Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ngãi
14/09/2023TN&MTSố 163 Hùng Vương, TP. Quảng Ngãi, Quảng Ngãi
Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ngãi
Địa chỉ: Số 163 Hùng Vương, TP. Quảng Ngãi, Quảng Ngãi
Điện thoại Văn thư: 0255 3714507; Fax: 0255 3822870
Email: stnmt@quangngai.gov.vn; Website: www.quangngai.gov.vn
VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG,NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN
Điều 1. Vị trí,chức năng
1. Sở Tài nguyên và Môi trường (Sở) là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường gồm: đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản, địa chất; môi trường; khí tượng thủy văn; biến đổi khí hậu; đo đạc và bản đồ; quản lý tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo; quản lý và tổ chức thực hiện các dịch vụ công về các lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng của Sở.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản theo quy định của pháp luật; chịu sự chỉ đạo, quản lý và điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng thời, chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Trình Ủy ban nhân dân tỉnh:
a) Dự thảo quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm; chương trình, đề án, dự án, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về tài nguyên và môi trường và công tác cải cách hành chính nhà nước thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở;
b) Dự thảo văn bản quy định chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài nguyên và Môi trường;
c) Dự thảo văn bản quy định điềukiện, tiêu chuẩn, chức danh đối với Trưởng, Phó các đơn vị thuộc Sở; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh:
a) Dự thảo các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về lĩnh vực tài nguyên và môi trường;
b) Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể, tổ chức lại các tổ chức, đơn vị của Sở Tài nguyên và Môi trường;
c) Dự thảo các văn bản quy định về quan hệ, phối hợp công tác giữa Sở Tài nguyên và Môi trường với các Sở, ban,ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
3. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về tài nguyên và môi trường sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến, giáo dục, theo dõi thi hành pháp luật và nâng cao nhận thức cộng đồng về tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh.
4. Quản lý, tổ chức giám định, đăngký, cấp giấy phép, văn bằng, chứng chỉ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ quảnlý theo phân công, phân cấp hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
5. Về đất đai:
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương trình Ủy ban nhân dân tỉnh; hướng dẫn,theo dõi, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt;
b) Tổ chức thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất do Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; theo dõi, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các huyện,thành phố đã được phê duyệt;
c) Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quy định hạn mức giao đất, công nhận đất ở cho hộgia đình; hạn mức công nhận quyền sử dụng đất đối vớitrường hợp hộ gia đình, cá nhân tự khai phá đất để sản xuất nông nghiệp; hạn mức giao đất trống, đồinúi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân;diện tích tối thiểu được tách thửa và các nội dung khác theo quy định của pháp luật về đất đai;
d) Tổ chức thẩm định hồ sơ về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật; tổchức thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư theo thẩm quyền; giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện việc trưng dụng đất theo quy định của pháp luật;
đ) Thực hiện việc đăng ký đất đai và tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, ký hợp đồng thuê đất; lập, quản lý, cập nhật và chỉnh lý hồ sơ địa chính đối vớicác tổ chức, cơ sở tôn giáo, tổ chức và cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư theo quy định của pháp luật;
e) Tổ chức thực hiện và hướng dẫn kiểm tra việc điều tra đánh giá tài nguyên đất; điều tra,khảo sát, đo đạc, đánh giá đất đai; lập, chỉnh lý và quản lý bản đồ địa chính;thống kê, kiểm kê, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất; xây dựng, vận hành hệ thống theo dõi và đánh giá đối với quản lý, sử dụng đất đai;
g) Chủ trì việc tổ chức xây dựng,điều chỉnh bảng giá đất trình Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định; lập bản đồ giá đất; tham mưu giải quyết các trường hợp vướng mắc về giá đất;
