Tài Nguyên và Môi Trường eMagazine

Chủ tịch Quốc hội và Luật Đất đai sửa đổi)

Luật Đất đai (sửa đổi) được xác định là luật khó, phức tạp và có vị trí trung tâm trong hệ thống pháp luật về đất đai, một trong những hệ thống văn bản pháp luật có tầm quan trọng đặc biệt bởi phạm vi tác động sâu rộng, tính phức tạp, chuyên sâu, cần phải tập trung đầu tư công sức để có sản phẩm tốt nhất, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, đồng thời thể hiện trách nhiệm của Chính phủ, cơ quan chủ trì soạn thảo và Quốc hội, cơ quan chủ trì thẩm tra trước Đảng và Nhân dân. 

Luật Đất đai đầu tiên ra đời năm 1987, có hiệu lực thi hành vào năm 1988, luật đã thể chế hóa những quy định về đất đai của Hiến pháp năm 1980 và đặt nền móng cho công tác quản lý, sử dụng đất đai đi vào nền nếp, nhưng vẫn còn mang dấu ấn của bao cấp. Luật Đất đai năm 1993 ra đời đã thể chế hóa những quan điểm đổi mới về quản lý, sử dụng đất đai mà Hiến pháp năm 1992 quy định. Năm 1998, Quốc hội thông qua Luật sửa đổi một số điều của Luật Đất đai. Sau đó, bổ sung, sửa đổi Luật Đất đai vào năm 2003, 2013.

Kể từ năm 2013 đến nay, công tác quản lý đất đai đã có những thành tựu quan trọng, phát huy được nguồn lực về đất đai trong phát triển KT-XH của đất nước. Tuy nhiên, vẫn còn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế phát sinh trong thực tiễn mà Luật Đất đai năm 2013 chưa có quy định điều chỉnh. Do đó, việc sửa đổi Luật Đất đai 2013 là hết sức cần thiết và cấp bách, góp phần đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất đai. 

Chủ tịch Quốc hội và Luật Đất đai sửa đổi)

Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã đi sâu phân tích, đánh giá và thống nhất cao về các giải pháp, chủ trương, định hướng tiếp tục đổi mới, hoàn thiện và tổ chức thực hiện tốt hơn nữa luật pháp, chính sách về đất đai, trước hết là sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai năm 2013. Hội nghị đã ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TW về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao” đề ra những giải pháp cụ thể trong các lĩnh vực trọng tâm. 

Ngày 13/6/2022, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 50/2022/QH15 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, theo đó dự án Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ được Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV và dự kiến xem xét thông qua theo quy trình 3 kỳ họp, phấn đấu trong 2023 hoàn tất sửa đổi Luật Đất đai.

Ngay khi mới bắt đầu nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV, nhận thấy việc thể chế hóa, cụ thể Nghị quyết 18-NQ/TW, khắc phục tồn tại, hạn chế về những điểm nghẽn của Luật Đất đai là điều không đơn giản, nhiều khó khăn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã dành buổi làm việc đầu tiên với các cơ quan cho Bộ TN&MT vào ngày 19/8/2021, nội dung liên quan đến công tác chuẩn bị dự án Luật Đất đai (sửa đổi).

Buổi làm việc đã xem xét những định hướng lớn trong việc sửa đổi Luật Đất đai, đồng thời hiện thực hóa quyết tâm của Quốc hội nâng cao chất lượng lập pháp bằng việc vào cuộc từ sớm, từ xa, chủ động sát sao đồng hành với Chính phủ trong nâng cao chất lượng luật, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn phát triển.

Chủ tịch Quốc hội và Luật Đất đai sửa đổi)

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhiều lần trực tiếp chủ trì các cuộc họp, các buổi làm việc liên quan đến dự án Luật Đất đai (sửa đổi) như: Làm việc với Bộ TN&MT ngày 8/8/2022; chủ trì hội thảo Góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) ngày 26/8/2022; chủ trì tọa đàm góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) ngày 4/3/2023… Tại các buổi làm việc, Chủ tịch Quốc hội luôn khẳng định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Đồng thời nhấn mạnh, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến công tác quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn lực đất đai gắn với bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Sửa đổi Luật Đất đai là cần thiết trong thời điểm hiện nay, để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, cản trở sự phát triển KT-XH của đất nước.

