Tài Nguyên và Môi Trường eMagazine

Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam: Hành trình 20 năm vì sự phát triển bền vững đất nước

 

 

Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam: Hành trình 20 năm vì sự phát triển bền vững đất nước

Quỹ BVMT Việt Nam là Quỹ BVMT quốc gia, được thành lập theo Quyết định số 82/2002/QĐ-TTg ngày 26/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ, với vốn điều lệ là 200 tỷ đồng. Sau khi Bộ Tài nguyên và Môi trường được thành lập, Quỹ BVMT Việt Nam được chuyển từ Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường sang Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Tháng 7 năm 2003 Quỹ BVMT Việt Nam chính thức đi vào hoạt động. TS. Trần Hồng Hà, khi đó là Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ môi trường được bổ nhiệm kiêm Giám đốc Quỹ cùng với 3 cán bộ giúp việc.

 

Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam: Hành trình 20 năm vì sự phát triển bền vững đất nước

 

Thời gian đầu, Quỹ chưa có trụ sở làm việc riêng, cơ sở vật chất còn thiếu thốn nên gặp rất nhiều khó khăn. Sau đó, Quỹ từng bước hoàn thiện, bổ sung cán bộ, củng cố tổ chức và phối hợp với các cơ quan chức năng xây dựng văn bản tạo hành lang pháp lý, chuẩn bị tiếp nhận nguồn vốn để đưa Quỹ đi vào hoạt động.

Đến năm 2004, Quỹ đã tiếp nhận đủ nguồn vốn điều lệ là 200 tỷ đồng.

 

Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam: Hành trình 20 năm vì sự phát triển bền vững đất nước

 

Sau 5 năm đi vào hoạt động, để đáp ứng xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và các hoạt động BVMT, ngày 03 tháng 3 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 35/2008/QĐ-TTg về tổ chức và hoạt động của Quỹ BVMT Việt Nam thay thế các quy định về tổ chức và hoạt động của Quỹ quy định tại Quyết định số 82/2002/QĐ-TTg. Tại Quyết định này, vốn điều lệ của Quỹ được tăng cường từ 200 tỷ đồng lên 500 tỷ đồng.

 

Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam: Hành trình 20 năm vì sự phát triển bền vững đất nước

 

Cùng với sự phát triển, các tổ chức của Quỹ ngày càng được kiện toàn, nhiệm vụ được mở rộng, phát triển và nguồn vốn điều lệ cần được bổ sung và nâng lên nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động của Quỹ. Trên cơ sở đề nghị của Quỹ và các cơ quan chức năng, ngày 13 tháng 01 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 02/2014/QĐ-BTNMT quy định lại tổ chức và hoạt động của Quỹ BVMT Việt Nam, tăng nguồn vốn điều lệ từ 500 tỷ đồng lên 1.000 tỷ đồng và đồng thời bổ sung thêm 1 số nhiệm vụ cho Quỹ trong đó có nhiệm vụ hỗ trợ tài chính cho hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu.


Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam: Hành trình 20 năm vì sự phát triển bền vững đất nước

 

Hiện tại, Quỹ đang xây dựng dự thảo sửa đổi Quyết định số 78/2014/QĐ-TTg ngày 26 tháng 12 năm 2014 tăng vốn điều lệ từ 1.000 tỷ lên 3.000 tỷ đồng.

Ngày 10/1/2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. Theo đó, tại khoản 1, điều 158 quy định vốn điều lệ tối thiểu của Quỹ là 3.000 tỷ đồng.

Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam: Hành trình 20 năm vì sự phát triển bền vững đất nước

 

Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam: Hành trình 20 năm vì sự phát triển bền vững đất nước

Cơ cấu tổ chức của Quỹ gồm: Hội đồng quản lý Quỹ, Ban kiểm soát và cơ quan điều hành nghiệp vụ.