h) Chủ trì việc tổ chức xác định giá đất cụ thể làm căn cứ để tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tính giá trịquyền sử dụng đất khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất và các trường hợp khác theo quyđịnh của pháp luật trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định;
i) Xây dựng, quản lý, khai thác, cungcấp thông tin, cơ sở dữ liệu về đất đai theo quy định của pháp luật;
k) Chủ trì, phối hợp với các cơ quancó liên quan hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ vàtái định cư đối với các trường hợp bị thu hồi đất theo quy định của pháp luật;
l) Kiểm tra và tổ chức thực hiện việc phát triển quỹ đất; quản lý, khai thác quỹ đất; tổ chức việc đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
6. Về tài nguyên nước:
a) Lập và thực hiện quy hoạch tàinguyên nước, kế hoạch điều tra cơ bản, điều hòa, phân phối tài nguyên nước,phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm, cạn kiệt; giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên lưu vực sông trên địa bàn tỉnh;
b) Khoanh định vùng cấm, vùng hạn chế, vùng đăng ký khai thác nước dưới đất, vùng cần bổ sung nhân tạo nước dưới đất và công bố dòng chảy tối thiểu, ngưỡng khai thác nước dưới đất theo thẩm quyền, khu vực cấm, khu vực tạm thời cấm khai thác cát, sỏi và các khoáng sản khác trên sông; lập danh mục hồ, ao, đầm phá không được san lấp;
c) Xây dựng, quản lý hệ thống giám sát hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước đối với lưu vực sông trên địa bàn tỉnh;
d) Tổ chức ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước; theo dõi, phát hiện và tham gia giải quyết sự cố ô nhiễm nguồn nước liên quốc gia theo thẩm quyền; lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước, vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt; bảo đảm nguồn nước phục vụ cung cấp nước sinh hoạt trong trường hợp hạn hán, thiếu nước hoặc xảy ra sự cố ô nhiễm nguồn nước;
đ) Thẩm định hồ sơ cấp, gia hạn, điềuchỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi và cấp lại giấy phép về tài nguyên nước vàcho phép chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước theo thẩm quyền; thu phí, lệ phí về tài nguyên nước, thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo quy định của pháp luật; hướng dẫn việc đăng ký khai thác, sử dụng tài nguyên nước;
e) Tổ chức thực hiện các hoạt động điều tra cơ bản, giám sát tài nguyên nước theo phân cấp; kiểm kê, thống kê, lưu trữ số liệu tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh; báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường kết quả điều tra cơ bản tài nguyên nước; tình hình quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước; phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên địa bàn tỉnh;
g) Tổng hợp tình hình khai thác, sử dụng nước, các nguồn thải vào nguồn nước trên địa bàn tỉnh; lập danh mục các nguồn nước bị ônhiễm, suy thoái, cạn kiệt;
h) Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc trám lấp giếng không sử dụng theo quy định của pháp luật.
7. Về tài nguyên khoáng sản:
a) Khoanh định các khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản; xác định các khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh; đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; lập kế hoạch và tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân tỉnh sau khi được phê duyệt;
b) Lập quy hoạch thăm dò, khai thác,sử dụng khoáng sản của địa phương theo quy định của pháp luật; kịp thời phát hiện và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi trường khi phát hiện khoáng sản mới; thẩm định hồ sơ công nhận chỉ tiêu tính trữ lượng khoáng sản; hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản; thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân tỉnh;
c) Tổ chức thẩm định hồ sơ cấp, gia hạn, thu hồi, trả lại giấy phép thăm dò khoáng sản, giấy phép khai thác khoáng sản; hồ sơ chuyển nhượng quyền thăm dò, quyền khai thác khoáng sản; hồ sơ trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản; đề án đóng cửamỏ; hồ sơ đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh; tổ chức thẩmđịnh tiền cấp quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền;
d) Tổ chức thẩm định báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn thuộc thẩmquyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh;
đ) Quản lý, lưu trữ và cung cấp thôngtin, tư liệu về thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và thanbùn; thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản đã được phê duyệt và định kỳ báocáo Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định;
e) Xây dựng giá tính thuế tài nguyênđối với loại khoáng sản chưa có giá tính thuế tài nguyên hoặc phải điều chỉnhgiá tính thuế tài nguyên do không còn phù hợp theo quyđịnh của pháp luật.
