Tái diễn nạn đổ trộm chất thải rắn cồng kềnh tại Hà Nội: Cần sớm có giải pháp căn cơ

04/12/2023

TN&MTTình trạng đổ trộm chất thải rắn cồng kềnh như giường, tủ, bàn ghế hỏng… ra vỉa hè, lòng, lề đường gây mất mỹ quan đô thị trên địa bàn Hà Nội đã được các cơ quan báo chí liên tục phản ánh. Các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương cũng từng nhiều lần ra quân xử lý…

Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian, vi phạm lại tái diễn, gây nhiều khó khăn cho các đơn vị vệ sinh môi trường. Để giải quyết triệt để tình trạng này, cùng với sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ trong xử lý vi phạm của các cấp, ngành, địa phương, thành phố cần sớm ban hành quy định về phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn cồng kềnh.

rac-thai.jpg

Rác thải cồng kềnh bị người dân đổ đầy ra vỉa hè, lòng đường phố Thượng Đình (quận Thanh Xuân), gây cản trở giao thông, mất mỹ quan đô thị

Vi phạm còn tràn lan

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Hànộimới, tại các tuyến đường, phố: Lê Duẩn, Khâm Thiên, Hoàng Cầu, Xã Đàn, Tôn Đức Thắng… (quận Đống Đa) tồn tại nhiều đống chất thải rắn cồng kềnh bị người dân đổ ra vỉa hè, lòng đường. Điểm thường xuyên xảy ra vi phạm nhất phải kể đến khu vực ngõ 1B, phố Khâm Thiên. Đầu giờ sáng 29-11 đã xuất hiện đống chất thải rắn cồng kềnh với khối lượng lớn gây cản trở giao thông, mất mỹ quan đô thị. Gần đó, khu vực trước cửa số 226 đường Lê Duẩn, số 2 phố Xã Đàn… cũng là những điểm người dân thường xuyên đổ chất thải rắn cồng kềnh.

Bà Trịnh Thị Thái, ngõ 1B, phố Khâm Thiên bức xúc: “Người dân trong khu vực đã nhiều lần có ý kiến phản ánh về tệ nạn này. Đơn vị vệ sinh môi trường trên địa bàn quận cũng đã thường xuyên vận chuyển hàng đống rác thải. Song vi phạm vẫn liên tục tái diễn”.

Còn tại quận Thanh Xuân, nhiều tuyến đường, phố như: Thượng Đình, Nguyễn Xiển, Lê Văn Lương, Nhân Hòa, Nguyễn Trãi… cũng liên tục xảy ra tình trạng đổ trộm chất thải rắn cồng kềnh. Dọc vỉa hè phố Thượng Đình sáng 29-11, theo quan sát của phóng viên, có rất nhiều tấm lợp pro xi măng kèm theo bàn ghế hỏng, đệm cũ và nhiều phế thải cồng kềnh khác bị người dân đổ ra.

Cùng ngày 29-11, dọc đường Nguyễn Xiển qua địa phận quận Thanh Xuân cũng xuất hiện nhiều điểm đổ chất thải rắn cồng kềnh ra vỉa hè, lòng, lề đường. Ông Nguyễn Tấn Trường, cán bộ giám sát, Hợp tác xã Thành Công cho biết: “Chất thải rắn cồng kềnh hay phế thải xây dựng bị người dân đổ trộm ra môi trường bất kể giờ nào trong ngày. Rất nhiều lần, nhân viên của Hợp tác xã Thành Công vừa thu gom, vận chuyển sạch sẽ, mà chỉ mấy phút sau quay lại đã thấy cái đệm, hay chiếc ghế sofa hỏng vứt chềnh ềnh ra đường”.

Tăng cường kiểm tra, xử phạt và tháo gỡ về cơ chế

Điểm d, Khoản 2, Điều 25 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 7-7-2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nêu rõ: Phạt tiền 1-2 triệu đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải trên vỉa hè, lòng đường… Tuy nhiên, do ý thức của người dân còn hạn chế; việc kiểm tra, xử lý vi phạm của chính quyền các cấp chưa được thực hiện nghiêm… nên trên địa bàn Hà Nội vẫn xảy ra tình trạng đổ trộm chất thải rắn cồng kềnh ra môi trường. Trong khi đó, đến nay, Hà Nội vẫn chưa ban hành quy trình, định mức và đơn giá áp dụng đối với chất thải rắn cồng kềnh nên các đơn vị vệ sinh môi trường trên địa bàn rất vất vả trong việc thu gom, vận chuyển đi xử lý vì không được thanh toán chi phí vận chuyển.

Bà Trần Hồng Hạnh, đại diện Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Thanh Xuân chia sẻ, hiện nay, mỗi ngày trên địa bàn quận Thanh Xuân phát sinh khoảng 2,3 tấn chất thải rắn cồng kềnh. Tuy nhiên, trong hợp đồng đấu thầu duy trì thu gom rác thải sinh hoạt, không có nội dung về kinh phí xử lý chất thải rắn cồng kềnh. Thực tế, khi xảy ra tình trạng đổ trộm, Hợp tác xã Thành Công vẫn phải là đơn vị thu gom, phân loại, phá dỡ, nghiền và vận chuyển đi xử lý nhưng không được thanh toán kinh phí phá dỡ, phân loại, vận chuyển...

