Siêu bão Yagi có cường độ mạnh nhất trong 30 năm nay

07/09/2024

TN&MTChiều 6/9, trao đổi với báo chí, ông Mai Văn Khiêm - Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết siêu bão Yagi là siêu bão có cường độ mạnh nhất trong khoảng 30 năm gần đây hoạt động trên Biển Đông.

Siêu bão Yagi có cường độ mạnh nhất trong 30 năm nay

Ông Mai Văn Khiêm - Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết siêu bão Yagi là siêu bão có cường độ mạnh nhất trong khoảng 30 năm gần đây hoạt động trên Biển Đông

Hiện tại cơn bão số 3 vẫn đang ở cấp siêu bão (cấp 16, giật trên cấp 17). Các siêu bão trước đây chủ yếu hình thành ở vùng biển Tây Bắc Thái Bình Dương, sau đó đi vào Biển Đông và thường giảm cường độ, hiếm khi có bão hình thành siêu bão ngay trên Biển Đông.

“Theo thống kê, chưa có cơn bão nào đi vào Biển Đông mà mạnh lên thành cấp siêu bão (cấp 16). Trước đó, chỉ có 2 cơn đi từ Tây Bắc Thái Bình Dương vào khu vực Biển Đông đạt cấp siêu bão nhưng không ảnh hưởng đến đất liền nước ta. Thứ nhất là cơn bão Rai - bão số 9 tháng 12 năm 2021 đạt cấp 16 trên khu vực Biển Đông hướng vào miền trung sau đi vòng lên, sau tan dần trên Bắc Biển Đông và không ảnh hưởng đến nước ta. Cơn bão Saola - bão số 3 cuối tháng 8, đầu tháng 9 năm 2023 đạt cấp 16 trên khu vực Biển Đông đi vào nam Trung Quốc và tan dần và không ảnh hưởng đến nước ta”, ông Khiêm cho biết.

Theo ông Khiêm, siêu bão số 3 năm 2024 cũng có quá trình mạnh lên rất nhanh, từ thời điểm vào Biển Đông (ngày 2/9) cấp 8, chỉ hơn 2 ngày sau bão đã mạnh thêm tới 8 cấp, đạt cấp siêu bão - cấp 16 vào ngày 5/9.

"Điều này cũng tương đối hiếm gặp đối với bão trên Biển Đông. Cùng với đó, thời gian duy trì cường độ cấp 16 hơn một ngày cũng là khá dài đối với một cơn bão trên Biển Đông" - ông Khiêm cho hay.

Về những lo ngại đối với bão số 3, ông Mai Văn Khiêm cho biết:

Thứ nhất là về gió mạnh: Bão số 3 có thể gây ra gió mạnh cấp 16, giật cấp 17 trên khu vực Bắc Biển Đông; cấp 13-14, giật cấp 17 ở Bắc Vịnh Bắc Bộ; cấp 11-12, giật cấp 14 ở vùng biển ven bờ Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình.

Thứ hai là về sóng lớn, nước dâng do bão: Trên Biển Đông sóng biển có thể cao từ 10-12m, vùng ven biển ven bờ Quảng Ninh-Thanh Hóa từ 2-5m.

Thứ ba là về mưa lớn: Bão số 3 có thể gây ra một đợt mưa lớn ở các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, trong đó trọng tâm là khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa với lượng mưa phổ biển từ 100-350mm, có nơi trên 500mm.

Về gió mạnh: Từ đêm 6/9 và gần sáng ngày 7/9, vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa có gió mạnh dần lên cấp 6/7, sau tăng lên cấp 8/9, vùng gần tâm bão cấp 10-12, giật cấp 14; nơi đón gió mạnh đầu tiên trên đất liền nhiều khả năng là khu vực Móng Cái (Quảng Ninh), từ khoảng 1-4 giờ sáng ngày 7/9. Thời điểm gió mạnh nhất trong khoảng từ trưa đến tối 7/9.

Khu vực sâu trong đất liền phía Đông Bắc Bộ, bao gồm các tỉnh như Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Ninh Bình và Thanh Hóa có gió mạnh muộn hơn và yếu hơn, phổ biến sẽ có gió cấp 6-8, giật cấp 9-11 từ trưa ngày 7/9.

Trên biển và vùng ven biển, sóng do bão rất lớn nên sẽ tác động mạnh tới khu vực neo đậu tàu/thuyền, khu nuôi trồng thủy sản, sạt lở đê biển. Ngoài ra, mặc dù thời điểm bão vào bờ có thủy triều thấp, tuy nhiên do nước dâng và sóng trong bão thấp nên khả năng nhiều khu vực trũng, thấp ven biển vẫn bị ngập.

Về mưa lớn: Từ đêm 6/9 đến sáng 9/9, ở khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có khả năng xuất hiện một đợt mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông với tổng lượng mưa phổ biến từ 100-350mm, có nơi trên 500mm; vùng mưa to sẽ dịch dần từ Đông sang Tây theo quỹ đạo của bão số 3; trong đó vùng mưa to nhất tập trung ở phía Đông Bắc Bộ và xảy ra trong ngày và đêm 7/9; phía Tây Bắc Bộ có lượng mưa nhỏ hơn và tập trung mưa từ tối ngày 7/9 đến đêm 8/9.