8. Về môi trường:
a) Thẩm định cácchỉ tiêu môi trường và đa dạng sinh học trong các chiến lược, quy hoạch, đề án,dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh;
b) Tổ chức thẩm định báo cáo đánh giámôi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môitrường, các dự án thiết lập các khu bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học thuộcthẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh; kiểm tra, xác nhận việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường, các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự ánđã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền của Ủyban nhân dân tỉnh theo quy định của pháp luật hiện hành; tổ chứcxác nhận việc đăng ký và thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường của các dự án,phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc thẩm quyền;
c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quancó liên quan lập, điều chỉnh quy hoạch bảo tồn đa dạngsinh học của địa phương và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt; hướng dẫn,kiểm tra việc bảo tồn đa dạng sinh học tại các cơ sở bảo tồn đa dạng sinh họcvà việc thực hiện bảo tồn loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưutiên bảo vệ không bao gồm giống cây trồng, giống vật nuôi trên địa bàn tỉnh;thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học theo sự phâncông của Ủy ban nhân dân tỉnh;
d) Cấp, điều chỉnh sổ đăng ký chủnguồn thải chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiệnviệc thống kê hàng năm các chỉ tiêu về tình hình phát sinh và xử lý chất thảitại địa phương; theo dõi, kiểm tra việc thực hiện thu hồi, xử lý các sản phẩmhết hạn sử dụng hoặc thải bỏ đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụtheo quy định của pháp luật; thẩm định, kiểm tra xác nhận việc thực hiện cácnội dung, yêu cầu về cải tạo phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo phục hồi môitrường trong khai thác khoáng sản đối với các dự án thuộc thẩm quyền của Ủyban nhân dân tỉnh; hướng dẫn, kiểm tra việc nhập khẩu phế liệutheo thẩm quyền;
đ) Xây dựng và tổ chức thực hiệnchương trình, kế hoạch, đề án, dự án phòng ngừa, bảo vệ, khắc phục, cải tạo môitrường, bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên đa dạng sinh học theo phân côngcủa Ủy ban nhân dân tỉnh;
e) Tổ chức thu thập và thẩm định dữliệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường; yêu cầu bồi thườngthiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái gây ra trên địa bàn từ haihuyện, thành phố trở lên; xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch phòng ngừa vàứng phó sự cố môi trường; chủ trì xây dựng năng lực và huy động lực lượng khắcphục ô nhiễm môi trường do các sự cố gây ra theo phân côngcủa Ủy ban nhân dân tỉnh;
g) Tổ chức thực hiện theo thẩm quyềnviệc lập, sửa đổi, bổ sung danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêmtrọng cần phải xử lý triệt để; xác nhận cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêmtrọng đã hoàn thành xử lý triệt để; kiểm tra công tác xử lý triệt để cơ sở gâyô nhiễm môi trường nghiêm trọng, việc thực hiện hỗ trợ cómục tiêu từ ngân sách nhà nước nhằm xử lý triệt để một số cơ sở gây ô nhiễm môitrường nghiêm trọng thuộc khu vực công ích theo quy định của pháp luật; côngtác bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;
h) Thực hiện việc đăng ký, công nhận, cấp, thu hồi các loại giấy phép, giấy chứng nhận,giấy xác nhận về môi trường và đa dạng sinh học theo quy định của pháp luật;
