Sử dụng nhiên liệu “xanh”, giảm phát thải trong giao thông vận tải

06/06/2023

TN&MTGiao thông vận tải là lĩnh vực đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia đặc biệt là đối với quốc gia có nền kinh tế mới nổi như Việt Nam. Tuy nhiên, với nhiều loại hình giao thông trong quá trình lưu thông, vận chuyển đã sử dụng nhiên liệu và thải ra lượng khí thải rất lớn.

Trong kịch bản phát thải ròng bằng “0”, sự kết hợp của quá trình điện khí hóa và dịch chuyển sang sử dụng nhiên liệu sinh học trong lĩnh vực GTVT sẽ giúp Việt Nam giảm 100 triệu tấn phát thải CO2 vào năm 2050. Trong trường hợp không thể thay thế các năng lượng thông thường bằng năng lượng điện, nhiên liệu sinh học và nhiên liệu điện phân sẽ được sử dụng vào cuối giai đoạn phân tích theo lộ trình hướng tới phát thải ròng bằng không. Theo kịch bản này, điện khí hóa trực tiếp có khả năng đáp ứng được gần 2/3 nhu cầu vận tải vào năm 2050. Trong khi đó, 1/3 nhu cầu GTVT còn lại cần được đáp ứng bằng những giải pháp tốn kém hơn so với điện khí hoá trực tiếp, đó là nhiên liệu điện phân và nhiên liệu sinh học.

Sử dụng nhiên liệu “xanh”, giảm phát thải trong giao thông vận tải

Sử dụng năng lượng xanh sẽ giúp giảm phát thải khí nhà kính, hướng tới trung hòa các-bon

Hiện xu hướng dịch chuyển năng lượng đang diễn ra rất rõ ràng, đặc biệt trong ba lĩnh vực vận tải, dân dụng và sản xuất. Trong bức tranh đó, nhiên liệu hydro xanh bắt đầu nổi lên như một giải pháp tiềm năng bởi nó không chỉ đáp ứng được điều kiện ít phát thải KNK, mà còn có trữ lượng dồi dào, dễ vận chuyển, chuyển đổi sang các dạng năng lượng khác. Theo nhận định của các chuyên gia, GTVT sẽ là lĩnh vực có tỷ lệ chuyển đổi sang nhiên liệu hydro xanh mạnh nhất; phương tiện giao thông điện cũng là một hướng đi đúng đắn đối với lĩnh vực GTVT.

Nước ta đang khuyến khích sử dụng các phương tiện giao thông tiết kiệm năng lượng, loại dần các phương tiện tiêu tốn nhiên liệu; phát triển GTVT công cộng từ các đô thị, kiểm soát sự gia tăng phương tiện vận tải cá nhân; triển khai việc chuyển xe buýt, xe taxi sang sử dụng nhiên liệu khí tự nhiên nén, khí hóa lỏng. Nhằm khuyến khích sử dụng các phương tiện giao thông tiết kiệm năng lượng, loại dần các phương tiện tiêu tốn nhiên liệu và triển khai các quy định của Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Ngành GTVT đã xây dựng, ban hành một số văn bản về quy định mức tiêu thụ nhiên liệu, hướng dẫn dán nhãn năng lượng báo cáo mức tiêu thụ năng lượng đối với phương tiện giao thông. Khuyến khích phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt với mục tiêu phát triển mạng lưới xe buýt đồng bộ và tương thích với các loại hình vận tải trong đô thị; khuyến khích người dân sử dụng xe buýt, hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân. Theo đó, các chính sách phát triển hành khách công cộng đã góp phần giảm ùn tắc giao thông, từng bước xây dựng hệ thống GTVT hiệu quả, bền vững, thân thiện với môi trường.

Các nguồn nhiên liệu thân thiện với môi trường cũng được đẩy mạnh và khuyến khích sử dụng như nhiên liệu sinh học bao gồm xăng E5 và dầu diesel sinh học, nhiên liệu sạch như: CNG, LPG và hệ thống xe điện nội đô. Về nhiên liệu sinh học, xăng E5 đã chính thức được tiêu thụ trên thị trường từ 01/01/2018, hiện chiếm khoảng 50% thị phần người tiêu dùng, chiếm 9,8% trên tổng số xăng sử dụng; xe buýt CNG được sử dụng chủ yếu tại TP. Hồ Chí Minh.

