch trên thị trường hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích, từ tăng nguồn thu ngân sách đến giảm tranh chấp đất đai.
Thực trạng khoa học công nghệ phục vụ điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và định hướng phát triển
Sáng ngày 21/11, tại Hà Nội, Văn phòng Cơ quan thường trực Ủy ban chỉ đạo quốc gia về thực hiện “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” tổ chức Hội thảo “Thực trạng khoa học công nghệ phục vụ điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và định hướng phát triển”. Ông Nguyễn Đức Toàn, Cục trưởng Cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Chánh Văn phòng cơ quan thường trực Ủy ban chủ trì hội thảo.
Hiện trạng phát triển hạ tầng kỹ thuật công nghệ định vị vệ tinh toàn cầu ở Việt Nam
Cũng như các quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam được tiếp cận một công nghệ mới, hiện đại đó là công nghệ định vị vệ tinh toàn cầu (GPS/GNSS) từ khoảng 30 năm trước. Ban đầu, công nghệ GPS/GNSS ở Việt Nam được coi là “của hiếm”, chỉ có ở một số ít doanh nghiệp nhà nước, chủ yếu sử dụng cho đo đạc xây dựng lưới khống chế quốc gia, đến nay đã có những thay đổi hoàn toàn.
Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo triển khai đồng bộ, kịp thời quy định Luật Đất đai năm 2024
Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh vừa có ý kiến chỉ đạo về tổ chức triển khai có hiệu quả việc thi hành Luật Đất đai năm 2024.
Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản - Hành vi bị cấm trong hoạt động địa chất, khoáng sản
Thời gian qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành liên quan đã tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động địa chất, khoáng sản cùng các địa phương. Qua 5 năm, Bộ đã có 12 cuộc thanh tra và 40 cuộc kiểm tra chấp hành về khoáng sản với tổng số 933 lượt giấy phép, phát hiện 258 tổ chức, cá nhân vi phạm, đã ban hành 258 quyết định xử lý vi phạm hành chính với tổng số tiền 30 tỷ đồng. Qua thanh tra, kiểm tra, các chủ dự án mỏ đã sai phạm về vi phạm công suất cho phép, khai thác ra ngoài ranh giới, hoặc khai thác nhưng không đảm bảo điều kiện, yêu cầu về bảo vệ môi trường.
Thực thi đồng bộ Luật Tài nguyên nước năm 2023
Luật Tài nguyên nước đang được các bộ, ngành và địa phương tích cực tuyên truyền, tổ chức triển khai vào cuộc sống. Để triển khai đồng bộ, hiệu quả, Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành các nghị định, thông tư; tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật, các văn bản dưới luật đến các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức, cá nhân.
Hoàn thiện dự thảo Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật về tài nguyên nước
Chiều ngày 19/11, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân đã chủ trì cuộc họp về hoàn thiện dự thảo Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trám lấp giếng không sử dụng và Thông tư quy định kỹ thuật lập hành lang bảo vệ nguồn nước.
Thừa Thiên - Huế: Nước sạch “vươn tới” vùng cao Nam Đông
Nam Đông vốn là huyện miền núi của tỉnh Thừa Thiên - Huế có địa hình phức tạp, việc đưa nguồn nước sạch đến với bà con nơi đây trở thành bài toán nan giải trong suốt nhiều năm. Song với sự nỗ lực của chính quyền địa phương các cấp, sự chung sức, đồng lòng của các đoàn thể, người dân, giờ đây diện mạo huyện miền núi Nam Đông đã có nhiều đổi thay, niềm khao khát nước sạch đã không còn là giấc mơ.
Tăng cường hơn nữa nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực Viễn thám
Tiếp tục tăng cường nghiên cứu khoa học, khuyến khích, huy động chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu về viễn thám. Cùng với đó, đẩy mạnh hợp tác quốc tế, đặc biệt là những quốc gia đã có hợp tác truyền thống với Việt Nam về Viễn thám,… để lĩnh vực Viễn thám quốc gia ngày một phát triển, đáp ứng nhu cầu thực tiễn là những định hướng phát triển, chỉ đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Viễn thám thời gian tới.
