Sơn La oằn mình chịu lũ dữ

28/07/2024

TN&MTTrước đó, từ ngày 23 - 26/7, trên địa bàn tỉnh Sơn La đã xuất hiện mưa lớn kéo dài gây sạt lở đất, lũ quét, ngập úng làm thiệt hại nặng nề về người, tài sản và cơ sở hạ tầng. Hiện nay, Sơn La vẫn đang tập trung khắc phục hậu quả đợt mưa lũ vừa qua nhưng lại tiếp tục gấp rút chuẩn bị, đưa ra các phương án để chủ động ứng phó với đợt mưa lũ sắp tới. Dự kiến cũng rất dữ dội, lượng mưa phổ biến 70-200mm/đợt, có nơi trên 300mm; trong mưa giông đề phòng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Chưa kịp khắc phục sau cơn bão số 2

Đến nay nhiều hộ dân trên địa bàn các bản, xã Tông Cọ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La vẫn đang ngập trong nước. Trong đó, có 39 hộ có nhà bị ngập hoàn toàn trong nước.

Sơn La tiếp tục oằn mình đón lũ dữ

Nhiều nơi nước lũ dâng lên tận nóc nhà

Đồ đạc, tài sản và nhiều loại gia cầm bị thiệt hại, do nước ngập sâu nên giờ đang thiếu điện, thiếu nước sinh hoạt. Thiệt hại nặng nhất là nhiều hộ dân ở bản Phé có nhà cửa bị ngập trong biển nước, đang phải ở nhờ nhà người quen hoặc các hộ ở trong bản ở vị trí cao,...

Sơn La tiếp tục oằn mình đón lũ dữ

Nhiều tuyến đường bị sạt lở

Tính đến trưa ngày 26/7, tổng số hộ dân bị ảnh hưởng về nhà ở là 276 hộ. Trong đó thiệt hại nặng nề nhất là ở 3 bản Thúm Cáy, Phé và Cọ với 39 hộ bị nước ngập hoàn toàn.

Sơn La tiếp tục oằn mình đón lũ dữ

Người dân đang bị cô lập, không điện, không nhu yếu phẩm,..

Mưa lũ còn làm thiệt hại 42ha lúa, gần 16ha ao và hơn 76ha cây trồng khác tại các bản của xã Tông Cọ. Ngoài ra, nhiều tuyến đường liên bản cũng bị ngập hoàn toàn. Hiện tại, người dân đang cần nhu yếu phẩm hàng ngày như gạo, mắm, muối,...

Sơn La tiếp tục oằn mình đón lũ dữ

Nước lũ dâng cao, tràn cả đến thành phố Sơn La

Theo báo cáo của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) thành phố Sơn La, mưa lũ làm 854 nhà ở sạt lở, ngập úng; trên 267 ha lúa, ngô, hoa màu ngập úng; gần 4.000 con gia súc, gia cầm cuốn trôi; 39.58 ha ao cá ảnh hưởng; 555m đường giao thông sạt lở, hư hỏng; 115 xe ô tô, xe máy, xe điện, 10 tấn gạo, cùng nhiều tài sản khác ngập nước, hư hỏng... Tổng thiệt hại ước tính trên 94 tỷ đồng.

Tiếp tục căng mình đón lũ dữ

Bản tin dự báo của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Sơn La cho thấy, từ chiều tối ngày 28/7 đến ngày 1/8/2024, trên địa bàn tỉnh có khả năng xảy ra mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to, với lượng mưa phổ biến từ 70 - 200mm/đợt, có nơi trên 300mm; trong mưa dông đề phòng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Sơn La tiếp tục oằn mình đón lũ dữ

Tiếp tục gia cố, phòng chống với đợt lũ tiếp theo

Người dân đã buộc bao tải cát, dựng rào chắn lũ và di dời các vật dụng đến nơi an toàn.

Sơn La tiếp tục oằn mình đón lũ dữ

Chằng chống nhà cửa, chắn lũ bằng những bao cát

Thực hiện phương châm “4 tại chỗ”

Ông Trần Công Chính, Phó Chủ tịch UBND TP. Sơn La cho biết: Thành phố đã thành lập 12 đoàn công tác tới nắm tình hình, thăm hỏi, hỗ trợ các hộ bị ảnh hưởng mưa lũ; tổ chức lực lượng hỗ trợ di chuyển người, tài sản ra khỏi khu vực ngập úng...; thực hiện nghiêm việc duy trì chế độ trực chỉ huy liên tục và cung cấp số điện thoại thường trực đến người dân và trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Sơn La tiếp tục oằn mình đón lũ dữ

Các cán bộ, chiến sĩ thực hiện nạo vét, dọn rác thải khu vực cửa hang thoát lũ

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La Hoàng Quốc Khánh cho biết: Ngay sau khi thiên tai xảy ra tại cơ sở thuộc các huyện, thành phố của tỉnh Sơn La, tỉnh đã chỉ đạo Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh yêu cầu các cấp triển khai công tác khắc phục theo phương châm “4 tại chỗ”.

