Tài Nguyên và Môi Trường eMagazine

Khơi thông nguồn lực, khơi dậy tiềm năng, phát huy cao nhất giá trị nguồn lực đất đai

Ngày 1/8/2024, Luật Đất đai số 31/2024/QH15 (Luật Đất đai 2024) đã chính thức có hiệu lực thi hành, đây là bộ Luật có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống pháp luật và đời sống kinh tế - xã hội. Đồng thời, Luật có nhiều ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển của đất nước. Việc đưa Luật Đất đai 2024 vào cuộc sống sớm hơn 5 tháng so với thời điểm đã được quyết định trước đó (1/1/2025) là phù hợp với chủ trương của Đảng, giúp sớm khắc phục tồn tại hạn chế, nhất là trong công tác định giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư; đồng thời, tạo hành lang pháp lý đồng bộ, giải phóng nguồn lực đất đai, đẩy nhanh việc thực hiện các dự án đầu tư nhất là các dự án đầu tư công, các dự án nhà ở,...

Khơi thông nguồn lực, khơi dậy tiềm năng, phát huy cao nhất giá trị nguồn lực đất đai

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh cùng các vị Đại biểu Quốc hội bấm nút biểu quyết thông qua Luật Đất đai (sửa đổi)

Ngày 18/1/2024, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV chính thức thông qua Luật Đất đai (sửa đổi). Luật đã trải qua quá trình xây dựng được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan, tổ chức hữu quan chuẩn bị rất công phu, trách nhiệm, kỹ lưỡng qua nhiều vòng, nhiều bước, được trình Quốc hội tại 4 Kỳ họp, điều đó cho thấy tinh thần cẩn trọng của các cơ quan trong hoạt động lập pháp. 

Luật Đất đai 2024 gồm 16 chương, 260 điều; trong đó, sửa đổi, bổ sung 180/212 điều của Luật Đất đai 2013, bổ sung mới 78 điều. Luật Đất đai 2024 đã thể chế hóa toàn diện các chủ trương, chính sách của Đảng, tháo gỡ những vướng mắc được rút ra trong tổng kết thực tiễn việc tổ chức thi hành Luật Đất đai 2013; đồng thời, luật hóa những quy định đã được thực tiễn chứng minh là phù hợp, góp phần khơi thông nguồn lực đất đai để phát triển đất nước.

Khơi thông nguồn lực, khơi dậy tiềm năng, phát huy cao nhất giá trị nguồn lực đất đai

Quang cảnh Kỳ họp bất thường thứ 5 Quốc hội khóa XV thông qua Luật Đất đai sửa đổi

Ngày 1/2/2024, Chủ tịch nước ký Lệnh số 01/2024/L-CTN về việc công bố Luật Đất đai 2024. Để đáp ứng nhu cầu thực tiễn của xã hội, sáng 29/6, Quốc hội đã thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15. Theo đó, Quốc hội cho phép Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ 1/8/2024, sớm hơn 5 tháng so với thời điểm đã được quyết định trước đó là ngày 1/1/2025. Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu những bước đổi mới về chính sách, pháp luật đất đai theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về việc tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao.

Với nhiều nội dung mới mang tính đột phá, Luật Đất đai 2024 đang được kỳ vọng lớn trong nhân dân cả nước và giới chuyên gia về “cuộc cách mạng” về chính sách quản lý, sử dụng đất đai minh bạch, hiệu quả. Trong đó, nổi bật là việc Luật đã quy định, làm rõ trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước trong thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai; phân biệt rõ nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai; phân cấp thẩm quyền gắn với kiểm soát, giám sát việc thực hiện, đảm bảo quản lý thống nhất từ Trung ương đến địa phương; trách nhiệm và những đảm bảo của Nhà nước đối với người sử dụng đất. Luật cũng góp phần giải quyết tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn trong các chính sách, pháp luật có liên quan đến đất đai; giải quyết các vấn đề vướng mắc, tồn tại từ thực tiễn công tác quản lý, sử dụng đất, tăng cường quản lý đất đai cả về số lượng, chất lượng và giá trị kinh tế,…

Khơi thông nguồn lực, khơi dậy tiềm năng, phát huy cao nhất giá trị nguồn lực đất đai

Ngày 5/3/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 222/QĐ-TTg về Kế hoạch triển khai thi hành Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Thủ tướng phân công các bộ, ngành, địa phương chủ trì soạn thảo các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai.