Khơi thông nguồn lực đất đai cho phát triển thị trường bất động sản
Phát biểu tại diễn đàn “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển”, Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Thị Phương Hoa cho biết, trong thời gian vừa qua, Bộ TN&MT đã và đang phối hợp với cơ quan có liên quan trình Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất mà đất đó không phải là đất ở. Nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8 , Nghị quyết này sẽ tiếp tục góp phần khơi thông nguồn lực đất đai cho phát triển thị trường bất động sản.
Hạn chế đấu giá, siết chặt quy định tách thửa: Để thị trường đất nền minh bạch hơn
Hạn chế đấu giá đất nhằm tránh hiện tượng “đầu cơ”, gây nhiễu loạn thị trường; doanh nghiệp kinh doanh bất động sản không được chuyển nhượng quyền sử dụng đất và siết chặt quy định về tách thửa.
Quảng Bình siết chặt công tác quản lý nhà nước về khoáng sản
Ngày 15/11, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình cho biết, lãnh đạo tỉnh vừa ban hành văn bản chỉ đạo tăng cường, siết chặt công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn trong bối cảnh hoạt động khai thác khoáng sản vẫn còn xảy ra sai phạm.
Luật Đất đai 2024, quy định chi tiết việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đất không có giấy tờ
Theo Luật Đất đai 2024, nhiều loại đất không giấy tờ sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (hay còn gọi sổ đỏ, sổ hồng). Trong đó, nổi bật có quy định các trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không giấy tờ sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Quảng Ngãi: Cần sớm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau dồn điền đổi thửa
Những năm qua, tỉnh Quảng Ngãi đẩy mạnh công tác dồn điền đổi thửa, giúp nâng cao hiệu quả quản lý đất đai, hình thành cánh đồng lớn và tăng năng suất cây trồng trên diện tích đất nông nghiệp.
Nghệ An: Phổ biến pháp luật về tài nguyên nước và công tác quản lý khí tượng thủy văn
Sáng 14/11, tại TP. Vinh, tỉnh Nghệ An, Sở TN&MT tỉnh Nghệ An đã phối hợp với Cục Quản lý Tài nguyên nước (Bộ TN&MT) tổ chức Hội nghị phổ biến pháp luật về Luật TNN năm 2023 và công tác quản lý khí tượng thủy văn trong phòng chống thiên tai và ứng phó biến đổi khí hậu.
Lấy ý kiến xây dựng kịch bản nguồn nước lưu vực sông Hồng - Thái Bình
Cục Quản lý tài nguyên nước vừa tổ chức cuộc họp Hội đồng thẩm định kịch bản nguồn nước trên LVS Hồng - Thái Bình. Ông Châu Trần Vĩnh, Cục trưởng Cục Quản lý TNN chủ trì cuộc họp.
Xây dựng kịch bản nguồn nước lưu vực sông Cửu Long: Chủ động nguồn nước cho sản xuất, sinh hoạt
Chiều 13/11, tại Hà Nội, Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước Châu Trần Vĩnh đã chủ trì cuộc họp Hội đồng thẩm định kịch bản nguồn nước lưu vực sông Cửu Long.
Bộ TN&MT làm việc với UBND tỉnh Thái Bình về công tác quản lý đất đai
Ngày 13/10, tại Thái Bình, Đoàn công tác của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) do Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Thái Bình về công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh.
Đánh giá thực trạng thực hiện Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo
Nhằm đánh giá tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo, từ đó đề xuất nội dung sửa đổi, hoàn thiện. Ngày 13/11 tại TP. Đà Nẵng, Cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Bộ TN&MT) tổ chức hội thảo về đánh giá thực trạng việc thực hiện các quy định của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.