Sạt lở sông, biển ở Đồng bằng sông Cửu Long Thực trạng và những vấn đề đặt ra cho giai đoạn tới

20/11/2023

TN&MTĐồng bằng sông Cửu Long đang chịu tác động kép từ biến đổi khí hậu, nước biển dâng; việc khai thác nguồn nước từ thượng nguồn; tác động từ chính sự phát triển nội tại của vùng. Những năm gần đây, tình trạng sạt lở hệ thống sông rạch, xói lở bờ biển đang diễn ra trên hầu hết các tỉnh, thành trong vùng với mức độ ngày càng trầm trọng và phức tạp hơn, gia tăng cả về phạm vi và cường độ.

Sạt lở sông, biển ở Đồng bằng sông Cửu Long Thực trạng và những vấn đề đặt ra cho giai đoạn tới

Hệ quả của nhiều tác động

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một vùng châu thổ trẻ nằm ở hạ nguồn sông Mê Công tiếp giáp với biển, được hình thành từ khoảng 6.000 năm nay. Nguồn nước dồi dào và trầm tích phong phú là hai yếu tố thuộc về bản chất của ĐBSCL. Tổng lượng dòng chảy năm xấp xỉ 475 tỷ m3 lan tỏa trong hệ thống kênh, rạch liên thông trên toàn vùng (74.000 km). 

Dưới góc độ nhà nghiên cứu, TS. Trần Đình Hòa, Viện trưởng Viện Khoa học Thủy lợi cho biết, với cách tiếp cận đa ngành, sạt lở bờ sông, biển là hệ quả của nhiều tác động khác nhau, từ yếu tố địa chất - địa mạo, thủy văn, khí hậu cho đến các yếu tố tác động từ con người. Với tác động của dòng triều, vùng nghiên cứu chịu chi phối bởi chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông, biên độ triều lớn khoảng 2÷4 m. Với chế độ triều và biên độ triều như trên nên tốc độ truyền triều rất nhanh, tạo ra vận tốc dòng chảy lớn, đặc biệt tại cửa sông, gây ra xói lở đáy biển.

Ngoài ra, do ảnh hưởng của cấu tạo đường bờ và trầm tích hạt, với cấu tạo đường bờ biển chủ yếu là bùn sét và cát hạt mịn nên dưới tác động của sóng gió sẽ phá vỡ kết cấu bề mặt bờ nếu như thảm thực vật phủ bề mặt không có hay thưa thớt. Do thành phần hạt rất mịn nên phần lớn vật liệu bờ sau khi bị phá vỡ sẽ chuyển thành bùn cát lơ lửng, dễ dàng bị sóng và dòng chảy ven bờ chuyển đi nơi khác. Do vậy, đường bờ biển ĐBSCL rất dễ bị tổn thương nếu không có thảm phủ thực vật hoặc rừng ngập mặn bảo vệ.

TS. Trần Đình Hòa cho rằng, do ảnh hưởng của gió, dòng chảy do gió và tác động của sóng bởi sóng là sản phẩm nội sinh trong quá trình tương tác giữa gió, cụ thể hơn là quá trình lưu chuyển tầng khí quyển bề mặt đại dương và nước biển. Ở ngoài biển sâu, hướng sóng thường trùng với hướng của gió. Hơn nữa, biến đổi khí hậu làm cho các hiện tượng khí tượng thủy văn biến đổi bất thường, cực đoan hơn các hiện tượng như: Mưa lớn, dông, lốc, lũ lụt, nước dâng, xâm nhập mặn diễn ra bất thường. Biến động chế độ dòng chảy, khai thác cát trên sông Mekong là một trong những nguyên nhân làm biến động dòng chảy, suy giảm lượng bùn cát cho vùng ĐBSCL.

Về tình tình khai thác cát trên các dòng sông chính lưu vực sông Mê Công, TS. Hoàng Văn Khoa, Phó Chủ tịch Tổng hội Địa chất Việt Nam cho biết, theo báo cáo của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam hiện có khoảng 65 dự án khai thác cát, 1 dự án nạo vét luồng lạch. Còn theo Tổ chức Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF), lượng khai thác cát khoảng 15 m3/năm (tương đương khoảng 22,5 triệu tấn năm - 28 triệu tấn/năm) gấp đôi con số quốc tế công bố.