Hội đồng quản lý Quỹ gồm có: Chủ tịch và các ủy viên; Chủ tịch Hội đồng quản lý là một Thứ trưởng của Bộ TN&MT; Các ủy viên là lãnh đạo cấp vụ từ các cơ quan: Bộ TN&MT, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

 

Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam: Hành trình 20 năm vì sự phát triển bền vững đất nước

 

Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam: Hành trình 20 năm vì sự phát triển bền vững đất nước

Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam: Hành trình 20 năm vì sự phát triển bền vững đất nước

Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam: Hành trình 20 năm vì sự phát triển bền vững đất nước

Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam: Hành trình 20 năm vì sự phát triển bền vững đất nước

 

 

Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam: Hành trình 20 năm vì sự phát triển bền vững đất nước

 

 

Nhiệm vụ Cho vay với lãi suất ưu đãi

 

Nhiệm vụ cho vay lãi suất ưu đãi đối với các dự án BVMT là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong quá trình hoạt động từ khi thành lập Quỹ đến nay. Lãnh đạo Quỹ luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao đặc biệt là công tác nghiệp vụ cho vay và thu hồi công nợ. Đến nay, Quỹ đã cho gần 400 dự án môi trường vay vốn với tổng số tiền đã giải ngân gần 3.000 tỷ đồng và thu hồi nợ gốc gần 1.860 tỷ đồng (tính đến 31/5/2022).

Kết quả này cho thấy hoạt động tín dụng đầu tư đối với các dự án BVMT đã góp phần đáng kể nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn cho các nhà đầu tư môi trường. Vốn vay của Quỹ được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả trong công tác BVMT trên phạm vi toàn quốc. Nhiều dự án đã kịp thời thực hiện nhiệm vụ có tính cấp bách như cải thiện môi trường lưu vực sông Đồng Nai, xây dựng các nhà máy xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, xã hội hóa thu gom rác thải,... Qua đó, góp phần không nhỏ vào thành công chung của sự nghiệp BVMT.

 

Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam: Hành trình 20 năm vì sự phát triển bền vững đất nước

Các dự án được vay nguồn vốn ưu đãi từ Quỹ BVMT Việt Nam

 

Nhiệm vụ Tài trợ và ký quỹ phục hồi môi trường

 

Nhiệm vụ Tài trợ của Quỹ bắt đầu được thực hiện từ năm 2005 đến nay với tổng số tiền tài trợ đã giải ngân hơn 100 tỷ đồng.

Tiền tài trợ được sử dụng đúng mục đích, góp phần kịp thời cải thiện môi trường và thực hiện các nhiệm vụ đột xuất BVMT mà ngân sách nhà nước không bố trí. Chính quyền địa phương và các đơn vị nhận tài trợ đánh giá cao tính kịp thời này, tạo điều kiện giải quyết nhanh các nhiệm vụ cấp bách của địa phương về BVMT.

Theo Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg ngày 29 tháng 5 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản. Quỹ BVMT Việt Nam đã xây dựng quy trình, hồ sơ tiếp nhận tiền ký quỹ phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản, các cơ quan quản lý địa phương để phối hợp thực hiện nhiệm vụ này. Đến nay, Quỹ đã tiếp nhận 364 dự án; số tiền ký quỹ đang quản lý là hơn 250 tỷ đồng. Tiền ký Quỹ được quản lý an toàn và thanh toán tiền lãi cho các đơn vị ký quỹ theo đúng quy định.

 

Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam: Hành trình 20 năm vì sự phát triển bền vững đất nước

Các đơn vị thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản

 

Nhiệm vụ Quản lý các dự án cơ chế phát triển sạch (CDM)

 

Phòng Cơ chế phát triển sạch (CDM) được thành lập vào ngày 18/8/2009, nay là Phòng Kinh tế xanh. Từ năm 2009 đến nay, Quỹ đã thu lệ phí bán/chuyển CERs của 47 dự án với số tiền hơn 16 tỷ đồng, 1.239 EUR và 7,074 USD.

Quỹ BVMT Việt Nam đã thực hiện giải ngân tiền trợ giá cho dự án Phong điện 1 - Bình Thuận với số tiền 67,7 tỷ đồng; hỗ trợ giá điện là hơn 86 tỷ đồng đối với dự án Nhà máy điện gió Bạc Liêu (giai đoạn 2013-2016).

Bên cạnh đó, Quỹ còn thực hiện nhiệm vụ liên quan đến quy định về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu (EPR). Kết quả tiếp nhận bản kê khai và tiền đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải năm 2022 (tính đến hết ngày 23/5/2022) như sau: Tiếp nhận bản kê khai số tiền đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải năm 2022 của 41 nhà sản xuất, nhập khẩu. Tổng số tiền đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải năm 2022 theo tờ khai là hơn 370 tỷ đồng. Số tiền nhà sản xuất, nhập khẩu đã nộp lần 1 là hơn 170 tỷ đồng.

Ngoài ra Quỹ còn thực hiện hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động CDM và biến đổi khí hậu.