Cụ thể, về xây dựng các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2024, để triển khai thi hành Luật, Bộ Tài nguyên và Môi trường được Chính phủ giao chủ trì 6 Nghị định gồm: Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai; Nghị định quy định về điều tra cơ bản đất đai; đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và hệ thống thông tin đất đai; Nghị định quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Nghị định quy định về giá đất; Nghị định quy định về lấn biển và Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

Khơi thông nguồn lực, khơi dậy tiềm năng, phát huy cao nhất giá trị nguồn lực đất đai

Về xây dựng các Thông tư hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2024, Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao xây dựng 4 Thông tư gồm: Quy định kỹ thuật điều tra, đánh giá đất đai; kỹ thuật bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất; Quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất; Quy định về hồ sơ địa chính, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; Quy định về nội dung, cấu trúc và kiểu thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai. Trong đó, những Thông tư được ban hành có hiệu lực vào ngày 1/8/2024 đã được lấy ý kiến theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đồng thời đã tổ chức các hội nghị trực tuyến với Sở Tài nguyên và Môi trường của 63 tỉnh/thành phố để trao đổi, góp ý kiến.  

Khơi thông nguồn lực, khơi dậy tiềm năng, phát huy cao nhất giá trị nguồn lực đất đai

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh báo cáo về lộ trình hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai đến năm 2025 tại Hội nghị Thường trực Chính phủ, tháng 7/2024

Đến nay, đối với các văn bản thuộc trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì soạn thảo, Chính phủ đã ban hành các Nghị định gồm: Nghị định số 42/2024/NĐ-CP ngày 16/4/2024 quy định về hoạt động lấn biển; Nghị định số 71/2024/NĐ-CP ngày 27/6/2024 quy định về giá đất; Nghị định số 88/2024/NĐ-CP ngày 15/7/2024 quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Nghị định số 101/2024/NĐ-CP ngày 29/7/2024 quy định về điều tra cơ bản đất đai; đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và hệ thống thông tin đất đai; Nghị định số 102/2024/NĐ-CP ngày 31/7/2024 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai. 

Khơi thông nguồn lực, khơi dậy tiềm năng, phát huy cao nhất giá trị nguồn lực đất đai

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh trả lời chất vấn trước Quốc hội về các vấn đề liên quan lĩnh vực tài nguyên môi trường, trong đó có nhiều câu hỏi liên quan đến đất đai

Đối với các văn bản thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, đã ban hành các Thông tư gồm: Thông tư số 08/2024/TT-BTNMT quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất; Thông tư số 09/2024/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đất; Thông tư số 10/2024/TT-BTNMT quy định về nội dung, cấu trúc, kiểu thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai và yêu cầu kỹ thuật đối với phần mềm ứng dụng của hệ thống thông tin Quốc gia về đất đai đất và Thông tư số 11/2024/TT-BTNMT quy định về kỹ thuật điều tra, đánh giá đất đai; kỹ thuật bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất.

Ngoài ra, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ký ban hành Thông tư số 12/2024/TT-BTNMT ngày 29/7/2024 về quy định chi tiết về đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho cá nhân hành nghề tư vấn định giá đất; khung chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về giá đất. Như vậy, các văn bản thuộc trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường về xây dựng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Đất đai cơ bản đã hoàn thành xong.

Khơi thông nguồn lực, khơi dậy tiềm năng, phát huy cao nhất giá trị nguồn lực đất đai

Luật Đất đai 2024 được thông qua nhờ quá trình phối hợp chặt chẽ, chuẩn bị thận trọng, kỹ lưỡng, khoa học, từ sớm, từ xa, với nỗ lực và quyết tâm rất cao của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, các cơ quan, tổ chức,... Song song đó, để xây dựng một cách chi tiết, hiệu quả, Luật đã huy động mọi nguồn lực, với sự cầu thị, lắng nghe, dân chủ; tranh thủ tối đa trí tuệ, đóng góp của các chuyên gia, các nhà khoa học, cộng đồng doanh nghiệp, cử tri và nhân dân cả nước,…

Trong thời gian trực tiếp tham gia vào quá trình chỉnh sửa, hoàn thiện dự thảo Luật, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh, Thứ trưởng Lê Minh Ngân đã cùng các thành viên trong Ban soạn thảo, Tổ biên tập của Bộ Tài nguyên và Môi trường làm việc với tinh thần đoàn kết, thống nhất cao, hết sức dân chủ, khoa học, khách quan trong lắng nghe, tiếp thu và chia sẻ.

