Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 2024

08/10/2024

TN&MTLuật Đất đai 2024 đã quy định một số nội dung mới đối với công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, tạo cơ sở pháp lý để nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Tuy nhiên, để triển khai thực hiện hiệu quả công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thì việc cụ thể hóa một số quy định pháp luật cũng như có các giải pháp tổ chức thực hiện hiệu quả là rất cần thiết. Theo đó, có 7 nội dung đổi mới quan trọng trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 2024.

Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 2024

Thứ nhất: QH, KHSDĐ được lập đồng bộ ở 3 cấp hành chính, bao gồm: QH, KHSDĐ cấp quốc gia, QH, KHSDĐ cấp tỉnh và QH, KHSDĐ cấp huyện, thay vì được lập 2 cấp hành chính như hiện nay.

Để đảm bảo kế thừa và đồng bộ với pháp luật về quy hoạch, các nội dung mà pháp luật về quy hoạch đã quy định đối với QHSDĐ quốc gia, QHSDĐ quốc phòng, QHSDĐ an ninh, Luật dẫn chiếu nhằm đảm bảo tính liên tục trong áp dụng pháp luật.

Đối với những nội dung cần phải chỉnh sửa, bổ sung, Luật Đất đai hoàn thiện theo hướng sửa đổi trực tiếp nội dung của các Luật khác có liên quan đến quy hoạch, kế hoạch tại Luật này.

Ngoài ra, tại Luật Đất đai cũng đã đổi mới nội dung, phương pháp, quy trình tổ chức lập, điều chỉnh và phê duyệt QH, KHSDĐ; nội dung QHSDĐ phải kết hợp giữa chỉ tiêu các loại đất gắn với không gian, phân vùng sử dụng đất, hệ sinh thái tự nhiên, thể hiện được thông tin đến từng thửa đất.

Thứ hai: QHSDĐ cấp quốc gia chỉ xác định các chỉ tiêu SDĐ và phân bổ đến vùng KT-XH đối với nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp, trong đó xác định diện tích một số loại đất quan trọng có diện tích lớn, vai trò chủ đạo trong phát triển KT-XH của đất nước, đảm bảo mật độ che phủ rừng và đảm bảo yêu cầu QP-AN như:

Đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên, đất an ninh, đất quốc phòng, còn lại các chỉ tiêu đất khác phân cấp cho cấp tỉnh và cấp huyện trên cơ sở hiện trang, thực tiễn quản lý của địa phương để tự xác định trong quá trình lập QH, KHSDĐ nhằm đảm bảo tính linh hoạt, chủ động trong phát triển KT-XH của địa phương.

Thứ ba: Về thẩm quyền phê duyệt QH, KHSDĐ cấp quốc gia, Luật Đất đai cũng đã quy định cụ thể, theo hướng linh hoạt, theo đó Quốc hội chỉ quyết định đối với QHSDĐ cấp quốc gia, còn đối với KHSDĐ cấp Quốc gia giao Chính phủ phê duyệt.

Việc quy định này nhằm đảm bảo tính linh hoạt chủ động cho Chính phủ trong việc điều chỉnh quỹ đất cho các mục tiêu phát triển KT-XH theo yêu cầu điều hành kinh tế vĩ mô khi cần thiết.

Thứ tư: Đối với QHSDĐ an ninh, QHSDĐ quốc phòng, Luật Đất đai quy định nội dung lập QHSDĐ an ninh, QHSDĐ quốc phòng, còn đối với KHSDĐ quốc phòng, KHSDĐ an ninh sẽ được phân kỳ và lập lồng ghép vào nội dung QHSDĐ và được trình phê duyệt cùng với nội dung QHSDĐ.

Quy định như vậy để đảm bảo sự thống nhất và đồng bộ giữa QHSDĐ với KHSDĐ, giảm bớt chi phí, công sức, đảm bảo đồng bộ trong việc lập QH, KHSDĐ.

Thứ năm: Đối với QH, KHSDĐ cấp tỉnh, Luật Đất đai quy định cụ thể giao trách nhiệm thẩm quyền nhiều hơn cho cấp tỉnh, theo đó ngoài việc phải đảm bảo các chỉ tiêu do quốc gia phân bổ, còn phải dựa vào điều kiện của địa phương xác định các chỉ tiêu đến đơn vị hành chính cấp huyện để đưa vào QHSDĐ cấp tỉnh trên cơ sở lợi thế, tiềm năng, điều kiện phát triển KT-XH của địa phương, đảm bảo QP-AN, BVMT, thích ứng với BĐKH.