 

Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam: Hành trình 20 năm vì sự phát triển bền vững đất nước

 

 

Công tác Kế hoạch và Hợp tác quốc tế

 

Hoạt động hợp tác và phát triển cũng đã được Lãnh đạo Quỹ quan tâm, chỉ đạo thúc đẩy. Quỹ đã tổ chức liên hệ, gặp gỡ và làm việc với rất nhiều đối tác quốc tế hoạt động trong lĩnh vực tài chính, BVMT, ứng phó BĐKH như: Ngân hàng Thế giới World Bank, Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Ủy ban môi trường và xã hội Châu Á Thái Bình Dương (ESCAP) của Liên hợp quốc, Tổ chức tài chính và môi trường cấp bộ của các nước Bắc Âu, tổ chức UNESCO, Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Trung tâm Hợp tác Môi trường hải ngoại (OECC) của Nhật Bản, Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA), Cơ quan phát triển Cộng hòa Séc, Quỹ Môi trường Cộng hòa Séc,... nhằm tìm kiếm cơ hội hợp tác và kêu gọi thu hút các nguồn vốn từ bên ngoài cho mục tiêu BVMT Việt Nam.

 

Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam: Hành trình 20 năm vì sự phát triển bền vững đất nước

 

Từ năm 2018, Quỹ BVMT Việt Nam với vai trò đầu mối Văn phòng GEF (Quỹ môi trường toàn cầu Việt Nam) đã thực hiện các hoạt động điều phối và hỗ trợ đối với đề xuất dự án lên Hội đồng Quỹ môi trường toàn cầu GEF. Dưới sự chỉ đạo của Giám đốc Nguyễn Đức Thuận - Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo GEF, Văn phòng GEF Việt Nam đã ký thư đồng thuận cho đề xuất dự án và đã được Ban thư ký GEF toàn cầu phê duyệt, với tổng kinh phí 66,45 triệu USD. Trong đó, có 02 dự án có sự tham gia của Quỹ BVMT Việt Nam là dự án “Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững tại Việt Nam thông qua đổi mới công nghệ sạch” và dự án “Giảm thiểu chất thải và tác động của các chất POP, hóa chất độc hại và thủy ngân thông qua quản lý vòng đời sản phẩm và nhãn sinh thái”.

 

Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam: Hành trình 20 năm vì sự phát triển bền vững đất nước

 

Năm 2020-2021, phối hợp UNIDO xây dựng đề xuất dự án “Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững tại Việt Nam thông qua đổi mới công nghệ sạch” vận động nguồn tài trợ từ GEF. Đề xuất dự án đã được Ban Chỉ đạo và Trưởng Ban Chỉ đạo GEF Việt Nam phê duyệt chủ trương đồng thuận và đã được GEF phê duyệt với tổng kinh phí được phê duyệt là 1.739.954 USD.

 

Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam: Hành trình 20 năm vì sự phát triển bền vững đất nước

Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà tháp tùng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc GEF.

 

Thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ TN&MT, hàng năm, Quỹ đã phối hợp cùng với Tổng cục Môi trường tổ chức thành công các sự kiện hưởng ứng Ngày môi trường Thế giới 05/6 và các sự kiện khác liên quan đến hoạt động BVMT. Phối hợp với Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam tổ chức “Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam”; phối hợp với Vụ Thi đua Khen thưởng và Tuyên truyền - Bộ TN&MT tổ chức các cuộc thi báo chí về TN&MT,...

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ do Chính phủ và Bộ TN&MT giao, Quỹ vẫn luôn duy trì, thúc đẩy việc hợp tác, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tham mưu trong Bộ đồng thời giữ mối liên hệ thường xuyên với các đơn vị có liên quan của các bộ, ngành, địa phương để giải quyết những vấn đề có liên quan đến hoạt động của Quỹ.

 

Công tác Tài chính kế toán

 

Công tác Tài chính - kế toán cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm đối với hoạt động của Quỹ. Quỹ đã chỉ đạo, quản lý nguồn vốn đảm bảo cung ứng đúng, đủ và kịp thời cho nhu cầu, an toàn và hiệu quả. Công tác Tài chính, kế toán luôn được quan tâm và chú trọng. Cán bộ phòng Tài chính - Kế toán đều được đào tạo theo đúng chuyên ngành, am hiểu nắm chắc chế độ kế toán đặc thù của Quỹ. Đảm bảo quyết toán tài chính hàng năm đúng thời hạn; Quyết toán thuế thu nhập cá nhân, lập báo cáo và nộp thuế theo đúng quy định; Thực hiện việc kiểm toán, Kiểm toán của Nhà Nước, kiểm tra của các cơ quan chức năng theo quy định của pháp luật không có sai phạm xảy ra.

