Quy hoạch và xây dựng các đô thị ven biển “xanh” trong bối cảnh 4.0

20/11/2023

TN&MTTrong xu hướng liên kết kinh tế và hợp tác hiện nay, việc lựa chọn các đô thị ven biển để phát triển và liên kết kinh tế là yêu cầu bắt buộc đối với các địa phương có biển. Tuy nhiên, để tránh việc phát triển thiếu kiểm soát, sự sao chép từ các đô thị với nhau, những đặc trưng văn hóa hay khía cạnh bền vững văn hóa rất cần được quan tâm từ việc tổ chức không gian đô thị đến từng công trình kiến trúc,...

Quy hoạch và xây dựng các đô thị ven biển “xanh” trong bối cảnh 4.0

Chú ý tới yếu tố khí hậu theo từng vùng, miền

Biến đổi khí hậu đang hiện hữu và diễn ra ở nước ta rất khắc nghiệt, mùa hè nắng nóng, bức xạ mặt trời lớn, đặc biệt ở phía Bắc có mùa đông lạnh với độ ẩm cao. Vì vậy, việc quy hoạch và phát triển đô thị xanh phải chú ý tới các yếu tố khí hậu theo từng vùng, miền địa phương khác nhau. Ví dụ, vùng núi Đông Bắc, vùng núi Tây Bắc, vùng đồng bằng Bắc Bộ, vùng gió Lào miền Trung, vùng ngập lũ Nam Bộ,... Khí hậu các địa phương Việt Nam hoàn toàn khác với khí hậu các nước Âu - Mỹ. Do vậy, những công nghệ của các nước phát triển Âu - Mỹ là không hoàn toàn phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm Việt Nam. Nếu những giải pháp cho khí hậu Âu - Mỹ là sưởi ấm, thì tại Việt Nam là làm mát, hút ẩm và chống giá buốt,... Ở một góc nhìn khác, điều kiện khí hậu nhiệt đới của nước ta cũng rất thuận lợi cho việc thiết lập những sắc thái riêng với các thành tố xanh trong quy hoạch và xây dựng đô thị.

Đô thị xanh ven biển Việt Nam phải được xây dựng phù hợp với điều kiện của nền kinh tế đất nước. 

So với nhiều quốc gia khác, các địa phương ven biển ở nước ta phát triển chưa đồng đều, có những nơi kinh tế còn khó khăn. Vì vậy, quy hoạch và xây dựng đô thị xanh nên phát huy sử dụng được các nguồn lực tại chỗ, hướng đến những giải pháp xây dựng đơn giản, phù hợp với trình độ xây dựng của địa phương, dễ bảo dưỡng đạt được mục tiêu giá thành hợp lý phù hợp với khả năng thu nhập của người dân.

Có tính liên kết kinh tế, hợp tác và văn hóa vùng miền

Trong xu hướng liên kết kinh tế và hợp tác hiện nay, việc lựa chọn các đô thị ven biển để phát triển và liên kết kinh tế là yêu cầu bắt buộc đối với các địa phương có biển, điều đó sẽ giúp các tỉnh, vùng tiết kiện được nguồn lực về tài chính, nhân lực, KHCN,... của địa phương. Hơn nữa, cần phải tập trung nguồn lực cho các đô thị ven biển, nhằm tạo sự đột phá mạnh và sức lan tỏa rộng đối với quá trình phát triển KT-XH của địa phương. Trong bối cảnh đó, những đặc trưng văn hóa hay khía cạnh bền vững văn hóa rất cần được quan tâm từ việc tổ chức không gian đô thị đến từng công trình kiến trúc,... tránh việc phát triển thiếu kiểm soát, sao chép từ các đô thị với nhau.

Theo khảo sát thực tế, các kiến trúc sư Việt Nam đều có chung nhận xét: Các đô thị biển tuy đã nhiều lần điều chỉnh quy hoạch chung nhưng cũng mới chỉ giải quyết được vấn đề tổ chức mặt bằng tổng thể, phân khu chức năng, các hướng phát triển mà chưa đề xuất được không gian kiến trúc, đặc biệt là trên các mặt tiền tuyến ven biển, các quy định về tầng cao trung bình và các chỉ tiêu chủ yếu của đô thị hướng biển. Các dự báo về quy mô dân số và dự kiến phân bổ dân số cho từng khu vực chưa hợp lý, chưa đủ cơ sở làm tiền đề cho việc nghiên cứu các vấn đề phát triển đô thị liên quan.