TS. Hoàng Văn Khoa phân tích thêm, tác động của kiến tạo địa chất và lún sụt toàn vùng ĐBSCL là một trong những đồng bằng phù sa non trẻ, có kết cấu địa tầng yếu, nhất là kết cấu địa chất khối mặt nền. Tầng đất mặt là đất sét xám pha nhiều chất mùn hữu cơ nên có độ kết dính thấp, dễ bị xâm thực và bào mòn nhanh. Thêm vào đó, đặc điểm địa hình trũng thấp với độ cao trung bình từ 1,0 m÷1,2 m nên dễ bị xâm thực, nhất là khi triều cường, mưa lớn và dao động mực nước trong sông do đó dễ gây ra tình trạng sạt lở. Khi nền đất bị sụt lún, lớp đất mặt vốn có độ cố kết thấp sẽ bị ép xuống, tiếp xúc với dòng chảy sông ngòi và dòng biển. Kết quả là quá trình xói lở, trượt đất trở nên dễ dàng hơn.

Kết hợp nhiều giải pháp

Theo TS. Trần Đình Hòa bên cạnh các giải pháp quản lý, các giải pháp kỹ thuật được chia làm hai nhóm là: Nhóm giải pháp công trình cứng bao gồm: Kè biển, kè mỏ hàn, đê ngầm phá sóng, kè mỏ hàn kết hợp đê ngầm phá sóng; các giải pháp mềm bao gồm: Nuôi bãi, trồng rừng ngập mặn, và đụn cát. Tuy nhiên, trong 1 số trường hợp có thể kết hợp cả 2 nhóm giải pháp.

Ngoài ra, cần thay đổi chế độ dòng chảy như: Làm thay đổi mùa vụ, chu kỳ sinh học của một số loài Động và thực vật; tính đa dạng sinh học; suy giảm nguồn lợi thủy sản; suy giảm lượng bùn cát về hạ du là một trong những nguyên nhân, tác động gây sạt lở bờ sông, biển nghiêm trọng. Tuy nhiên, lưu ý đến các tác động mang tính lâu dài và đa chiều; quy luật chuyển tải bùn cát (xói nước trong); diễn biến không đều cả về không gian và thời gian trên toàn tuyến.

Ngoài ra, suy thoái, tác động đến an ninh nguồn nước nói chung (chất lượng nước, thiên tai do nước (sạt lở bờ, hạ thấp lòng dẫn,..) diễn biến chậm (hàng mấy chục năm), đối với tất cả các vùng, các quốc gia vùng hạ lưu (không chỉ có Việt Nam). Do đó, theo TS. Trần Đình Hòa rất cần phải có các kết quả nghiên cứu, cơ sở khoa học và thực tiễn để hoàn thiện cơ chế chính sách, thúc đẩy hợp tác trong phòng tránh thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Đặc biệt, đẩy mạnh tăng cường liên kết vùng trong phòng chống sạt lở; tăng cường hợp tác quốc tế. Các quốc gia phải hợp tác chặt chẽ với nhau trong quản lý, khai thác nguồn nước sông Mê Công.

TS. Hoàng Văn Khoa cho hay, xem xét thực tế hiện nay trên toàn lưu vực, vấn đề sạt lở đất trên hệ thống sông, kênh. Bờ biển ở ĐBSCL là xu thế không thể đảo ngược. Trong giai đoạn vừa qua, và trong ngắn hạn cần có các giải pháp, công nghệ mới trong phòng, chống sạt lở. Tuy nhiên, về dài hạn cần có các nghiên cứu mang tính tổng thể nhằm chủ động dự báo, cảnh báo, thích ứng với vấn đề sạt lở trên hệ thống sông, kênh (bảo vệ các khu vực quan trọng); và chủ động bảo vệ các khu vực bờ biển trọng yếu, chủ động quản lý, kiểm soát được rủi ro thiên tai. Cụ thể, thời gian tới cần rà soát toàn bộ không gian quy hoạch đô thị, nông thôn có liên quan đến xói lở sông, kênh và bờ biển, theo hướng: Khu vực ven sông lớn, trục chính: Từng bước bố trí lại dân cư, có đất cho bãi sông, đường, đê (cho nâng cấp sau này). Quản lý chặt chẽ đất đai, hành lang ven sông, kênh rạch; chống xâm lấn kênh rạch, đặc biệt nơi có nguy cơ sạt lở, các tuyến tiêu thoát quan trọng. Quản lý không gian ven biển; các khu vùng đệm đới bờ biển (rừng, hạ tầng). Đồng thời, tăng cường giám sát, cảnh báo, di dời dân cư, giám sát vùng đệm; cảnh báo thiên tai từ biển (triều cường, nước dâng do bão,...)