Theo kế hoạch, Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ trình Quốc hội cho ý kiến tại ba kỳ họp Quốc hội, việc tổ chức các hội nghị, hội thảo, toạ đàm lấy ý kiến các chuyên gia liên quan đến đất đai cho thấy tầm quan trọng và sự quan tâm của Quốc hội đối với dự án luật. Quốc hội, trực tiếp là Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có những đổi mới, sáng tạo trong khâu chỉ đạo quá trình hoàn thiện Luật Đất đai (sửa đổi), từ việc tổ chức lấy ý kiến bằng nhiều hình thức đa dạng đến việc tổ chức các hội thảo, tọa đàm lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học và lấy ý kiến cử tri, ý kiến người dân. Trước đó, Luật Đất đai đã được Quốc hội cho lùi từ kỳ họp thứ 3 sang kỳ họp thứ 4 để trình bày dự thảo. Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận định Luật Đất đai (sửa đổi) là đạo luật lớn, có nhiều nội dung phức tạp, tác động sâu rộng đến mọi mặt KT-XH và đời sống của nhân dân nên cần có thời gian chuẩn bị, xem xét, đánh giá một cách kỹ lưỡng, thận trọng. Điều đó thể hiện sự chủ động và linh hoạt trong quá trình hoàn thiện luật của Quốc hội khoá XV.

Chủ tịch Quốc hội và Luật Đất đai sửa đổi)

Ngay từ đầu nhiệm kỳ khóa XV, Quốc hội xác định việc sửa đổi Luật Đất đai là nhiệm vụ lập pháp trọng tâm, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đặt ra yêu cầu quá trình nghiên cứu, sửa đổi Luật Đất đai phải quán triệt xuyên suốt, xây dựng trên cơ sở bám sát Nghị quyết 18-NQ/TW; thể chế hóa đầy đủ, kịp thời các quan điểm, chủ trương, định hướng lớn của Đảng về quản lý, sử dụng nguồn lực đất đai; đảm bảo kế thừa, sự ổn định của hệ thống pháp luật; sửa đổi, bổ sung các quy định nhằm phát huy nguồn lực đất đai và khắc phục những tồn tại, hạn chế trong chính sách, pháp luật đã được chỉ ra trong quá trình tổng kết Nghị quyết số 19-NQ/TW và thi hành Luật Đất đai.

Việc sửa Luật Đất đai phải được xây dựng trên tính kế thừa hợp lý, bảo đảm hợp hiến, hợp pháp, bám sát quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về quản lý đất đai, hoàn thiện hành lang pháp lý đầy đủ, đồng bộ, thống nhất hơn. Tạo lập cơ sở pháp lý và thực tiễn quản lý, khai thác, sử dụng tiết kiệm, bền vững, hiệu quả cao nhất tài nguyên, nguồn lực đất đai... Đồng thời giải quyết thực trạng chồng chéo, mâu thuẫn trong các chính sách, pháp luật có liên quan đến đất đai.

Chủ tịch Quốc hội và Luật Đất đai sửa đổi)

Chủ tịch Quốc hội yêu cầu các cơ quan soạn thảo chủ động rà soát hơn 100 luật, bộ luật có liên quan đến lĩnh vực đất đai để đề xuất sửa đổi ngay trong Luật này hoặc đề xuất sửa đổi các Luật có liên quan nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật. Ngoài ra, Chủ tịch Quốc hội đặc biệt lưu ý việc sửa đổi luật phải “thật chín”, kịp thời xử lý, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc đang đặt ra, coi trọng việc đánh giá tác động đa chiều, thấu đáo, thận trọng, khách quan để tạo sự đồng thuận đối với những vấn đề sửa đổi; đồng thời tăng cường tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm chuyên sâu theo từng vấn đề, nhóm vấn đề trên tinh thần những nội dung khó, phức tạp càng cần phải thảo luận kỹ lưỡng, thấu đáo, công khai, minh bạch. Trong quá trình tiếp thu sửa đổi Luật phải lắng nghe và bám sát thực tiễn cuộc sống.