Quy hoạch chi tiết chạy đua theo phong trào khai thác chia lô, bán nền, chiếm lĩnh toàn bộ không gian đô thị. Tổ chức môi trường ở còn ỷ lại các khu vực tự nhiên mà quên đi việc cải thiện môi trường, không gian tại các khu đô thị. Những vành đai huyết mạch ven biển chưa có cơ hội kết nối sâu trong đất liền nên chưa phát huy hết các yếu tố gợi mở của biển. Thực tế hiện nay, có rất nhiều ý kiến tranh cãi về cách phát triển của đô thị này. Đô thị xanh ven biển cần tiếp cận nhiều hơn dưới góc độ địa lý văn hóa, nghiên cứu khảo sát văn hóa trong mối tương quan với các điều kiện về địa lý, môi trường tự nhiên. Từ đó, nhận diện ra đặc trưng văn hóa của mỗi khu vực thông qua mối quan hệ giữa môi trường sống với các yếu tố về kinh tế, chính trị, xã hội. Nói cách khác là thông qua thái độ ứng xử của con người với môi trường tự nhiên để xác định những đặc trưng văn hóa của khu vực đó.

Những việc cần làm để phát triển đô thị biển

Cần tập trung vào yêu cầu quản trị đối với từng đô thị biển trong hệ sinh thái cộng sinh của khu kinh tế ven biển.

Trước hết, mỗi khu kinh tế ven biển và các đô thị trong đó cần định hình ngành kinh tế biển nào là “sở trường” ở đây trong số các ngành hàng hải, khai thác khoáng sản biển, công nghiệp biển, đánh bắt hải sản, nuôi trồng hải sản và du lịch biển. Việc lựa chọn này không khó vì chỉ cần dựa vào hiện trạng và đánh giá tiềm năng. Sau khi các ngành kinh tế biển được lựa chọn, việc tiếp theo là lựa chọn các ngành kinh tế trên bờ sao cho kết nối được với các ngành kinh tế biển đã lựa chọn thành chuỗi giá trị sản xuất - dịch vụ. Chuỗi giá trị này tạo được vòng kinh tế tuần hoàn sẽ trở thành chuỗi giá trị xanh, không phát thải ô nhiễm.

Quy hoạch và quản lý các khu kinh tế ven biển và các đô thị, trong đó cần thực hiện dựa trên các khuyến nghị của Ngân hàng Thế giới: Quy hoạch gắn với rủi ro từ tai biến thiên nhiên, giảm phát thải môi trường và ứng phó với BĐKH. Quản trị đô thị dựa trên công khai thông tin, có sự tham gia của người dân và chính quyền thực hiện trách nhiệm giải trình. Các quyết định quản lý không đi ngược quy luật tự nhiên và tăng cường sức chống chịu trước tác động của thiên nhiên.

Việc tiếp theo, cần quan tâm tới chính quyền đô thị. Ở Việt Nam, thể chế quản lý ở nông thôn và đô thị hoàn toàn giống nhau, đều là một hệ thống 3 cấp mà mỗi cấp đều có Hội đồng nhân dân, UBND và Chủ tịch UBND. Sự khác nhau giữa nông thôn và đô thị chỉ là tên gọi và diện tích, dân số của mỗi cấp hành chính. Đây chính là nhược điểm của bộ máy quản lý đô thị: Thể chế cồng kềnh, nhân lực nhiều và chi phí lớn. Gần đây, xu hướng mong muốn đổi mới theo thể chế chính quyền đô thị đang diễn ra tại nhiều đô thị lớn.

Công nghệ 4.0 ngày càng giúp cho quản lý đô thị dễ dàng hơn, phát triển đô thị hiệu quả hơn và chất lượng đô thị cao hơn. Một đô thị đơn vị cần được xác định với dân số, diện tích phù hợp sao cho vừa sức một cấp quản lý trực tiếp. Lợi ích của cư dân được đặt vào trung tâm phát triển đô thị. Một thành phố lớn có thể gồm nhiều đô thị đơn vị, được quản lý theo mô hình “liên bang” các đô thị đơn vị. Vậy nên, trong quá trình phát triển, các đô thị biển cần tiếp cận theo hướng đổi mới chính quyền đô thị và áp dụng công nghệ để có các đô thị thông minh.