Sơn La tiếp tục oằn mình đón lũ dữ

Cuộc sống của người dân tộc vùng cao đã khổ lại càng khổ hơn

Sơn La tiếp tục oằn mình đón lũ dữ

Những cuộc tìm kiếm người bị mất tích do sạt lở- thật là ám ảnh!

Có lẽ, thiên tai ngày một khắc nghiệt hơn, bão lũ sẽ tàn khốc nữa, chúng ta đã nhận ra vai trò to lớn của những cánh rừng xanh năm xưa, và trong số chúng ta nhiều người đã phải nuối tiếc, xót xa.

Giải pháp khoanh vùng bảo vệ rừng, trồng mới rừng,... cũng là bài học "nằm lòng" của người dân. Nhưng để bài học đó trở thành hành động của mỗi con người, trước hết chính là phải biến đổi từ nhận thức. Chúng ta đang sống cuộc sống của hôm nay với tất cả sự nỗ lực mưu sinh, làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội. Nhưng vượt lên trên ý nghĩa đó, là một cuộc sống cho tương lai, cho các thế hệ con cháu mai sau không chỉ có sự no cơm, ấm áo mà còn mang ý nghĩa của sự an lành phát triển bền vững. Điều đó đòi hỏi nhiều hơn nữa ở nhận thức và hành động đúng đắn của mỗi người trong từng việc làm hôm nay: "Hãy bảo vệ rừng xanh"!

Phương Thảo

 

 

 

 

Tin tức

Thông cáo báo chí số 18, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Đưa hoạt động chất vấn trở thành điểm nhấn của mỗi kỳ họp Quốc hội

Tuần làm việc thứ 4, Quốc hội tập trung hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường - Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam lắng nghe nông dân nói

Tài nguyên

Giải pháp đảm bảo chất lượng nước sinh hoạt đô thị

Bế mạc hội nghị “Tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về quản lý đất đai năm 2024”

Quản lý vận hành công trình cấp thoát nước bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu

Cấp nước an toàn thúc đẩy sự phát triển bền vững quốc gia

Môi trường

Khai mạc COP29: Việt Nam cùng thế giới đoàn kết vì hành động khí hậu quyết liệt hơn

Nông thôn vùng châu thổ sông Cửu Long vào mùa nước nổi trong tương lai

Liên minh Rừng mưa thúc đẩy Quản lý dịch hại tổng hợp ở Việt Nam

Tăng cường quản lý rác thải nhựa vì môi trường bền vững

Video

Chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero

Dương Kinh (Hải Phòng): Đi tìm lời giải trong việc thu hồi đất tại phường Hòa Nghĩa

Không để khoảng trống và độ trễ trong thời điểm giao thoa giữa Luật Đất đai mới và cũ

Điều chỉnh bảng giá đất phải tuân thủ quy định tại Nghị định 71/2024/NĐ-CP

Khoa học

Sử dụng MODIS để lập bản đồ các điểm nóng đốt rơm rạ ngoài trời, đánh giá sơ bộ nồng độ bụi mịn PM 2.5 tại Việt Nam

Đoàn Việt Nam tham gia các hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị CAFEO42

Bài 2: Cần xây dựng bộ cơ sở dữ liệu, hệ thống bản đồ các tỷ lệ chi tiết, hiện đại để chủ động ứng phó thiên tai bất thường

Bài 1: Bản đồ cảnh báo lũ quét và nguy cơ sạt lở đất- Công cụ thiết yếu còn manh mún, dàn trải

Chính sách

Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến được bầu giữ chức Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Sử dụng cát nhân tạo giải pháp giảm áp lực về môi trường cho các dòng sông

Xã Long Sơn (TP. Vũng Tàu): Tự ý xây cất nhà trái phép trên khu đất đang bị phản ánh

Phát triển

Grac có thể hỗ trợ phụ nữ làm các chương trình kinh tế tuần hoàn

Say cùng “Vũ khúc dã quỳ-Chư Đang Ya”

Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Thương hiệu yến sào Koreanest tiên phong mô hình kinh tế tuần hoàn - Hướng tới tương lai bền vững

Diễn đàn

Tin bão trên biển Đông: Cơn bão số 8

Hà Nội cấm xe máy cũ, ô tô, xe buýt chạy dầu trong vùng phát thải thấp

Thời tiết ngày 11/11: Bão Yinxing suy yếu, Thừa Thiên Huế mưa rất to

Xu hướng tất yếu của tương lai