Hàng năm, Quỹ cũng đã mời kiểm toán độc lập kiểm toán báo cáo tài chính của Quỹ hàng năm và đã có báo cáo kết quả gửi Hội đồng quản lý Quỹ; Thực hiện công tác giải ngân và thu hồi nợ, quản lý vốn an toàn và hiệu quả, thực hành tiết kiệm trong mua sắm và sử dụng vật tư, trang thiết bị văn phòng.            

Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam: Hành trình 20 năm vì sự phát triển bền vững đất nước

 

Công tác Kiểm soát nội bộ và pháp chế

 

Thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm soát việc tuân thủ chính sách pháp luật của các phòng nghiệp vụ; Kiểm soát hồ sơ của các Phòng nghiệp vụ trước khi trình Giám đốc phê duyệt, đặc biệt là các hồ sơ Hợp đồng tín dụng, Chứng thư bảo lãnh, công tác phân loại nợ, đôn đốc thu hồi nợ,… giúp ngăn ngừa sai sót, hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro trong hoạt động tín dụng và hoạt động quản lý Quỹ. Trong giai đoạn 2013 - 2022, Phòng đã hoàn thành 12 đợt kiểm tra tại các phòng nghiệp vụ.

Tham mưu xây dựng các văn bản pháp luật, quy chế, quy định nội bộ của Quỹ, đặc biệt là các văn bản pháp luật về BVMT có nội dung liên quan đến Quỹ BVMT Việt Nam.

 

Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh

 

Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam: Hành trình 20 năm vì sự phát triển bền vững đất nước

 

Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh được khai trương và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 04/03/2019. Trong thời gian qua, Văn phòng đại diện đã tiếp xúc và tư vấn cho các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn ưu đãi cho các hoạt động như: Thu gom, xử lý chất thải sinh hoạt tập trung; thu gom, xử lý chất thải công nghiệp; xây dựng dự án điện mặt trời áp mái,... Bên cạnh đó, Văn phòng đại diện cũng tham gia vào công tác thẩm định thực tế hồ sơ vay vốn và kiểm tra khối lượng hoàn thành trước giải ngân của một số dự án theo sự chỉ đạo của Lãnh đạo Quỹ.

Văn phòng đại diện chủ động tìm hiểu và liên hệ với các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và doanh nghiệp là khách hàng tiềm năng của Quỹ thuộc 19 tỉnh, thành phố ở phía Nam để xúc tiến hoạt động quảng bá, giới thiệu về hoạt động cho vay vốn ưu đãi của Quỹ. Một số các doanh nghiệp bày tỏ sự quan tâm và muốn tìm hiểu thêm về việc cho vay vốn ưu đãi của Quỹ; Tìm hiểu và kết nối với các Quỹ môi trường địa phương tại khu vực phía Nam, bao gồm 06 Quỹ thuộc các tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Kiên Giang, Long An và Thành phố Hồ Chí Minh để mở rộng cơ hội hợp tác trong tương lai; Lập báo cáo chi tiết về các khách hàng tiềm năng của Quỹ và xây dựng kế hoạch tiếp cận khách hàng tại 03 tỉnh, thành phố thuộc khu vực Đồng bằng song Cửu Long là Cần Thơ, Long An và Bến Tre căn cứ Phụ lục XXX của Nghị định 08/2022/NĐ-CP và Phụ lục của Dự thảo sửa đổi Quyết định 78/2014/QĐ-TTg.

 

Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam: Hành trình 20 năm vì sự phát triển bền vững đất nước

 

Với những thành tích đạt được trong suốt thời gian qua, Quỹ BVMT Việt Nam đã được Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Bộ Tài nguyên và Môi trường ghi nhận và trao tặng nhiều danh hiệu khen thưởng cao quý như “Huân chương Lao động hạng 3” năm 2011, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Cờ thi đua của Chính phủ, Bằng khen của Bộ trưởng Bộ TN&MT và liên tục nhiều năm liền nhận Danh hiệu “Tập thể Lao động xuất sắc” của Bộ TN&MT.