Với ý nghĩa và tầm quan trọng của Luật Đất đai, Chủ tịch Quốc hội luôn căn dặn, quá trình chuẩn bị và xây dựng dự án luật phải công phu, bài bản, khoa học, từ sớm, từ xa và phải thực sự cầu thị; phải đầu tư nhiều công sức, trí tuệ không chỉ của những cơ quan trực tiếp tham gia vào quy trình xây dựng pháp luật như các cơ quan của Chính phủ, các cơ quan của Quốc hội mà phải có sự tham gia của tất cả các cơ quan trong hệ thống chính trị và toàn xã hội, phải huy động tối đa trí tuệ của các chuyên gia, nhà khoa học, lấy ý kiến rộng rãi của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân bằng nhiều hình thức khác nhau.

Chủ tịch Quốc hội cũng không quên nhắc nhở, việc hoàn thiện dự án Luật còn nhiều khó khăn, thách thức nên các cơ quan không được sớm chủ quan, phải nêu cao trách nhiệm trước Đảng và Nhân dân trong quá trình xây dựng và hoàn hiện Luật.

Chủ tịch Quốc hội và Luật Đất đai sửa đổi)

Quán triệt tinh thần chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội, việc lấy ý kiến nhân dân được triển khai nghiêm túc, bám sát tiến độ, đúng phương pháp; các nhóm nội dung, tổ chức lấy ý kiến sâu theo các nhóm đối tượng chuyên gia, doanh nghiệp, đại diện vùng miền… Quá trình này luôn có sự đồng hành của Quốc hội với Chính phủ. Các sự kiện hội nghị, tọa đàm quan trọng do các cơ quan của Chính phủ tổ chức đều có sự tham gia của lãnh đạo Quốc hội, đại diện các cơ quan Quốc hội và ngược lại. Các cơ quan của Quốc hội cũng chủ động tổ chức lấy ý kiến một cách độc lập, khách quan.

Chủ tịch Quốc hội và Luật Đất đai sửa đổi)

Với tinh thần cầu thị, tôn trọng mọi ý kiến góp ý, không phải chỉ tổ chức lấy ý kiến “cho có”. Đặc biệt, phải “gạn đục khơi trong”, không để bất cứ ý kiến nào của Nhân dân không được giải trình, tiếp thu và cố gắng tổng hợp đầy đủ, toàn diện. Thời điểm Tết Nguyên đán vừa kết thúc, nhận thấy việc lấy ý kiến nhân dân còn chậm, lãnh đạo Quốc hội đã yêu cầu Ủy ban Kinh tế có văn bản đôn đốc việc triển khai thực hiện, nỗ lực, khẩn trương hơn nữa, quyết tâm hơn nữa và phải coi đây như một “chiến dịch không kể ngày đêm”.

Quá trình tổng hợp ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, do khối lượng công việc lớn, nội dung đặt ra nhiều thách thức cũng như áp lực, Chủ tịch Quốc hội đã chỉ đạo phải làm việc một cách khoa học, yêu cầu các cơ quan phải quyết liệt chỉ đạo thực hiện để đảm bảo tiến độ, yêu cầu. 

Ngoài ra, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan cần có sự phân định các nhóm vấn đề để có phương án tiếp thu, giải trình; lưu ý rà soát đối với những nội dung, những vấn đề đã có kết luận của Trung ương thì không bàn lại, tránh làm phức tạp thêm vấn đề; phải biết lắng nghe và bám sát thực tiễn khi tiếp thu, sửa đổi luật.

