Tác động từ vụ phun trào núi lửa Ruang tới bầu khí quyển

26/04/2024

TN&MTKhi núi lửa Ruang ở Indonesia trải qua nhiều vụ phun trào vào tuần trước, khí núi lửa bị đẩy lên cao đến mức chạm tới lớp thứ hai của khí quyển, cách mặt đất hàng chục nghìn feet.

Tác động từ vụ phun trào núi lửa Ruang tới bầu khí quyển

Núi lửa Ruang của Indonesia phun dung nham và tro vào ngày 17/4

Theo ước tính từ dữ liệu vệ tinh, vụ phun trào của núi lửa Ruang đã tạo ra một đám tro bụi khổng lồ và đưa một cột khí núi lửa cao hơn 65.000 feet (gần 20 km) vào không khí, cao hơn khoảng 25.000 feet so với mức mà một chiếc máy bay thương mại thường bay.

Những tác động tiềm ẩn của vụ phun trào này đối với thời tiết và khí hậu đang bắt đầu được chú ý, trong khi mối nguy hiểm nó gây ra vẫn tồn tại và các cuộc sơ tán vẫn đang diễn ra.

Núi lửa có thể có tác động ngắn hạn đến khí hậu, bao gồm cả việc làm mát nhiệt độ toàn cầu, do các loại khí mà chúng bơm cao vào bầu khí quyển phía trên. Tuy nhiên, theo ông Greg Huey, Hiệu trưởng Trường Khoa học Trái đất và Khí quyển của Georgia Tech, ảnh hưởng của Núi Ruang đối với khí hậu có thể sẽ ở mức tối thiểu. Và điều kiện thời tiết hàng ngày gần núi Ruang như nhiệt độ, mây và mưa có lẽ sẽ không bị ảnh hưởng lâu bởi núi lửa.

Cơ quan núi lửa Indonesia cho biết, núi Ruang, một ngọn núi lửa dạng tầng cao 725 mét trên đảo Ruang, tỉnh Bắc Sulawesi của Indonesia, đã phun trào ít nhất 7 lần kể từ tối thứ Ba. Theo các nhà nghiên cứu núi lửa, các núi lửa dạng tầng có thể tạo ra các vụ phun trào bùng nổ vì hình dạng hình nón của chúng cho phép khí tích tụ.

Theo NASA, tro núi lửa thường là hỗn hợp của các chất rắn bị nghiền nát, bao gồm đá, khoáng chất và thủy tinh và các loại khí, như hơi nước, carbon dioxide và sulfur dioxide.

Tác động từ vụ phun trào núi lửa Ruang tới bầu khí quyển

Dung nham nóng chảy phát sáng trên miệng núi lửa Núi Ruang khi nó phun trào ở Quần đảo Sanguine, Indonesia

Theo ông Huey, chất rắn bị nghiền nát tạo ra rất nhiều tĩnh điện trong các đám tro khi chúng va vào nhau, dẫn đến hiện tượng phát sáng mạnh. “Bản thân tro chỉ tồn tại trong thời gian ngắn trong bầu khí quyển vì nó nặng, lớn và có xu hướng lắng xuống nhanh chóng. Khí có khả năng bay cao hơn nhiều trong khí quyển”, ông Huey nói.

Lớp tro dày đặc gần bề mặt tạo ra chất lượng không khí nguy hiểm và gây ra hiệu ứng làm mát tạm thời vì nó cản trở ánh nắng ấm lên. Khi hoạt động phun trào dừng lại, tro bắt đầu lắng xuống. Nhưng tro rơi xuống mặt đất có thể dễ dàng bị gió thổi bay trở lại không khí. Những giọt nước thường bám vào tro bụi trong không khí và tạo thành những đám mây bão có thể trút mưa hoặc tạo ra thêm tia sét.

Một số khí từ vụ phun trào của núi Ruang bay lên cao đến mức chúng xâm nhập vào tầng bình lưu, tầng thứ hai của bầu khí quyển Trái đất. Nó nằm ngay phía trên tầng đối lưu, nơi diễn ra mọi sự sống và thời tiết.

Ông Huey cho biết, tầng bình lưu là một nơi rất khô và thường chỉ những loại khí có thời gian tồn tại lâu dài - kéo dài hàng thập kỷ - mới lọc được vào tầng bình lưu. Một vụ phun trào núi lửa về cơ bản là cách tự nhiên duy nhất để các loại khí như sulfur dioxide và hơi nước tồn tại trong thời gian ngắn - dưới một vài năm - đi vào tầng bình lưu.