 

Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam: Hành trình 20 năm vì sự phát triển bền vững đất nước

Giám đốc Quỹ BVMT Việt Nam Nguyễn Đức Thuận (ngoài cùng bên trái) vinh dự nhận Cờ thi đua của Chính phủ.

 

Chặng đường 20 năm hình thành và phát triển, Quỹ BVMT Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh và khẳng định vai trò là một trong những công cụ kinh tế hữu hiệu trong hỗ trợ, triển khai các hoạt động BVMT. Có được kết quả như ngày hôm nay phải kể đến sự chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Bộ TN&MT, Hội đồng quản lý Quỹ và sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng, cùng với sự cố gắng, nỗ lực phấn đấu, tinh thần đoàn kết, sáng tạo và đổi mới, khắc phục khó khăn của Cấp ủy, Lãnh đạo Quỹ và của toàn thể cán bộ, viên chức, và người lao động của Quỹ qua từng giai đoạn. Phát huy các kết quả đã đạt được trong 20 năm qua, đặc biệt với đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm, sức trẻ đầy nhiệt huyết, Quỹ BVMT Việt Nam sẽ tiếp tục phấn đấu, đồng tâm hợp lực, vượt qua mọi khó khăn, thách thức tiếp tục xây dựng Quỹ ngày càng lớn mạnh, là “địa chỉ xanh” đáng tin cậy cho hàng nghìn đơn vị, các tổ chức, cá nhân chung tay vì môi trường xanh đất nước.

 

Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam: Hành trình 20 năm vì sự phát triển bền vững đất nước

Huy Thế - Tú Quyên

Tin tức

Người dân Hà Tĩnh phải thấy khát vọng, có niềm tin vào quy hoạch tỉnh

Với núi sông hùng vĩ, Hà Giang phải tạo không gian phát triển mới, khí thế phát triển mới

Tỉnh Hà Giang có thêm điểm nhấn mới về văn hóa, du lịch

Chùm ảnh: Thủ tướng Phạm Minh Chính viếng Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang

Tài nguyên

Kiến nghị báo cáo Thủ tướng dự án cảng gần 7.000 tỷ đồng tại Bình Định

Ngọc Lặc tăng cường quản lý hoạt động khai thác khoáng sản

Gắn với bảo vệ môi trường, giảm thiểu rủi ro

Đắk Nông thu hồi gần 1.800 ha đất của dự án lâm nghiệp nhiều vi phạm

Môi trường

Hàng trăm bạn trẻ “khoác áo mới” cho Rạch Xuyên Tâm

Khối thi đua số I và II Bộ TN&MT hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới và Ngày Đại dương Thế giới

Bảo Thắng ra quân thu gom vỏ bao, gói thuốc bảo vệ thực vật

Nha Trang: Đảm bảo vệ sinh môi trường cho Festival Biển 2023

Video

Hưởng ứng ngày Quốc tế Đa dạng sinh học 2023

Chương trình trồng cây "Chùa xanh" tại chùa Linh Quang, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.

Tạp chí Tài nguyên và Môi trường trồng 663 cây tại chùa Linh Quang, Điện Biên

Chương trình Chùa xanh trồng 1008 cây xanh tại chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc, Cao Bằng

Diễn đàn

Thời tiết ngày 29/5: Bắc Bộ và Trung Bộ nắng nóng, nhiệt độ cao nhất 37 độ C

Thời tiết ngày 28/5: Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vừa, mưa to

Triển khai các biện pháp cấp bách ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn

Thời tiết ngày 27/5: Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vừa, mưa to

Phát triển

Chuyển đổi số trong khai thác khoáng sản: Hướng tới kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Phạm Thiên Ân nói tiếng Việt khi chiến thắng lịch sử ở Cannes

Chuyển đổi số Đà Nẵng trước nhiều thách thức cần “khơi thông”

Diễn đàn “Điện gió và mục tiêu Net Zero vào năm 2050”

Khoa học

Đến năm 2030: Đạt mục tiêu phát triển bền vững về tài nguyên, môi trường

Sinh viên chế tạo tàu vớt rác sử dụng năng lượng mặt trời

GIS kết hợp với dữ liệu sinh khí hậu trong nghiên cứu và quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học

Hội thảo Khoa học Chiếu sáng toàn quốc 2023

Chính sách

Kế hoạch thẩm định Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia

Lâm Đồng hủy bỏ các quy định về việc tách thửa đất nông nghiệp

Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất

Hà Nội: Dân lấn chiếm đất công, chính quyền vào cuộc