Chủ tịch Quốc hội và Luật Đất đai sửa đổi)

Từ ngày 03/01/2023 đến ngày 15/03/2023, việc lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã được thực hiện một cách nghiêm túc, đầy đủ, khoa học, thực chất với nhiều hình thức hết sức đa dạng, hết sức khoa học, cụ thể và thiết thực. Qua thống kê cho thấy sự hưởng ứng tích cực, rộng khắp của nhân dân các giai tầng xã hội, các giới đối với dự án luật này.

Về chất lượng báo cáo kết quả lấy ý kiến nhân dân, theo Chủ tịch Quốc hội, báo cáo cần nêu bật các vấn đề lớn, trọng tâm, trong đó tập trung vào một số nội dung có nhiều ý kiến góp ý như: Giải thích từ ngữ; nguyên tắc áp dụng pháp luật; quyền và trách nhiệm của Nhà nước với vai trò là đại diện chủ sở hữu về đất đai và quản lý nhà nước về đất đai; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; chuyển mục đích sử dụng đất; thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; chuyển nhượng, thế chấp quyền thuê trong hợp đồng thuê đất trả tiền hàng năm; tài chính về đất đai và giá đất; tính tương thích, đồng bộ của hệ thống pháp luật về đất đai...

Chủ tịch Quốc hội và Luật Đất đai sửa đổi)

Qua kết quả tổng hợp cho thấy có nhiều ý kiến của nhân dân đóng góp rất sâu sắc, toàn diện, rất có giá trị. Ngoài những vấn đề mang tính nguyên tắc, quan điểm, nhiều ý kiến góp ý đi sâu vào từng điều khoản, từng nội dung cụ thể của dự án luật.

"Việc lấy ý kiến nhân dân không chỉ là cho có, sau khi lấy ý kiến nhân dân, việc tổng hợp ý kiến nhân dân là rất quan trọng. Việc tổng hợp phải bảo đảm tính toàn diện, đầy đủ, cố gắng lựa chọn những vấn đề lớn, trọng tâm để tổng hợp; đồng thời đánh giá các xu hướng, các kiến nghị, đề xuất. Sau đó cần lựa chọn một số vấn đề quan trọng, nhất là những vấn đề còn có ý kiến khác nhau hoặc chưa rõ trong dự án luật để tiếp tục tổ chức nghiên cứu, lấy ý kiến, tổ chức tọa đàm sâu hơn, kỹ lưỡng hơn và đề xuất phương án tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật. Những vẫn đề góp ý hiện chưa được quy định trong dự thảo luật được tổng hợp riêng. Với các ý kiến trái với chủ trương, đường lối của Đảng, trái Hiến pháp, không tiếp thu nhưng cần giải trình thuyết phục". Quan điểm này của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã được cơ quan chủ trì soạn thảo và các cơ quan hữu quan tiếp thu nghiên cứu và triển khai áp dụng trong suốt thời gian lấy ý kiến nhân dân.

Chủ tịch Quốc hội và Luật Đất đai sửa đổi)

Tính đến ngày 2/4/2023, cả nước đã có gần 12 triệu lượt ý kiến góp ý vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Theo đó, có 11.685.461 lượt ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân góp ý vào dự thảo luật. Trong đó có hơn 1.1 triệu ý kiến (9,93%) về vấn đề bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; hơn 1 triệu ý kiến về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; hơn 979 nghìn ý kiến (8,38%) về tài chính đất đai, giá đất; hơn 951 nghìn  ý kiến (8,14%) về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Ngoài ra, ý kiến góp ý về chế độ sử dụng đất có hơn 915 nghìn ý kiến (7,83%). Thu hồi đất, trưng dụng đất có hơn 888 nghìn ý kiến (7,6%). Đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận có hơn 881 nghìn ý kiến (7,54%). Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất có hơn 871 nghìn ý kiến (7,46%).

Sửa Luật Đất đai là nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV

Có được kết quả này, Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà khẳng định, quá trình lấy ý kiến Nhân dân luôn có sự đồng hành của Quốc hội và Chính phủ. Với sự đồng hành từ sớm, từ xa của Quốc hội, trực tiếp là Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, sự đồng thuận của toàn hệ thống, hy vọng Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ đáp ứng được kỳ vọng của nhân dân, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong luật hiện hành, tạo ra những đổi mới đột phá về đất đai trong tầm nhìn dài hạn; phát huy vai trò của bộ luật nhằm thực hiện hoá các mục tiêu Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đề ra.