Khơi thông nguồn lực, khơi dậy tiềm năng, phát huy cao nhất giá trị nguồn lực đất đai

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh tâm sự, khi mới về nhận chức tại Bộ Tài nguyên và Môi trường, dự án Luật Đất đai (sửa đổi) đang trong quá trình tổng hợp lấy ý kiến các tầng lớp nhân dân. Khẩn trương nắm bắt công việc, Bộ trưởng đã cùng với tập thể Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ tập trung hoàn thiện dự án Luật Đất đai (sửa đổi) để trình Quốc hội thông qua trong kỳ họp tới.
Nhận thấy Luật Đất đai là đạo luật đặc biệt quan trọng, có tầm ảnh hưởng sâu rộng tới đời sống mọi tầng lớp xã hội, với tinh thần cầu thị, tôn trọng mọi ý kiến, tiếp thu và cố gắng tổng hợp đầy đủ, toàn diện, Bộ trưởng cùng các thành viên trong Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập dự án Luật nỗ lực, quyết liệt, quyết tâm hơn nữa, ngày đêm làm việc miệt mài, thực hiện “chiến dịch không kể ngày đêm”, dốc toàn lực hoàn thiện dự án Luật Đất đai (sửa đổi).  

Khơi thông nguồn lực, khơi dậy tiềm năng, phát huy cao nhất giá trị nguồn lực đất đai

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân thông tin chuyên đề “Những nội dung, điểm mới quan trọng của Luật Đất đai năm 2024”

Được phân công làm Phó Trưởng ban soạn thảo Luật Đất đai 2024, Thứ trưởng Lê Minh Ngân cho biết, khi Luật Đất đai 2024 được Quốc hội thông qua, không chỉ Thứ trưởng mà tất cả các thành viên trong Ban soạn thảo, Tổ biên tập của Bộ đều có chung cảm xúc vỡ òa, lâng lâng, xúc động khi đã hoàn thành nhiệm vụ. Thứ trưởng cho rằng, đây là một nhiệm vụ trọng đại, là dấu ấn khó phai trong cuộc đời làm công chức của mình.

Thứ trưởng cho biết thêm, với sự tập trung, khẩn trương cao độ, trong suốt quá trình làm Luật, có rất nhiều người, nhiều bộ phận đã phải thức làm việc trong đêm, nhiều hôm thức đến 1 - 2 giờ sáng, thậm chí không có ngày nghỉ thứ Bảy, Chủ nhật. Đặc biệt, những ngày cuối cùng trước khi hoàn thiện dự thảo Luật để trình Quốc hội "bấm nút" thông qua. “Tất cả có chung tinh thần làm việc là quyết liệt, khẩn trương để hoàn thành tiến độ, kịp đưa dự thảo Luật Đất đai sửa đổi trình Quốc hội, nhưng phải đảm bảo chất lượng”. 

Khơi thông nguồn lực, khơi dậy tiềm năng, phát huy cao nhất giá trị nguồn lực đất đai

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân trực tiếp báo cáo, phổ biến, tuyên truyền triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2024 tại một số tỉnh, thành phố

Quá trình xây dựng dự án Luật Đất đai 2024 thể hiện ý chí thống nhất cao từ Trung ương tới địa phương, nỗ lực của các cơ quan chuyên môn, ban, bộ, ngành trung ương, địa phương và các tổ chức, doanh nghiệp. Việc thông qua Luật Đất đai 2024 đã kết thúc quá trình làm luật, sau đó mở ra một sự bắt đầu mới, đó là tiếp tục hoàn thiện các văn bản và hướng dẫn thi hành. Luật Đất đai 2024 có hiệu lực thi hành sớm hơn 5 tháng, Thứ trưởng Lê Minh Ngân đã cùng cán bộ các đơn vị thuộc lĩnh vực đất đai của Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương huy động tất cả các lực lượng bắt tay ngay vào tổ chức xây dựng, hoàn thiện các nghị định hướng dẫn thi hành, nhằm đảm bảo tính đồng bộ giữa Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành, đưa Luật thực sự đi vào cuộc sống.

Khơi thông nguồn lực, khơi dậy tiềm năng, phát huy cao nhất giá trị nguồn lực đất đai

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh trao Bằng khen các cá nhân công tác tại các đơn vị ngoài ngành Tài nguyên và Môi trường có thành tích xuất sắc trong thực hiện Dự án Luật Đất đai

Luật Đất đai được thông qua sau 9 lần sửa đổi, bổ sung (tính từ năm 1987 đến nay). Đây là thành công mang tính tích lũy, bền bỉ, kiên trì, công phu, trách nhiệm, trí tuệ. Có được điều đó một phần nhờ những đóng góp không nhỏ của các cá nhân, cũng như những tập thể ngày đêm nỗ lực, quyết liệt, quyết tâm xây dựng và đưa Luật Đất đai 2024 đi vào cuộc sống.