i) Chủ trì tổng hợp, cân đối nhu cầukinh phí, thẩm định kế hoạch và dự toán ngân sách từ nguồn sự nghiệp môi trườnghàng năm của các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cáchuyện, thành phố gửi Sở Tài chính trình Ủy ban nhân dântỉnh; phối hợp với Sở Tài chính hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch vàdự toán ngân sách từ nguồn sự nghiệp môi trường sau khi được phê duyệt;
k) Tổ chức thực hiện việc chi trảdịch vụ môi trường liên quan đến đa dạng sinh học, bồi thường và phục hồi môitrường, thu phí và lệ phí bảo vệ môi trường, ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật; giúp Ủyban nhân dân tỉnh tổ chức quản lý Quỹ Bảo vệ môi trường của địa phương;
l) Xây dựng, quản lý hệ thống quantrắc môi trường và đa dạng sinh học của địa phương; tổ chức thực hiện hoạt độngquan trắc, quản lý số liệu quan trắc môi trường và đa dạng sinh học theo thẩmquyền;
m) Tổ chức điều tra, thống kê, kiểmkê, đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học, đánh giá các hệ sinh thái, loài hoangdã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ (không bao gồm giống cây trồng,giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm) và nguồn gen bị suy thoái;đề xuất và triển khai thực hiện các giải pháp, mô hình bảo tồn, phục hồi, sửdụng bền vững tài nguyên đa dạng sinh học tại địa phương;
n) Hướng dẫn, tổ chức điều tra, lậpdanh mục loài ngoại lai xâm hại và thực hiện các giải pháp ngăn ngừa, kiểm soátcác loài sinh vật ngoại lai xâm hại; hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý loàingoại lai xâm hại trên địa bàn tỉnh; tiếp nhận, xử lý thông tin, dữ liệu về cácsinh vật biến đổi gen và sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổigen; hướng dẫn kiểm tra các hoạt động về quản lý nguồn gen trên địa bàn tỉnh;
o) Tổ chức thu thập, quản lý, thốngkê, lưu trữ và cung cấp dữ liệu về môi trường; xây dựng, cập nhật, duy trì vàvận hành hệ thống thông tin, tư liệu, cơ sở dữ liệu môi trường cấp tỉnh; xâydựng báo cáo hiện trạng môi trường, báo cáo đa dạng sinhhọc trên địa bàn tỉnh; tổ chức đánh giá, dự báo và cung cấp thông tin về ảnhhưởng của ô nhiễm và suy thoái môi trường đến con người, sinh vật; tổng hợp và công bố thông tin về môi trường trên địa bàn tỉnh theo quy địnhcủa pháp luật;
p) Chủ trì hoặc phối hợp với các cơquan có liên quan trong việc giải quyết các vấn đề môitrường liên ngành, liên tỉnh và công tác bảo tồn, khaithác bền vững tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học.
9. Về khí tượng thủy văn:
a) Tổ chức thẩm định hồ sơ cấp, giahạn, điều chỉnh, thu hồi giấy phép hoạt động của công trình khí tượng thủy vănchuyên dùng ở địa phương thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân nhân dân tỉnh; hướng dẫn, kiểm tra việcthực hiện;
b) Chủ trì thẩm định các dự án đầu tưxây dựng, cải tạo, nâng cấp công trình khí tượng, thủy văn chuyên dùng; tham giaxây dựng phương án phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, kiểm tra việc thựchiện các quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai trên địa bàn tỉnh;
c) Thẩm định nội dung về khí tượngthủy văn trong quy hoạch, thiết kế các công trình, dự án đầu tư xây dựng ở địaphương theo quy định của pháp luật;
d) Thẩm định tiêu chuẩn kỹ thuật củacông trình, thiết bị đo của công trình khí tượng thủy vănchuyên dùng, thiết bị quan trắc, định vị sét do địa phương xây dựng bằng nguồnvốn ngân sách nhà nước;
đ) Phối hợp với các cơ quan, đơn vịliên quan trong việc bảo vệ, giải quyết các vi phạm hành lang an toàn kỹ thuậtcông trình khí tượng thủy văn của Trung ương trên địa bàn tỉnh;
e) Thu thập, khai thác và sử dụng dữliệu về khí tượng thủy văn ở địa phương theo quy định của pháp luật.
