Sun craft: Chung tay phát triển xanh hóa làng nghề Sơn mài Hạ Thái
12/02/2024TN&MTMô hình kinh doanh xã hội, doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững không còn là một sự lựa chọn mà là mô hình phát triển bắt buộc ở thế kỷ 21. Đó là một mô hình đa giá trị mà ở đó, các doanh nghiệp xã hội vừa tạo giá trị kinh tế cho bản thân, vừa tác động xã hội, vừa giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường - Đó là quan điểm và cách làm của TS. Hoàng Hải Yến - Đại diện Sun Craft khi dấn thân và đồng hành cùng các làng nghề truyền thống Việt, trong đó có làng nghề Hạ Thái (xã Duyên Thái), Thường Tín, Hà Nội.
Góp phần “xanh hóa” làng nghề Hạ Thái
Làng nghề sơn mài Hạ Thái (xã Duyên Thái) là một trong những làng nghề truyền thống nổi tiếng của huyện Thường Tín. Những năm qua, nhiều doanh nghiệp, hộ sản xuất ở làng nghề đã đăng ký tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và được xếp hạng 3 sao, 4 sao.
Theo đó, nhiều năm nay, làng nghề sơn mài Hạ Thái trở thành địa chỉ có uy tín với bạn hàng trong nước cũng như quốc tế, sản phẩm sơn mài Hạ Thái đã có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới như Anh, Pháp, Nga, Mỹ, Tây Ban Nha, Australia, Italia, Nhật Bản, Hàn Quốc...
Phong trào Tôn vinh Giữ gìn áo dài Việt và đạp xe vì môi trường của các nhân viên Sun Craft
Công ty Cổ phần doanh nghiệp xã hội Sun Craft (gọi tắt là Sun Craft) là một trong số nhiều doanh nghiệp xã hội đang góp một phần nhỏ của mình vào sự phát triển bền vững của làng nghề này bằng việc đưa sản phẩm truyền thống sơn mài Hạ Mai đến nhiều trường thế giới, một phần lợi nhuận sau đó được Sun Craft trích dành góp phần tái kiến tạo để “xanh hóa” làng nghề.
Không đặt lợi ích kinh tế lên hàng đầu, mà quan điểm của Sun Craft trong kinh doanh là bền vững. Đại diên Sun Craft, TS. Nguyễn Thị Hải Yến cho biết: “Để làng nghề phát triển bền vững, đầu tiên các doanh nghiệp phải xây dựng được chữ tín, thương hiệu của sản phẩm. Yếu tố thứ hai là liên tục thay đổi mẫu mã để làm mới sản phẩm của mình, tránh sự nhàm chán cho người tiêu dùng. Yếu tố thứ ba là giá thành phải hợp lý. Bên cạnh đó, tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự phát triển bền vững của làng nghề. Các sản phẩm phải bảo đảm tỷ lệ chì, sắt, kim loại nặng... trong sơn theo tiêu chuẩn nơi nhập khẩu. Sản phẩm phải thân thiện với môi trường, không ảnh hưởng đến sức khỏe. Chỉ khi đáp ứng được các tiêu chí trên, các doanh nghiệp sản xuất mới có thể tồn tại và phát triển bền vững”.
Theo quan điểm này, mấy năm gần đây, làng nghề Hạ Thái đã có nhiều thay đổi, địa phương đã quan tâm đến chuỗi sản xuất tuần hoàn. Sự khác biệt lớn nhất của làng nghề sơn mài Hạ Thái đó là mọi sản phẩm đều lấy cảm hứng từ thiên nhiên, nguyên liệu rất đơn giản, mộc mạc để tạo ra những sản phẩm phong phú. Đây là nét đặc trưng mà không phải làng nghề nào cũng có được, đó chính là nét đặc sắc của văn hóa Việt Nam.
Họ tạo dựng hàng nghìn mẫu sản phẩm hấp dẫn, đáp ứng thị hiếu của khách hàng trong và ngoài nước như bát, đĩa, lọ hoa, khay, tranh sơn, tranh khảm. Việc đưa thêm các màu khác bằng vỏ trứng, ốc, cật tre, vỏ trai... sơn mài cơ bản của sơn cổ truyền giúp làm cho khả năng diễn tả của tranh tăng lên rất nhiều.
Bên cạnh việc kế thừa truyền thống nghề của cha ông, với sức sáng tạo mới, những nghệ nhân ngày nay đã tạo ra rất nhiều loại sản phẩm phong phú, đa dạng, với hình thức, mẫu mã đẹp, gần gũi với đời sống sinh hoạt hàng ngày như bình hoa, bát, khay... Ngoài các mặt hàng sơn mài, các sản phẩm làm sơn son thiếp vàng như đồ thờ, hoành phi, câu đối, tượng Phật,… cũng được đôi bàn tay khéo léo của người nghệ nhân thể hiện bằng những đường nét tinh xảo.
Đưa sản phẩm làng nghề vươn xa
Với sứ mệnh bảo tồn và phát triển bền vững nghệ thuật thủ công tranh sơn mài truyền thống, Sun Craft không chỉ định hình mình là một doanh nghiệp xã hội, với khát vọng đưa vẻ đẹp truyền thồng làng nghề Việt ra thế giới mà còn có khát vọng tham gia hình thành chuỗi sản xuất làng nghề theo mô hình kinh tế tuần hoàn. TS. Hoàng Hải Yến cho biết:“Sun Carft có một khát vọng muốn góp sức để đem những nét đẹp truyền thống của làng nghề Việt đến được nhiều với bạn bè thế giới. Vì vậy, Sun Carft tập trung sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm có những nét giá trị văn hóa độc đáo riêng của mỗi vùng miền, mỗi làng nghề khác nhau. Bằng những việc làm cụ thể, Sun Carft đã liên hệ và kết nối với các tổ chức phi Chính phủ tại Việt Nam và các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội khác nhằm hỗ trợ các làng nghề về tài chính, đào tạo, tập huấn cũng như trang bị các máy móc, khoa học công nghệ tiên tiến để hạn chế được vấn nạn ô nhiễm môi trường, để chất lượng sản phẩm được chất lượng, đẹp, an toàn, đưa làng nghề Hạ Thái nói riêng và các làng nghề Việt nói chung phát triển bền vững.