Thời gian qua, cùng với nhiệm vụ trọng tâm là phát triển hệ thống GTVT đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, ngành GTVT đã quan tâm phát triển vận tải tiết kiệm nhiên liệu ở 3 lĩnh vực: Về chính sách phát triển vận tải; nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên năng lượng trong GTVT; phát triển phương tiện GTVT thân thiện với môi trường. Tổ chức dự án đầu tư về giảm phát thải KNK: Xây dựng quy trình công nghệ, sản xuất thí điểm đèn năng lượng mặt trời cho báo hiệu đường thủy nội địa; xây dựng năng lực và chuyển giao công nghệ sử dụng năng lượng sóng biển, phát điện từ năng lượng sóng,... Bên cạnh đó, kết cấu hạ tầng giao thông đã được đầu tư và có những chuyển biến rõ nét, nhiều công trình lớn, hiện đại đã được đưa vào khai thác; có những chuyển biến rõ nét và nhiều công trình lớn, hiện đại đã được đưa vào khai thác. Tình trạng ùn tắc giao thông tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh dần được khắc phục; và có sự kết nối tốt hơn giữa hệ thống giao thông trung ương và địa phương.

Sử dụng nhiên liệu “xanh”, giảm phát thải trong giao thông vận tải

Hoạt động giao thông vận tải  gia tăng phát thải, gây ô nhiễm không khí tại các đô thị hiện nay

Tuy nhiên, tỷ lệ phục vụ nhu cầu đi lại của giao thông công cộng chưa cao, phương tiện cá nhân vẫn tăng cao hàng năm, việc sử dụng các nhiên liệu thân thiện với môi trường mới dừng lại ở mức thí điểm và các thành phố lớn. Khi tình trạng ùn tắc giao thông trong các đô thị diễn ra, sự lãng phí nhiên liệu tăng lên, đồng thời sự ô nhiễm càng gia tăng do khối lượng phương tiện dồn ứ không di chuyển được. Đáng chú ý, đa phần những loại xe ô tô cũ và xe máy đang lưu hành đều không có bộ kiểm soát khí thải ra môi trường. Trong khi đó, nhiều người tham gia giao thông tại Việt Nam còn chưa có thói quen bảo dưỡng phương tiện định kỳ theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Nhiều phương tiện cá nhân không thực hiện nghiêm túc chế độ bảo hành, bảo dưỡng định kỳ là nguyên nhân làm tăng lượng khí phát thải ra môi trường với mức độ độc hại ngày càng lớn. Đặc biệt, nhiều phương tiện cũ nát, hết niên hạn sử dụng vẫn tham gia giao thông, không chỉ làm lãng phí năng lượng mà còn đe dọa đến sự an toàn tính mạng cho người tham gia giao thông.

Theo báo cáo kỹ thuật của Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) cập nhật mới nhất, giả thiết đến năm 2030 được đặt ra dựa trên phân tích định hướng của chính sách hiện hành sẽ góp phần giảm phát thải KNK như sau: Nếu việc chuyển đổi phương tiện giao thông từ cá nhân sang công cộng đạt kết quả: Phát triển hệ thống xe buýt ở 05 thành phố trực thuộc trung ương (Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ); vận hành mới 04 tuyến vận tải hành khách công cộng BRT tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh và vận hành mới 03 tuyến vận tải hành khách công cộng bằng đường sắt đô thị tại Hà Nội và Hồ Chí Minh thì tiềm năng giảm KNK là 4,6 triệu tấn COtđ. Nếu khối lượng hàng hóa vận tải bằng đường thủy nội địa tăng từ 127,8 tỉ tấn-km lên 128,8 tỉ tấn-km (tăng từ 20,6% lên 20,8% tổng khối lượng); tỷ lệ vận tải đường bộ giảm từ 23,4% xuống còn 23,0%; khối lượng GMM hàng hóa vận tải bằng đường bộ chuyển đổi sang đường biển được cho là bằng với khối lượng hàng hóa vận tải từ đường bộ chuyển đổi sang đường thủy nội địa cùng giai đoạn thì tiềm năng giảm KNK là 16,0 triệu tấn COtđ. Nếu xe máy điện bán mới chiếm 07% tổng lượng xe máy mới bán ra trên thị trường hàng năm thì tiềm năng giảm KNK là 4,6 triệu tấn COtđ. Nếu tổng số xe buýt CNG là 623 xe gồm 423 xe ở Hồ Chí Minh và 200 xe ở Hà Nội thì tiềm năng giảm KNK là 0,1 triệu tấn COtđ. Nếu lượng xe ô tô điện mới bán ra chiếm 30% tổng lượng xe ô tô bán ra trên thị trường thì tiềm năng giảm KNK là 7,7 triệu tấn COtđ. Với ước tính sản lượng ethanol trung bình năm là 145.000 m³ sử dụng để sản xuất xăng sinh học E5 phục vụ trong GTVT thì tiềm năng giảm phát thải KNK của sử dụng xăng sinh học E5 giai đoạn 2015-2030 là 3,1 triệu tấn COtđ.