Nội dung QHSDĐ cấp tỉnh cũng được cải cách theo hướng thuận lợi, linh hoạt, phù hợp với điều kiện phát triển KT-XH của cấp tỉnh theo đó nội dung KHSDĐ cấp tỉnh được phân kỳ, lập, lồng ghép và phê duyệt cùng với QHSDĐ cấp tỉnh.

Đối với những tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã có quy hoạch chung được phê duyệt thì không phải lập QHSDĐ cấp tỉnh, nhưng phải lập KHSDĐ cấp tỉnh, quy định như vậy để đảm bảo kế thừa và tránh trùng lặp, lãng phí trong quá trình lập các quy hoạch.

Đồng thời, để đảm bảo chủ động, linh hoạt, Luật Đất đai còn quy định rõ việc quyết định QHSDĐ cấp tỉnh phân cấp cho Thủ tướng Chính phủ thay vì trước đây là Chính phủ.

Thứ sáu: QH, KHSDĐ cấp huyện được quy định chặt chẽ, khoa học hơn, nội dung của QH, KHSDĐ cấp huyện ngoài việc phải đảm bảo các chỉ tiêu do quy hoạch cấp trên phân bổ còn phải căn cứ tình hình phát triển KT-XH của địa phương, lợi thế, tiềm năng đất đai để xác định các chỉ tiêu sử dụng đất cụ thể, việc xác định này đảm bảo yêu cầu cụ thể đến cấp xã,...

Mặt khác, để đảm bảo kế thừa và đồng bộ, tránh trùng lặp, lãng phí, Luật Đất đai đã quy định đối với quận, thành phố, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương, thành phố, thị xã thuộc tỉnh đã có quy hoạch chung hoặc quy hoạch phân khu được phê duyệt theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị thì không phải lập QHSDĐ cấp huyện mà căn cứ vào quy hoạch chung hoặc quy hoạch phân khu và chỉ tiêu SDĐ đã được phân bổ từ QHSDĐ cấp tỉnh và các chỉ tiêu sử dụng đất của địa phương để lập KHSDĐ hằng năm cấp huyện.

Đặc biệt lần này, Luật Đất đai chú trọng đến việc quy định cụ thể nội dung của KHSDĐ hằng năm cấp huyện theo hướng và linh hoạt, theo đó nội dung KHSDĐ đơn giản hơn, ngoài việc phải đảm bảo quỹ đất cần trong năm kế hoạch, không yêu cầu phải đưa vào KHSDĐ hàng năm cấp huyện nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất gắn liền với thửa đất ở của hộ gia đình, cá nhân.

Ngoài ra, Luật Đất đai còn quy định đối với một số dự án chưa có trong KHSDĐ hằng năm cấp huyện thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 67 thì được thực hiện mà không phải bổ sung vào KHSDĐ hằng năm cấp huyện.

Quy định này nhằm đảm bảo tính chặt chẽ, linh hoạt thống nhất làm căn cứ để thực hiện giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, tạo điều kiện thuận lợi cho QLNN về đất đai.

Người SDĐ sẽ chủ động trong việc SDĐ, người có đất bị thu hồi sẽ biết trước KHSDĐ của Nhà nước để chủ động trong việc SDĐ, thực hiện quyền của mình, ổn định đời sống, sản xuất.

Thứ bảy: Tăng cường công khai, minh bạch, sự tham gia của người dân trong công tác lập QHSDĐ thông qua việc tổ chức lấy ý kiến; bổ sung, hoàn thiện các quy định về việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất trong các khu vực quy hoạch; trách nhiệm của UBND cấp tỉnh trong rà soát, xử lý và công bố công khai việc hủy bỏ, thu hồi đất, chuyển mục đích đối với đất đã được ghi trong KHSDĐ.

Điều 73 Luật Đất đai 2024 đã quy định các nội dung chính về nguyên tắc, trách nhiệm tổ chức rà soát QHSDĐ, các căn cứ điều chỉnh QHSDĐ làm căn cứ cho việc rà soát và điều chỉnh QH, KHSDĐ. Tuy nhiên, các căn cứ để điều chỉnh QH, KHSDĐ chủ yếu chỉ mới “định tính” mà chưa “định lượng” cụ thể. Vì vậy, theo chúng tôi cũng cần có các quy định cụ thể hơn, nhất là các quy định về căn cứ điều chỉnh QHSDĐ.