Sản phẩm của làng nghề Hà Thái được Suan Carft chắp cánh đưa đi muôn nơi
Đối với việc tìm kiếm đầu ra cho các sản phẩm, Sun Carft đang giới thiệu các sản phẩm này trên nền tảng công nghệ, sàn thương mại điện tử như trên Amazon, Esty,…giới thiệu qua các kênh khác như làm quà tặng cho các đại sứ quán các nước để từ đó những sản phẩm này được lan tỏa đi khắp thế giới, hiện sản phẩm của Sun Carft đã đến được với một số nước như Mỹ, Nhật, Hàn, Úc...” – TS. Hoàng Hải Yến cho biết!
Với làng nghề về Sơn mài Hạ Thái, TS. Hoàng Hải Yến khẳng định: Trong thời gian tới, Sun Craft tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, tuyên truyền giới thiệu về nghệ thuật sơn mài đến với du khách trong nước và quốc tế tại Showroom, địa chỉ số 9, Văn Miếu. Qua đó nhằm thúc đẩy sự phát triển thị trường văn hoá, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, quảng bá đất nước, con người Việt Nam với bạn bè quốc tế qua các hoạt động giao lưu nghệ thuật, đặc biệt góp phần vào việc bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống nghệ thuật sơn mài Việt Nam nói chung, nghệ thuật Sơn mài Hạ Thái nói riêng. Đồng thời, khẳng định vai trò trách nhiệm của một doanh nghiệp xã hội vì cộng đồng, vì sự phát triển chung và trách nhiệm với bảo vệ môi trường ở các làng nghề truyền thống.
Trước đây, các sản phẩm của làng nghề chủ yếu là đồ thờ cúng, tượng phật, tranh sơn mài,… sử dụng chất liệu gỗ và sơn ta. Hiện nay, bên cạnh việc kế thừa truyền thống, các nghệ nhân đã sáng tạo nhiều loại sản phẩm phong phú, đa dạng có cốt vóc bằng nguyên liệu sẵn có như: gốm, tre, nứa, mây,… để tạo hình sản phẩm. Quá trình sản xuất của ngành sơn mài cũng phát sinh ra nhiều chất thải, ảnh hưởng đến môi trường. Đại diện các cơ sở sản xuất tại đây cho biết, phát thải đầu tiên của nghề này chính là bụi gỗ, mùn cưa và phoi bào gỗ. Tiếp đó là các loại sơn và dầu để rửa dụng cụ sơn,… Hướng tới bảo vệ môi trường, các cơ sở sản xuất tại đây là thu gom, chuyển các chất thải từ gỗ cho các cơ sở sản xuất gỗ công nghiệp, gỗ ép. Đồng thời, thu gom và tái sử dụng lượng dầu rửa, không đổ bỏ ra môi trường như trước.
Cần có sự kết nối giữa sản xuất và tiêu dùng ngành sơn mài một cách bền vững, đáp ứng các tiêu chí của từng giai đoạn. Các đơn vị tham gia chuỗi cung ứng phải đáp ứng chín tiêu chí với bốn lĩnh vực. Đối với nguyên vật liệu sử dụng, quy định không sử dụng hóa chất độc hại để xử lý và bảo quản các nguyên liệu, hàm lượng formaldehyt trong gỗ công nghiệp và nồng độ chì phải dưới giới hạn cho phép. Nhóm về quá trình sản xuất gồm ba tiêu chí gồm: Áp dụng sản xuất sạch hơn; thực hiện các quy trình sơn phải theo đúng quy định; có giải pháp thu gom, phân loại, xử lý rác thải trong sản xuất. Nhóm về sản phẩm hàng hóa yêu cầu nhãn mác sản phẩm phải đầy đủ các thông tin. Nhóm hệ thống phân phối có hai tiêu chí về quy trình nhập hàng và giải pháp giảm phát thải bao bì nhựa, túi ni-lông…
TS. Hoàng Hải Yến cho biết: Đảng và Nhà nước luôn coi công tác giảm nghèo là một chủ trương lớn, thường xuyên, lâu dài, liên tục và xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng đất nước. Theo đó, Sun Craft mong muốn được đi đến nhiều địa phương, đến được với nhiều làng nghề truyền thống để giúp người dân “thoát nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no và xanh hóa nhiều làng nghề", thực hiện thành công mục tiêu phấn đấu "Vì một Việt Nam không còn đói nghèo" vào năm 2030.
Trước đây tôi từng tham gia hoạt động ở nhiều lĩnh vực, làm dự án cộng đồng, được đi nhiều nơi, đến với các tỉnh thành, nhận thấy người dân ở các vùng nông thôn khu vực phía Bắc còn khó khăn, ở đó lại có một số làng nghề truyền thống đang bị mai một. Vì vậy, làm với cộng đồng, quan tâm đến môi trường và sinh kế là sở thích và ước muốn của tôi trong thời gian tới. Đó là một trong lý do tôi cùng các cộng sự thành lập ra Sun Craft hiện nay- TS. Hoàng Hải Yến nói!.
H.Minh