Với diễn biến và tác động của bão số 3, ông Khiêm khuyến cáo: Người dân cần thực hiện nghiêm hướng dẫn của chính quyền địa phương, chằng chống nhà cửa, nhà xưởng, thiết bị, cây xanh, neo đậu tàu thuyền vào nơi an toàn; sơ tán người dân khỏi các nhà canh, nuôi trồng thủy hải sản khi bão chưa vào.

“Lưu ý trước khi bão đến sẽ vẫn có mối nguy hiểm do mưa giông trước bão, trong cơn giông có thể gây gió giật mạnh như gió trong bão mạnh” - ông Khiêm nhấn mạnh.

Theo ông Khiêm, người dân ở các tỉnh ven biển Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình những nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp của hoàn lưu bão số 3 cần tuyệt đối không cố ra ngoài lúc mưa to gió lớn khi hoàn lưu bão ảnh hưởng trực tiếp. Dự báo từ đêm nay ở các huyện đảo, sau đó là khu vực đất ven biển Quảng Ninh-Thanh Hóa (dự báo trong khoảng từ sáng đến chiều tối mai) sẽ chịu tác động. Đối với các tỉnh thành phố vùng núi, trung du Bắc Bộ, khu vực Thanh Hóa là những nơi đối mặt với nguy cơ ngập lụt, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, đặc biệt là nhà ở, các công trình và tổ chức di dời ngay người dân và tài sản khi thấy không bảo đảm an toàn; kiên quyết di dời người dân đến nơi bảo đảm an toàn.

"Sau khi bão qua, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất vẫn còn hiện hữu những ngày sau đó nên cần hết sức đề phòng", ông Khiêm lưu ý.

Theo nhandan.vn

Tin tức

Thủ tướng: ASEAN tự cường, kết nối và đổi mới sáng tạo để vươn tầm, bứt phá và tiên phong dẫn dắt

Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản

Địa phương phải tăng tốc ban hành văn bản quy định chi tiết các luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh BĐS

Việt Nam và Pháp nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện

Tài nguyên

Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân: Cần hạn chế các đối tượng lợi dụng đấu giá đất để trục lợi, thổi giá, gây nhiễu loạn thị trường bất động sản

Cục trưởng Trần Tuấn Ngọc: Nhiều thành tựu đạt được sau 05 năm thực hiện Chiến lược Viễn thám Quốc gia

Công nghệ viễn thám hỗ trợ hiệu quả quản lý tài nguyên thiên nhiên và giám sát môi trường 

Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 2024

Môi trường

Doanh nghiệp Việt Nam chủ động chuyển dịch năng lượng, thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm phát thải

Bảo đảm chất lượng môi trường trong thu hút đầu tư

Phú Yên: Nỗ lực bảo tồn bền vững quần thể rạn san hô Hòn Yến

Bảo vệ đa dạng sinh học trước tác động của biến đổi khí hậu

Video

Điều chỉnh bảng giá đất phải tuân thủ quy định tại Nghị định 71/2024/NĐ-CP

Kết quả bước đầu kiểm tra 2 cuộc đấu giá đất tại huyện Thanh Oai và huyện Hoài Đức

Bộ TN&MT phổ biến các Nghị định, quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai 2024

Bộ TN&MT mong muốn được lắng nghe những khó khăn, vướng mắc trong triển khai Luật Đất đai 2024

Khoa học

Đất ô nhiễm thủy ngân: Tính chất, nguồn gốc, ảnh hưởng lên sức khỏe con người và các phương pháp xử lý 

Bộ TN&MT đầu tư xây dựng, hoàn thiện các cơ sở dữ liệu của ngành

Vận động quần chúng nhân dân bảo vệ môi trường góp phần đảm bảo an ninh nguồn nước của lực lượng công an cơ sở

Thực trạng công tác tạo lập, phát triển, quản lý, khai thác quỹ đất quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Chính sách

Phê duyệt quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021-2023

Phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng cầu Đình Khao nối Vĩnh Long và Bến Tre theo phương thức PPP

Sửa đổi Nghị định số 08/2022/NĐ-CP: Cắt giảm thủ tục hành chính, phân quyền cho các địa phương trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Thanh Hóa: Thu hồi hơn 31.000 m2 đất của Công ty cổ phần Licogi 15

Phát triển

Sở Tài nguyên và Môi trường Hòa Bình: Trao tặng 80 tấn xi măng hỗ trợ xây dựng đường nông thôn mới tại xã Phú Cường

Đà Nẵng nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh thông qua giáo dục STEM

Bài toán phân loại rác tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Bộ Tài nguyên và Môi trường hưởng ứng tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô

Diễn đàn

Thời tiết ngày 9/10: Khu vực từ Quảng Trị đến Quảng Nam mưa rất to

Phát triển ngành Khí tượng Thủy văn, theo dõi và dự báo sát, kịp thời thiên tai thời tiết

Thời tiết ngày 8/10: Bắc Bộ nắng hanh, Tây Nguyên và Nam Bộ mưa dông

Đồng Tháp: Khắc phục tạm thời khu sạt lở 2.000m2 bờ sông Tiền