Việc quy định các căn cứ với các tiêu chí cụ thể để quyết định việc có điều chỉnh QH, KHSDĐ hay không và điều chỉnh ở mức nào là rất quan trọng, tránh tùy tiện trong việc điều chỉnh. Quyết định điều chỉnh QH, KHSDĐ đúng đắn sẽ kịp thời đáp ứng các yêu cầu phát triển KT-XH, bảo đảm QP-AN, BVMT; đồng thời, hạn chế những điều chỉnh không thật cần thiết.

Như vậy, để thi hành tốt các quy định về QH, KHSDĐ được quy định tại Luật Đất đai năm 2024, để công tác QH, KHSDĐ thực sự mang lại hiệu quả to lớn đối với phát triển KT-XH, bảo đảm QP-AN và BVMT thì cần quan tâm thực hiện đồng bộ các biện pháp từ cụ thể hóa các quy định đến tổ chức triển khai thực hiện; tạo điều kiện nâng cao tính khả thi, tính hiệu quả của QH, KHSDĐ các cấp.

QUANG MINH
Nguồn: Tạp chí Tài nguyên và Môi trường số 13 (Kỳ 1 tháng 7) năm 2024

Tin tức

Cơ sở định vị mục tiêu đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới và những định hướng chiến lược

Thông cáo báo chí số 10, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Đoàn khảo sát của Ban Dân vận Trung ương làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tài nguyên và Môi trường

Thứ trưởng Trần Quý Kiên tiếp công dân định kỳ tháng 10/2024

Tài nguyên

Bà Rịa - Vũng Tàu triển khai Luật Đất đai 2024 và các Nghị định hướng dẫn thi hành

Bộ TN&MT làm việc với tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về công tác quản lý đất đai

PGS. TS Lê Anh Tuấn: Mạch nước ngầm khai thác tràn lan là nguyên nhân chính dẫn đến vụ sụt lún

Hoàn thiện danh mục khoáng sản chiến lược, quan trọng

Môi trường

Khởi động dự án giảm sử dụng nhựa một lần trong trường học

Nâng cao nhận thức trong việc giảm thiểu rác thải nhựa

COP16: Tăng cường cam kết bảo tồn đa dạng sinh học, hướng đến Liên minh toàn cầu vì 'Hòa bình với thiên nhiên'

Chia sẻ kinh nghiệm về mô hình, giải pháp quản lý Vườn di sản ASEAN bền vững

Video

Không để khoảng trống và độ trễ trong thời điểm giao thoa giữa Luật Đất đai mới và cũ

Điều chỉnh bảng giá đất phải tuân thủ quy định tại Nghị định 71/2024/NĐ-CP

Kết quả bước đầu kiểm tra 2 cuộc đấu giá đất tại huyện Thanh Oai và huyện Hoài Đức

Bộ TN&MT phổ biến các Nghị định, quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai 2024

Khoa học

Bài 1: Bản đồ cảnh báo lũ quét và nguy cơ sạt lở đất- Công cụ thiết yếu còn manh mún, dàn trải

Chiến lược quản trị kinh doanh nhà hàng

Xây dựng mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp cho huyện đảo Phú Quý

Tập huấn sử dụng Hệ thống tiếp nhận, xử lý phản ánh của công dân ngành TN&MT

Chính sách

Gợi mở những định hướng phù hợp chiến lược phát triển cao nguyên xanh Lâm Đồng

Dự án tâm điểm quận Hoàng Mai: 2 trường học sát kề, hàng hiếm cho khách có con nhỏ

Tổng công ty Giấy Việt Nam phát triển gắn với bảo vệ môi trường?

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy làm thành viên Ban chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án

Phát triển

NSND Xuân Bắc được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn

Tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm và nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu 3 tháng cuối năm 2024 của tỉnh Bắc Ninh

Tích hợp giáo dục môi trường trong công tác giảng dạy tại Nam Định

Thị trường thủ công mỹ nghệ hướng đến con số 2394 tỷ USD vào năm 2032

Diễn đàn

Vai trò của lãnh đạo báo chí, doanh nghiệp với phát triển bền vững

Bắt kịp xu hướng chuyển dịch năng lượng xanh

Hoàn thiện khung pháp lý, tạo niềm tin phát triển thị trường tài chính xanh

Thực tiễn triển khai các quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp cơ sở tại các Bộ, ngành