10. Về biến đổi khí hậu:
a) Xây dựng, cập nhật kế hoạch hànhđộng ứng phó với biến đổi khí hậu của địa phương; hướng dẫn, điều phối việc tổchức thực hiện;
b) Tổ chức thực hiện nhiệm vụ thuộcphạm vi của Sở Tài nguyên và Môi trường trong các chiến lược, chương trình, kếhoạch quốc gia về biến đổi khí hậu, các đề án, dự án, chương trình ứng phó vớibiến đổi khí hậu; tổ chức kiểm tra việc thực hiện các mục tiêu trong các chươngtrình, kế hoạch, đề án, dự án biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh quản lý;
c) Theo dõi, đánh giá tác động củabiến đổi khí hậu đối với điều kiện tự nhiên, con người và phát triển kinh tế -xã hội để đề xuất các biện pháp ứng phó;
d) Hướng dẫn thực hiện các hoạt độnggiảm nhẹ khí nhà kính phù hợp với các điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương;thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ các quy định về kiểm kêvà giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
11. Về đo đạc và bản đồ:
a) Thẩm định hồ sơ và đề nghị Cục Đođạc và Bản đồ Việt Nam cấp, cấp bổ sung giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồtheo quy định của pháp luật;
b) Tổ chức, quản lý việc triển khaicác hoạt động đo đạc và bản đồ theo quy hoạch, kế hoạch; giúp Ủy ban nhân dân tỉnh kiểm tra, thẩm định chất lượngcác công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ; quản lý hệ thống tư liệu đo đạc vàbản đồ tại địa phương; quản lý việc bảo mật, lưu trữ, cung cấp khai thác sửdụng thông tin tư liệu đo đạc và bản đồ; quản lý việc bảo vệ các công trình xâydựng đo đạc và bản đồ theo quy định của pháp luật;
c) Quản lý và tổ chức thực hiện việcxây dựng, cập nhật, khai thác hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đo đạc và bản đồtại địa phương;
d) Theo dõi việc xuất bản, phát hànhbản đồ và kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyềnđình chỉ phát hành, thu hồi các ấn phẩm bản đồ có sai sót về thể hiện chủ quyềnquốc gia, địa giới hành chính, địa danh thuộc địa phương; ấn phẩm bản đồcó sai sót về kỹ thuật.
12. Về quản lý tổng hợp thống nhất biển và hải đảo:
a) Tham mưu Ủy bannhân dân tỉnh các cơ chế, chính sách thu hút, khuyến khích, lồng ghép các hoạtđộng khai thác, sử dụng tài nguyên biển, hải đảo phù hợp với các mục tiêu vềbảo vệ chủ quyền quốc gia, phát triển bền vững kinh tế - xã hội và bảo vệ môitrường;
b) Chủ trì xây dựng và tổ chức thựchiện các chương trình, quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án quản lý tổng hợp biển, vùng ven biển, hải đảo trên địa bàn tỉnh;
c) Thống kê, đánh giá tài nguyên,tiềm năng và thực trạng khai thác, sử dụng các vùng biển, ven biển, hải đảo vàđề xuất nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hảiđảo của địa phương;
d) Xây dựng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh các đề án, dự án nghiên cứu khoa học và điều tra cơbản về tài nguyên và môi trường biển trên địa bàn tỉnh; tổ chức thực hiện saukhi được phê duyệt;
đ) Tổ chức thực hiện quan trắc biếnđộng và dự báo xu thế biến động; xác định các vùng bờ biển dễ bị tổn thương vàbiến đổi lớn (bãi bồi, vùng biển xói lở, vùng bờ cát, rừng phòng hộ và đất ngậpnước ven biển) trên địa bàn tỉnh quản lý; đề xuất các giải pháp quản lý, bảo vệbờ biển;
e) Trình Ủy bannhân dân tỉnh quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cấp cóthẩm quyền quyết định việc giao khu vực biển cho tổ chức, cá nhân khai thác, sửdụng theo quy định của pháp luật;
g) Thẩm định các quy hoạch chuyênngành về khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo, quy hoạch mạng lướidịch vụ, đề án thành lập khu bảo tồn biển, khu bảo tồn đất ngập nước ven biển thuộc trách nhiệm quản lý của Sở Tài nguyên và Môi trường;
h) Tổ chức thực hiện việc đăng ký,cấp phép đối với hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo của tổchức, cá nhân theo quy định của pháp luật và phân cấp của cơ quan nhà nước cóthẩm quyền;
i) Điều tra, đánh giá và kiểm soát ônhiễm, suy thoái môi trường biển và hải đảo từ các nguồn phát sinh do các hoạtđộng khai thác, sử dụng biển, hải đảo và các sự cố hoặc thiên tai trên biểntrên địa bàn tỉnh;
k) Chủ trì thẩm định, đánh giá hiệuquả về sử dụng tài nguyên và các tác động về môi trường đối với các dự án, côngtrình khai thác, sử dụng biển, hải đảo thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dântỉnh; tham gia thẩm định các đề án, dự án, nhiệm vụ chuyên môn về công tác bảotồn biển trên địa bàn tỉnh;
I) Phối hợp theo dõi, giám sát sự cốtràn dầu trên biển, các hoạt động chuyên ngành về khai thác, sử dụng tài nguyênvà bảo vệ môi trường vùng biển, vùng ven biển và hải đảo;
m) Xây dựng và tổ chức quản lý cơ sởvật chất - kỹ thuật quan trắc tài nguyên và môi trường biển, cảnh báo và khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường biển thuộc phạm vi quản lý của Sở Tài nguyên và Môi trường;
n) Kiểm tra, giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo trên địa bàntỉnh; phối hợp với các lực lượng tuần tra, kiểm soát chuyên ngành kiểm soát việc tuân thủ pháp luật về khai thác và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, hải đảothuộc phạm vi quản lý.