Theo một số chuyên gia địa chất thuộc Cục Địa chất Việt Nam, sự ấm lên toàn cầu làm mực nước biển dâng trong khi nhiệt độ gia tăng lại khiến cho các dòng hải lưu bị biến đổi về phạm vi và cường độ di chuyển. Sự gia tăng lưu lượng nước biển do băng tan đã làm gia tăng lưu lượng và năng lượng dòng triều tác động vào bờ biển khi di chuyển. Trong bối cảnh này, sự tiếp xúc của các dòng hải lưu ven bờ tất yếu tạo ra những áp lực lớn vào thành bờ đưa đến sự bào mòn với quy mô lớn. Vì vậy, đặc điểm địa chất non trẻ và đường bờ biển lồi lõm theo hướng đi của dòng biển, đã lý giải vùng cửa sông và ven biển từ Tiền Giang đến Mũi Cà Mau trở nên lý tưởng nhất cho sự xâm thực của sóng biển. Vấn đề khai thác cát quá mức trên các dòng sông có ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề sạt lở đất trên hệ thống sông, biển. 

Chính vì vậy, các chuyên gia địa chất kiến nghị cần tăng cường kiểm soát chặt chẽ việc khai thác cát ở ĐBSCL. Theo đó, kiểm soát theo nguyên tắc: Lượng cát, vị trí, thời gian khai thác dựa trên ngưỡng cân bằng bùn cát đảm bảo ổn định cho sông và ven biển do các cơ quan quản lý tài nguyên quyết định; kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc khai thác mỏ cát, nạo vét tuyến đường thủy,... Bên cạnh đó, cần có chế tài nghiêm khắc và tập trung vào một đầu mối quản lý; đẩy mạnh nghiên cứu các giải pháp cung cấp cát xây dựng và san lấp, các loại vật liệu thay thế.

HƯƠNG TRÀ
Nguồn: Tạp chí Tài nguyên và Môi trường số 19 (Kỳ 1 tháng 10) năm 2023

Tin tức

AFD cam kết tăng cường hợp tác về khí hậu và môi trường với Việt Nam

Đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam-UAE đạt đột phá

Thủ tướng động viên nhóm sinh viên Việt Nam đạt thành tích tại COP28

Thúc đẩy khoản vốn 5-7 tỷ USD của WB cho Việt Nam trong 3 năm tới

Tài nguyên

Tàu vận tải bị sóng đánh trôi vào bờ biển Cù Lao Chàm

Năm 2024, Hà Nội dự kiến thu hồi hơn 12.800 ha đất để triển khai công trình, dự án

Tập huấn trực tuyến về Thử thách Thiết kế nước rút (Sprint Challenge)

Tự ý phân 233 lô đất, lừa hơn 8 tỷ đồng

Môi trường

Tái diễn nạn đổ trộm chất thải rắn cồng kềnh tại Hà Nội: Cần sớm có giải pháp căn cơ

Cần thay đổi công nghệ xử lý rác để giảm thiểu ô nhiễm không khí tại Củ Chi

Hà Nội phát động chương trình truyền thông về bảo vệ môi trường năm 2024

Bộ TN-MT cấp phép môi trường cho nhà máy điện rác lớn nhất Việt Nam

Diễn đàn

Thời tiết ngày 3/12: Miền Bắc tăng nhiệt nhẹ, Trung Bộ còn mưa lớn

Xe buýt điện ngưng hoạt động và cam kết COP26

Thời tiết ngày 2/12: Miền Bắc vẫn rét, Trung Bộ tiếp diễn mưa lớn

Sức mạnh của sự đồng thuận: An cư ở khu tái định cư “kiểu mẫu”

Phát triển

Tháp Thần Nông ở Bắc Ninh được xác lập kỷ lục châu Á

Bình Dương đăng cai tổ chức Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis Châu Á 2023

Quy hoạch bảo quản, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt An toàn khu (ATK) Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn

Hội nghị cấp Bộ trưởng các nước tiểu vùng sông Mekong thực hiện Hiệp định ASEAN: Hướng đến một cộng đồng có môi trường trong sạch, phát triển bền vững

Video

Đón Anh về - Lời thơ của tác giả Đặng Quốc Khánh

Thế giới lo sợ vì Biến đổi khí hậu đã “ngoài tầm kiểm soát” và kêu gọi hành động toàn cầu

Chương trình "Ký ức màu xanh, năm 2023" tri ân tại Sơn La

Diễn đàn môi trường năm 2023: Giải pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành tài nguyên

Khoa học

Giải pháp cho công tác quản lý môi trường các khu công nghiệp

Nỗ lực tháo gỡ khó khăn trong chuyển đổi số cấp xã ở Tuyên Quang

Phi carbon hóa máy bay

Công nghệ sinh học tạo ra loại bê tông mới có thể tự vá các vết nứt

Chính sách

Đề xuất hướng dẫn xây dựng khu công nghiệp sinh thái

Ban hành Thông tư hướng dẫn Luật Thi đua, khen thưởng ngành Tài nguyên và Môi trường

Đắk Nông cắt giảm 20% thời gian giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường

Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 1-1-2025