Sửa Luật Đất đai là nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trao đổi với các cán bộ Bộ TN&MT bên lề buổi làm việc về triển khai dự án Luật Đất đai (sửa đổi)

Tú Quyên

 

 

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Thủ tướng: Chống chạy chọt, lợi ích cá nhân trong tinh gọn bộ máy

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy gửi thư chúc mừng ngày truyền thống Ngành Đo đạc và Bản đồ Việt Nam

Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị triển khai ‘Kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ’ 

Thông cáo báo chí Chương trình phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Tài nguyên

Việt Nam - Phần Lan chia sẻ kinh nghiệm về quản lý bổ cập nước dưới đất

Bộ TN&MT phổ biến Luật Đất đai 2024 cho toàn ngành Tòa án Nhân dân

Thanh Hóa: Tạm dừng khai thác khoáng sản tại 3 dự án xây dựng công trình

TP. Vũng Tàu: Rà soát, kiểm tra vi phạm về đất đai

Môi trường

Diễn đàn “Công nhân lao động vì môi trường 2024”: Lan tỏa sáng kiến xanh, bảo vệ môi trường

Kết nối các Vườn Di sản ASEAN: Hành trình bảo tồn đa dạng sinh học tại Việt Nam

Ninh Thuận: Ra quân thu dọn hàng trăm khối rác thải ở đầm Nại

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu chủ động xử lý sạt lở bờ biển ở huyện Bình Sơn

Video

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero

Dương Kinh (Hải Phòng): Đi tìm lời giải trong việc thu hồi đất tại phường Hòa Nghĩa

Khoa học

Giải pháp thúc đẩy phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo luật Bảo vệ môi trường năm 2020

Ứng dụng công nghệ khoáng, vi sinh và nước xử lý ô nhiễm môi trường chăn nuôi

Đánh giá ảnh hưởng môi trường của một số ao nuôi tôm khu vực phía Nam huyện Nhà Bè

Khảo sát quá trình lên men nghệ mật ong ở một số môi trường khác nhau

Chính sách

Từ 1/1/2025, xe ô tô kinh doanh chở trẻ em mầm non, học sinh phải sơn màu vàng đậm

Vi phạm hành chính lĩnh vực khí tượng thủy văn bị phạt tới 100 triệu đồng

Phấn đấu đến 2030, mở rộng diện tích, thành lập mới, quản lý hiệu quả 27 khu bảo tồn biển

Giải pháp trọng tâm đẩy mạnh tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050

Phát triển

“Nhà của ông già Noel” bất ngờ xuất hiện tại khu đô thị của nhà sáng lập Ecopark

Supe Lâm Thao tổ chức Chương trình trồng hoa mừng xuân Ất Tỵ tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng

Công ty CP Than Hà Tu: Đẩy mạnh hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch năm 2024

Tổng công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc TKV: Sơ kết công tác sản xuất kinh doanh 9 tháng đầu năm

Diễn đàn

Tin Gió mùa Đông Bắc tăng cường ngày 13/12: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét đậm, có nơi rét hại

Thời tiết ngày 12/12: Bắc Bộ trời rét, vùng núi rét đậm

Tin mới nhất về Gió mùa Đông Bắc ngày 12/12

Thời tiết ngày 11/12: Miền Bắc chiều tối rét đậm kèm mưa

Kinh tế xanh

Cam 3T Farm Cao Phong: Mô hình tiêu biểu trong xây dựng thương hiệu nông sản và chuyển đổi số

Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2024 “Cần ưu tiên 4 con đường chính"

Organic Green Nut - Đậu phụ Quê Mình: Đem nông sản Việt chất lượng cho người Việt

Miến Dong sạch Trung Kiên: Sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe và môi trường