Hiện nay, với vai trò là cầu nối phục vụ sản xuất, GTVT cần có định hướng phát triển, nhằm tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải KNK và BVMT theo chủ trương của Đảng và nhà nước. Mặt khác, bản thân GTVT cũng là một khâu không thể thiếu của quá trình sản xuất, việc thúc đẩy vận tải xanh có ý nghĩa quan trong trong định hướng phát triển nền kinh tế xanh tại Việt Nam và hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. Cần đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ, thiết bị thông minh, tích hợp trong quản lý, vận hành các hệ thống GTVT; mở rộng ứng dụng nhiên liệu thay thế xăng dầu. Thực hiện nghiêm công tác kiểm định các phương tiện giao thông, loại bỏ phương tiện vận tải quá thời hạn sử dụng, không đạt mức hiệu suất năng lượng tối thiểu. Đầu tư, nâng cấp, mở rộng các tuyến đường giao thông để hạn chế tiêu hao năng lượng của các phương tiện, góp phần BVMT.

Phó Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 876/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan của ngành GTVT. Chương trình đặt mục tiêu, phát triển hệ thống GTVT xanh, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Trong đó, mục tiêu đến năm 2030 sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, đẩy mạnh chuyển đổi sử dụng điện, năng lượng xanh đối với các lĩnh vực thuộc GTVT đã sẵn sàng về mặt công nghệ, thể chế, nguồn lực nhằm thực hiện mức cam kết trong NDC và mục tiêu giảm phát thải khí mê-tan của Việt Nam.

Phương Đông

Tin tức

Quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác đặc biệt Việt-Nga là tài sản quý giá, được thử thách qua năm tháng

Trao Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng tặng nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh

Ngành TN&MT Điện Biên kỷ niệm 20 năm ngày thành lập

Bộ TN&MT đoàn kết, sáng tạo, quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2023

Tài nguyên

Bộ TN&MT phê duyệt giá khởi điểm, bước giá, tiền đặt trước cuộc đấu giá quyền khai thác khoáng sản

Kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống ngành Địa chất Việt Nam

Đoàn ĐBQH tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị lấy ý kiến dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)

Bắc Kạn: Lấy ý kiến vào dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)

Môi trường

Kinh nghiệm quốc tế về thị trường các- bon và đôi điều khuyến nghị cho Việt Nam

Lộ trình phát triển, thời điểm triển khai thị trường các-bon

Những khu dân cư sáng, xanh, sạch, đẹp

Nâng cao năng lực quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại tỉnh Đắk Nông

Diễn đàn

Gặp mặt Ngày truyền thống ngành Khí tượng Thủy văn Việt Nam và Ra mắt Hệ thống cảnh báo sớm dông sét, mưa lũ

Thời tiết ngày 3/10: Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ tiếp tục có mưa dông

Thời tiết ngày 2/10: Mưa dông diện rộng tại Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Mưa lớn kết hợp triều cường khiến Thành phố Hồ Chí Minh ngập nặng

Phát triển

Nhiều nhà khoa học dự Hội thảo Khoa học “Phát triển và quản lý bền vững tài nguyên và môi trường"

Đồng chí Ngọ Duy Hiểu tái đắc cử Chủ tịch Công đoàn Viên chức Việt Nam

Ra mắt Sàn giao dịch tín chỉ carbon tại Việt Nam

Quảng Ngãi: Bổ nhiệm ông Võ Minh Vương giữ chức Phó Giám đốc Sở TN&MT

Video

Đón Anh về - Lời thơ của tác giả Đặng Quốc Khánh

Bản tin Bất động sản và Môi trường số 5

Bản tin Bất động sản và Môi trường số 4

Bản tin Bất động sản và Môi trường số 3

Khoa học

Nguy cơ các dòng sông băng biến mất

Phân công, phân cấp trong quản lý nhà nước về tài nguyên địa chất và khoáng sản - Hiện trạng và đề xuất

Bản đồ kể chuyện (storymap) - phương thức truyền thông mới!

Thành lập Viện Khoa học môi trường, biển và hải đảo

Chính sách

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 10/2023

Thanh tra 14 doanh nghiệp khai thác khoáng sản ở Lâm Đồng

Giảm thiểu rủi ro trong hoạt động đốt rơm rạ và sử dụng hoá chất thuốc bảo vệ thực vật

Vĩnh Phúc: Khẩn trương làm rõ vi phạm của chủ trang trại chăn nuôi ở huyện Bình Xuyên