13. Về viễn thám:
a) Chủ trì, tổng hợp nhu cầu khaithác, sử dụng dữ liệu viễn thám của địa phương; đề xuất việc mua, trao đổi dữliệu viễn thám trong nước và quốc tế trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định;
b) Quản lý, lưu trữ, bổ sung, cậpnhật, công bố dữ liệu viễn thám và xây dựng cơ sở dữ liệu viễn thám của địaphương để cung cấp cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của phápluật.
14. Về thông tin tư liệu và ứng dụngcông nghệ thông tin:
a) Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch thu thập, cập nhật, lưu trữ, và khai thác thông tin tư liệu tài nguyên và môi trường; ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin tài nguyên và môi trường của địa phương thuộc phạm vi quản lý của Sở Tài nguyên và Môi trường;
b) Tổ chức xây dựng, quản lý, vận hành cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường cấp tỉnh thuộcphạm vi quản lý của Sở Tài nguyên và Môi trường;
c) Tổ chức thực hiện công tác tin học hóa quản lý hành chính nhà nước về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của SởTài nguyên và Môi trường; hướng dẫn, kiểm tra, quản lý các hệ thống thông tin và các phần mềm quản lý chuyên ngành;
d) Quản trị vận hành hạ tầng kỹthuật, duy trì hoạt động của cổng thông tin điện tử, bảo đảm việc cung cấp dịchvụ hành chính công trên mạng thuộc phạm vi quản lý của Sở Tài nguyên và Môitrường;
đ) Bảo đảm an toàn và bảo mật hệthống thông tin, các cơ sở dữ liệu điện tử về tài nguyên và môi trường; quảnlý, lưu trữ và cung cấp thông tin, tư liệu về tài nguyên và môi trường thuộc phạm vi quản lý của Sở Tài nguyên và Môi trường.
15. Tổ chức thực hiện công tác pháp chế liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường trên địabàn tỉnh.
16. Hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn,nghiệp vụ quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường đối với Phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố,công chức chuyên môn về tài nguyên và môi trường thuộc Ủyban nhân dân cấp xã.
17. Thực hiện hợp tác quốc tế về các lĩnh vực thuộc chức năng quản lý của Sở theo quy định của pháp luật và phâncông, phân cấp hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
18. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ về tài nguyên và môi trường. Chủ trì hoặc tham gia thẩm định các đề tài, đề án, dự án nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ có liên quan đến tài nguyên và môi trường của địa phương.
19. Hướng dẫn, kiểm tra việc thựchiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường của địa phương.
20. Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; tham gia quản lý tổ chức và hoạt động của các hội và tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh.
21. Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật và phân công, ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.
22. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và mối quan hệ công tác của các đơn vị trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường; quản lý biên chế công chức, số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập, thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh; tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ đối với công chức thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện, thành phố và công chức chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân xã, phường,thị trấn quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường.
23. Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản của Sở theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc Ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.
24. Thống kê, báo cáo tình hình quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường tại địa phương theo quy định của pháp luật.
25. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao hoặc theo quy định của pháp luật.