Tác động từ vụ phun trào núi lửa Ruang tới bầu khí quyển

Lực lượng cảnh sát quét dọn tro núi lửa tích tụ trên mặt đất sau vụ phun trào của núi lửa Ruang

Theo UCAR, khi ở trong tầng bình lưu, sulfur dioxide và hơi nước kết hợp với nhau tạo thành các sol khí axit sulfuric tạo ra một lớp giọt sương mù. Những giọt này lan xa khỏi điểm xâm nhập và tồn tại trong tầng bình lưu tới ba năm, phản chiếu ánh sáng mặt trời trở lại không gian và khiến nhiệt độ toàn cầu hạ nhiệt. Nhưng hiệu ứng làm mát sẽ kéo dài hơn nếu có nhiều khí đi vào tầng bình lưu hơn.

Năm 1991, Núi Pinatubo - một ngọn núi lửa dạng tầng khác - phun trào ở Philippines và tạo ra đám mây sulfur dioxide lớn nhất từng đo được. Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ, vụ phun trào đã đổ hơn 17 triệu tấn khí vào khí quyển và khiến nhiệt độ toàn cầu giảm khoảng 0,5 độ C kéo dài khoảng một năm.

Để so sánh, các thiết bị vệ tinh ước tính cho đến nay, núi Ruang đã thải ra khoảng 300.000 tấn sulfur dioxide, mặc dù không rõ có bao nhiêu trong số đó đã đi vào tầng bình lưu. Theo ông Huey, mặc dù số khí đó khá lớn, nhưng nó không phù hợp với trường hợp cực đoan nhất.

Một vụ phun trào lớn như núi lửa Pinatubo vào năm 1991 chắc chắn có thể làm mát hành tinh trong vài năm, mặc dù nó sẽ không thể xóa bỏ những tai ương về khí hậu hiện tại của Trái đất do ô nhiễm khiến hành tinh nóng lên và nó sẽ phải trả giá bằng những thiệt hại đến tính mạng và tài sản.

Theo daidoanket.vn

Tin tức

Chủ tịch nước Lương Cường thăm và làm việc tại tỉnh Thanh Hoá

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy mong muốn Nhật Bản hỗ trợ chương trình quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển

Thứ trưởng Lê Minh Ngân làm thành viên Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp

Đảng ủy Bộ TN&MT tham dự trực tuyến Hội nghị tập huấn công tác tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp

Tài nguyên

Nhanh chóng đưa Luật Địa chất và Khoáng sản vào thực tiễn cuộc sống

Bộ TN&MT tổ chức Hội nghị phổ biến, tuyên truyền Luật Tài nguyên nước, Luật Đất đai

Thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản hiệu quả, bền vững

Đề xuất một số giải pháp tăng cường năng lực quản lý nhà nước về Viễn thám

Môi trường

Tìm kiếm các sáng kiến, giải pháp kiểm soát, giảm thiểu ô nhiễm không khí hiệu quả, nâng cao chất lượng môi trường không khí

Cần “Xanh hóa” ngành chăn nuôi

Cần đưa công nghệ về xử lý môi trường trong chăn nuôi tại địa phương

Vơi bớt nỗi lo sạt lở

Video

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero

Dương Kinh (Hải Phòng): Đi tìm lời giải trong việc thu hồi đất tại phường Hòa Nghĩa

Không để khoảng trống và độ trễ trong thời điểm giao thoa giữa Luật Đất đai mới và cũ

Khoa học

Giải pháp thúc đẩy phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo luật Bảo vệ môi trường năm 2020

Ứng dụng công nghệ khoáng, vi sinh và nước xử lý ô nhiễm môi trường chăn nuôi

Đánh giá ảnh hưởng môi trường của một số ao nuôi tôm khu vực phía Nam huyện Nhà Bè

Khảo sát quá trình lên men nghệ mật ong ở một số môi trường khác nhau

Chính sách

Giá khoáng sản quan trọng tăng và triển vọng doanh nghiệp khai khoáng trong nước

Tăng cường đôn đốc thu ngân sách các khoản liên quan đến đất đai trong tháng cuối năm 2024

Bộ Nội vụ triển khai nghị định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội vừa có hiệu lực

Thanh Hóa: Khai sai thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường Công ty Hồng Phượng bị truy thu hơn 600 triệu đồng

Phát triển

Tuần lễ hồng tại Nhiệt điện Thái Bình trọn vẹn nghĩa tình

Bộ Tài nguyên và Môi trường làm tốt công tác chuyển đổi số trong ngành

Bộ TN&MT: Quyết liệt triển khai các nhiệm vụ, dự án lớn về chuyển đổi số và hoàn thiện cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường

Chào mừng Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X - Năm 2024: Đưa Festival Hoa Đà Lạt thành lễ hội quốc gia

Diễn đàn

Tin Gió mùa Đông Bắc ngày 6/12

Thí điểm mô hình giảm phát thải trong giao thông

Thời tiết ngày 5/12: Bắc Bộ nắng ấm trước khi đón gió mùa mạnh

Thời tiết ngày 4/12: Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, Tây Nguyên và Nam Bộ chiều tối mưa dông

Kinh tế xanh

Miến Dong sạch Trung Kiên: Sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe và môi trường