Vừa qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Danh sách các cá nhân, tập thể được xét tặng Huân chương Lao động các loại. Trong đó, có nhiều cá nhân và tập thể được đề nghị trong lĩnh vực đất đai như: Thứ trưởng Lê Minh Ngân, ông Đào Trung Chính - Cục trưởng Cục Quy hoạch và phát triển tài nguyên đất đề nghị xét tặng Huân chương Lao động hạng Nhì; Ông Chu An Trường - Phó Cục trưởng, Cục trưởng Cục Quy hoạch và phát triển tài nguyên đất và Bà Nguyễn Thị Thu Trang - Giám đốc Trung tâm Điều tra, Quy hoạch và Định giá đất, Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất đề nghị xét tặng Huân chương Lao động hạng Ba. Đó là phần thưởng xứng đáng cho sự tâm huyết, trách nhiệm cao, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ của những cá nhân và tập thể của Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với Luật Đất đai 2024.

Khơi thông nguồn lực, khơi dậy tiềm năng, phát huy cao nhất giá trị nguồn lực đất đai

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh trao Bằng khen cho 2 tập thể và các cá nhân công tác trong Bộ Tài nguyên và Môi trường có thành tích xuất sắc trong thực hiện Dự án Luật Đất đai

Tú Quyên

Tin tức

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn làm việc về sắp xếp tổ chức, bộ máy 2 viện hàn lâm khoa học

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình dự Festival Hoa Đà Lạt

Chủ tịch nước Lương Cường thăm và làm việc tại tỉnh Thanh Hoá

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy mong muốn Nhật Bản hỗ trợ chương trình quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển

Tài nguyên

Bộ TN&MT làm việc với UBND tỉnh Thái Nguyên về công tác quản lý đất đai và tài nguyên nước

Nhanh chóng đưa Luật Địa chất và Khoáng sản vào thực tiễn cuộc sống

Bộ TN&MT tổ chức Hội nghị phổ biến, tuyên truyền Luật Tài nguyên nước, Luật Đất đai

Thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản hiệu quả, bền vững

Môi trường

Hiện thực hóa các mục tiêu bảo vệ môi trường

Nâng cao nhận thức bảo vệ “bạn đồng hành” trong thiên tai

“Tham vọng” đưa sếu đầu đỏ về sống quanh năm ở Tràm Chim

Nâng cao nhận thức, kiến thức và kỹ năng truyền thông, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên và môi trường cho nông dân huyện Đan Phượng

Video

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero

Dương Kinh (Hải Phòng): Đi tìm lời giải trong việc thu hồi đất tại phường Hòa Nghĩa

Khoa học

Giải pháp thúc đẩy phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo luật Bảo vệ môi trường năm 2020

Ứng dụng công nghệ khoáng, vi sinh và nước xử lý ô nhiễm môi trường chăn nuôi

Đánh giá ảnh hưởng môi trường của một số ao nuôi tôm khu vực phía Nam huyện Nhà Bè

Khảo sát quá trình lên men nghệ mật ong ở một số môi trường khác nhau

Chính sách

Giá khoáng sản quan trọng tăng và triển vọng doanh nghiệp khai khoáng trong nước

Tăng cường đôn đốc thu ngân sách các khoản liên quan đến đất đai trong tháng cuối năm 2024

Bộ Nội vụ triển khai nghị định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội vừa có hiệu lực

Thanh Hóa: Khai sai thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường Công ty Hồng Phượng bị truy thu hơn 600 triệu đồng

Phát triển

Khánh thành Trung tâm Dữ liệu Đồng bằng sông Cửu Long: Hành trình kiến tạo tương lai bền vững

Tuần lễ hồng tại Nhiệt điện Thái Bình trọn vẹn nghĩa tình

Bộ Tài nguyên và Môi trường làm tốt công tác chuyển đổi số trong ngành

Bộ TN&MT: Quyết liệt triển khai các nhiệm vụ, dự án lớn về chuyển đổi số và hoàn thiện cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường

Diễn đàn

Thời tiết ngày 7/12: Không khí lạnh tràn về, Bắc Bộ mưa rét

Tin mới nhất về Gió mùa Đông Bắc ngày 7/12

Thời tiết ngày 6/12: Không khí lạnh tràn về, Bắc Bộ mưa rét

Tin Gió mùa Đông Bắc ngày 6/12

Kinh tế xanh

Miến Dong sạch Trung Kiên: Sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe và môi trường