Tại mỗi khu kinh tế ven biển, cần xây dựng hệ thống thông tin giám sát và đánh giá (M&E - Monitoring and Evaluation) đối với cả phát triển kinh tế và ứng phó với các rủi ro từ tai biến thiên nhiên. Trước hết, xác định các chỉ số để đánh giá phát triển kinh tế, mức độ rủi ro và sự hài lòng của cư dân. Các chỉ số này có thể xác định dựa trên lý thuyết về hệ thống quản lý tích hợp dải ven bờ ICZM. Từ kết quả đánh giá, có thể đưa ra các quyết định điều chỉnh cần thiết đối với phát triển đô thị. Từ các chỉ số, có thể xác định cần thiết phải thu nhận những thông tin gì từ thực tế: có thể thu nhận bằng kỹ thuật thông qua các bộ cảm biến, có thể thu nhận được từ các thông tin quản lý, hay có thể thu nhận từ ý kiến người dân, doanh nghiệp. Mục tiêu của công cụ M&E chỉ là tạo nên một hệ thống mạng thông tin mô tả hoạt động của đô thị theo thời gian thực để đưa ra các quyết định làm cho đô thị có chất lượng cao hơn, chi phí thấp hơn và người dân hài lòng hơn.

TRẦN HÙNG
Cục Biển và Hải đảo Việt Nam

Nguồn: Tạp chí Tài nguyên và Môi trường số 19 (Kỳ 1 tháng 10) năm 2023

Tin tức

AFD cam kết tăng cường hợp tác về khí hậu và môi trường với Việt Nam

Đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam-UAE đạt đột phá

Thủ tướng động viên nhóm sinh viên Việt Nam đạt thành tích tại COP28

Thúc đẩy khoản vốn 5-7 tỷ USD của WB cho Việt Nam trong 3 năm tới

Tài nguyên

Tàu vận tải bị sóng đánh trôi vào bờ biển Cù Lao Chàm

Năm 2024, Hà Nội dự kiến thu hồi hơn 12.800 ha đất để triển khai công trình, dự án

Tập huấn trực tuyến về Thử thách Thiết kế nước rút (Sprint Challenge)

Tự ý phân 233 lô đất, lừa hơn 8 tỷ đồng

Môi trường

Tái diễn nạn đổ trộm chất thải rắn cồng kềnh tại Hà Nội: Cần sớm có giải pháp căn cơ

Cần thay đổi công nghệ xử lý rác để giảm thiểu ô nhiễm không khí tại Củ Chi

Hà Nội phát động chương trình truyền thông về bảo vệ môi trường năm 2024

Bộ TN-MT cấp phép môi trường cho nhà máy điện rác lớn nhất Việt Nam

Diễn đàn

Thời tiết ngày 3/12: Miền Bắc tăng nhiệt nhẹ, Trung Bộ còn mưa lớn

Xe buýt điện ngưng hoạt động và cam kết COP26

Thời tiết ngày 2/12: Miền Bắc vẫn rét, Trung Bộ tiếp diễn mưa lớn

Sức mạnh của sự đồng thuận: An cư ở khu tái định cư “kiểu mẫu”

Phát triển

Tháp Thần Nông ở Bắc Ninh được xác lập kỷ lục châu Á

Bình Dương đăng cai tổ chức Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis Châu Á 2023

Quy hoạch bảo quản, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt An toàn khu (ATK) Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn

Hội nghị cấp Bộ trưởng các nước tiểu vùng sông Mekong thực hiện Hiệp định ASEAN: Hướng đến một cộng đồng có môi trường trong sạch, phát triển bền vững

Video

Đón Anh về - Lời thơ của tác giả Đặng Quốc Khánh

Thế giới lo sợ vì Biến đổi khí hậu đã “ngoài tầm kiểm soát” và kêu gọi hành động toàn cầu

Chương trình "Ký ức màu xanh, năm 2023" tri ân tại Sơn La

Diễn đàn môi trường năm 2023: Giải pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành tài nguyên

Khoa học

Giải pháp cho công tác quản lý môi trường các khu công nghiệp

Nỗ lực tháo gỡ khó khăn trong chuyển đổi số cấp xã ở Tuyên Quang

Phi carbon hóa máy bay

Công nghệ sinh học tạo ra loại bê tông mới có thể tự vá các vết nứt

Chính sách

Đề xuất hướng dẫn xây dựng khu công nghiệp sinh thái

Ban hành Thông tư hướng dẫn Luật Thi đua, khen thưởng ngành Tài nguyên và Môi trường

Đắk Nông cắt giảm 20% thời gian giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường

Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 1-1-2025