Bà Ngô Thanh Loan, đại diện Công ty TNHH một thành viên Môi trường đô thị Hà Nội (URENCO) cho hay, các đơn vị thuộc URENCO đang thực hiện xử lý chất thải rắn cồng kềnh theo 2 phương thức. Thứ nhất là sử dụng xe tải nhỏ thu gom, vận chuyển về điểm tập kết, sau đó phá dỡ, giảm thể tích, đưa lên xe cuốn ép và vận chuyển đi xử lý. Cách thứ hai là sử dụng xe cuốn ép thu gom rác thải sinh hoạt theo tuyến, quá trình thu gom nếu có chất thải rắn cồng kềnh, công nhân thực hiện phá dỡ, giảm thể tích sơ bộ và đưa lên xe cuốn ép, vận chuyển đi xử lý. Tuy nhiên, do đơn vị sử dụng thiết bị thu gom rác thải thông thường để thu gom, vận chuyển chất thải rắn cồng kềnh nên không phù hợp, thường xuyên gây hỏng hóc, cong vênh bàn ép của xe cuốn ép rác sinh hoạt dẫn đến phát sinh chi phí khá lớn cho việc sửa chữa xe, máy móc, thiết bị.

Về vấn đề này, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Thị An, Viện trưởng Viện Tài nguyên, Môi trường và Phát triển cộng đồng cho biết, không riêng Hà Nội mà nhiều tỉnh, thành khác đến nay vẫn chưa ban hành quy trình, định mức và đơn giá áp dụng đối với chất thải rắn cồng kềnh. Vì vậy, tình trạng chung là các địa phương vẫn đang lúng túng trong cách xử lý. Để giải quyết tình trạng này, trước mắt, các ngành, địa phương cần vào cuộc quyết liệt, đồng bộ trong việc kiểm tra, xử lý nạn đổ trộm chất thải rắn cồng kềnh sai quy định; đẩy mạnh tuyên truyền để người dân nhận thức được tác hại của việc vứt rác bừa bãi. Về lâu dài, Hà Nội cần ban hành quy trình, định mức và đơn giá áp dụng đối với chất thải rắn cồng kềnh, có như vậy mới xử lý triệt để tình trạng đổ trộm như hiện nay.

Theo hanoimoi.vn

Tin tức

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11: KTXH 11 tháng đạt nhiều kết quả quan trọng

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn làm việc về sắp xếp tổ chức, bộ máy 2 viện hàn lâm khoa học

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình dự Festival Hoa Đà Lạt

Chủ tịch nước Lương Cường thăm và làm việc tại tỉnh Thanh Hoá

Tài nguyên

Khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi 2 Nghị định quản lý tài nguyên biển

Bộ TN&MT làm việc với UBND tỉnh Thái Nguyên về công tác quản lý đất đai và tài nguyên nước

Nhanh chóng đưa Luật Địa chất và Khoáng sản vào thực tiễn cuộc sống

Bộ TN&MT tổ chức Hội nghị phổ biến, tuyên truyền Luật Tài nguyên nước, Luật Đất đai

Môi trường

Cà Mau khởi động dự án chống sạt lở, hoàn thiện đê biển Tây

Bắc Giang cơ bản kiểm soát nguồn ô nhiễm

Hiện thực hóa các mục tiêu bảo vệ môi trường

Nâng cao nhận thức bảo vệ “bạn đồng hành” trong thiên tai

Video

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero

Dương Kinh (Hải Phòng): Đi tìm lời giải trong việc thu hồi đất tại phường Hòa Nghĩa

Khoa học

Giải pháp thúc đẩy phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo luật Bảo vệ môi trường năm 2020

Ứng dụng công nghệ khoáng, vi sinh và nước xử lý ô nhiễm môi trường chăn nuôi

Đánh giá ảnh hưởng môi trường của một số ao nuôi tôm khu vực phía Nam huyện Nhà Bè

Khảo sát quá trình lên men nghệ mật ong ở một số môi trường khác nhau

Chính sách

Giá khoáng sản quan trọng tăng và triển vọng doanh nghiệp khai khoáng trong nước

Tăng cường đôn đốc thu ngân sách các khoản liên quan đến đất đai trong tháng cuối năm 2024

Bộ Nội vụ triển khai nghị định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội vừa có hiệu lực

Thanh Hóa: Khai sai thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường Công ty Hồng Phượng bị truy thu hơn 600 triệu đồng

Phát triển

Khánh thành Trung tâm Dữ liệu Đồng bằng sông Cửu Long: Hành trình kiến tạo tương lai bền vững

Tuần lễ hồng tại Nhiệt điện Thái Bình trọn vẹn nghĩa tình

Bộ Tài nguyên và Môi trường làm tốt công tác chuyển đổi số trong ngành

Bộ TN&MT: Quyết liệt triển khai các nhiệm vụ, dự án lớn về chuyển đổi số và hoàn thiện cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường

Diễn đàn

Thời tiết ngày 8/12: Miền Bắc chìm sâu trong giá rét, có nơi dưới 10 độ

Thời tiết ngày 7/12: Không khí lạnh tràn về, Bắc Bộ mưa rét

Tin mới nhất về Gió mùa Đông Bắc ngày 7/12

Thời tiết ngày 6/12: Không khí lạnh tràn về, Bắc Bộ mưa rét

Kinh tế xanh

Miến Dong sạch Trung Kiên: Sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe và môi trường