Quốc hội thông qua Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)

27/11/2023

TN&MTChiều 27/11, với 468 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỷ lệ 94,74%), Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Tài nguyên nước (sửa đổi).

Báo cáo tóm tắt giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật TNN (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban KH,CN&MT của Quốc hội Lê Quang Huy cho biết, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật đã được chỉnh lý theo hướng quản lý theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với các quy định mang tính kỹ thuật. Theo đó, dự thảo Luật đã được rà soát, bổ sung, chỉnh lý quy định về ưu tiên đầu tư tìm kiếm, thăm dò, khai thác nguồn nước, tích trữ nước; có chính sách ưu đãi đối với các dự án đầu tư khai thác nước cho sinh hoạt, sản xuất cho người dân các vùng khan hiếm nước ngọt, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo (khoản 2 Điều 4); khuyến khích thực hiện các hoạt động tích trữ nước (khoản 4 Điều 4); ứng dụng và phát triển công nghệ trong tích trữ nước (điểm h khoản 1 Điều 6),…

Quốc hội thông qua Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)

Lãnh đạo Quốc hội chụp ảnh cùng cơ quan soạn thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)

Dự thảo Luật cũng được điều chỉnh theo hướng ưu tiên đầu tư, xây dựng các công trình tích trữ nước kết hợp bổ sung nhân tạo nước dưới đất tại các hải đảo, vùng khan hiếm nước (khoản 1 Điều 39); khuyến khích các tổ chức, cá nhân nghiên cứu giải pháp và thực hiện việc bổ sung nhân tạo nước dưới đất (khoản 1 Điều 39), đồng thời, giao Bộ trưởng Bộ TN&MT quy định cụ thể việc bổ sung nhân tạo nước dưới đất (khoản 3 Điều 39),...

Về sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, để phù hợp với điều kiện phát triển KT-XH của Việt Nam, Điều 59 dự thảo Luật đã quy định sử dụng nước tuần hoàn, tái sử dụng nước theo 3 cấp độ: Khuyến khích các dự án khai thác, sử dụng nước có giải pháp sử dụng nước tuần hoàn, tái sử dụng nước (khoản 1); Có kế hoạch, lộ trình quy định các loại dự án phải có phương án sử dụng nước tuần hoàn, tái sử dụng nước đối với các khu vực thường xuyên xảy ra hạn hán, thiếu nước và các hình thức ưu đãi tương ứng theo quy định của pháp luật (khoản 4 và khoản 5); Bắt buộc áp dụng sử dụng nước tuần hoàn, tái sử dụng nước thải đối với các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có khai thác, sử dụng nước và xả nước thải tại các khu vực có nguồn nước không còn khả năng chịu tải (khoản 3 và khoản 6).

Đồng thời, khoản 4 Điều 59 dự thảo Luật đã quy định giao UBND cấp tỉnh có kế hoạch, lộ trình quy định các loại dự án phải có phương án tái sử dụng nước đối với các khu vực thường xuyên xảy ra hạn hán, thiếu nước và các hình thức ưu đãi theo quy định của pháp luật. Theo đó, UBND cấp tỉnh sẽ xem xét, quyết định tỷ lệ nước phải tuần hoàn, tái sử dụng đối với từng dự án.

Về công cụ kinh tế, chính sách và nguồn lực cho TNN, ông Huy phản ánh, có ý kiến đề nghị hoàn thiện nội dung quy định đối với cấp quyền khai thác TNN cho sản xuất nông nghiệp tại Điều 69 để đảm bảo tính công bằng, hợp lý, linh hoạt. Cân nhắc chỉ thu tiền cấp quyền khai thác TNN mặt cho sản xuất nông nghiệp ở qui mô có tính chất kinh doanh; giao Chính phủ quy định cụ thể trường hợp miễn, giảm tiền cấp quyền khai thác TNN cho sản xuất nông nghiệp.

Quốc hội thông qua Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)

Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Giang tham gia biểu quyết tán thành thông qua dự án Luật TNN (sửa đổi)

Điều 69 quy định về tiền cấp quyền khai thác TNN quy định các trường hợp phải nộp tiền (khoản 1 Điều 69); trường hợp miễn, giảm tiền cấp quyền khai thác TNN (khoản 3,4 Điều 69). Theo đó, việc khai thác sử dụng nước cho mục đích nông nghiệp (quy mô lớn) thuộc diện cấp phép phải nộp tiền cấp quyền khai thác TNN để bảo đảm công bằng, hợp lý với các ngành kinh tế khai thác, sử dụng nước (điểm b khoản 1 Điều 69). Tuy nhiên, thời điểm cấp quyền khai thác TNN với đối tượng này sẽ thu cùng thời điểm thu tiền sử dụng sản phẩm dịch vụ thủy lợi khi Nhà nước không thực hiện chính sách hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi theo quy định của pháp luật về thủy lợi và pháp luật về giá (khoản 4 Điều 86).

Còn đối với sản xuất nông nghiệp quy mô vừa và nhỏ, không thuộc đối tượng cấp phép thì dự thảo Luật quy định không phải nộp tiền cấp quyền khai thác sử dụng nước cho sản xuất nông nghiệp (khoản 2 Điều 69), bao gồm cả người nông dân trực tiếp khai thác nguồn nước mặt cho nông nghiệp; quy định giảm tiền cấp quyền đối với trường hợp “Khai thác nước cho sản xuất nông nghiệp trong thời gian xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm mặn” (điểm d khoản 4 Điều 69) và để thể hiện rõ chính sách thu tiền cấp quyền đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp như Chính phủ đã trình Quốc hội.

Sau khi tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật gồm 10 Chương, 86 Điều, bổ sung 7 Điều, bỏ 4 Điều, tăng 3 Điều so với dự thảo Luật do Chính phủ trình Quốc hội.

Phương Chi (tổng hợp)

Tin tức

Thủ tướng: ASEAN BAC cùng Chính phủ và nhân dân các nước ASEAN thực hiện 05 đồng hành

Bộ Tài nguyên và Môi trường làm việc với tỉnh Hậu Giang về lĩnh vực tài nguyên và môi trường

Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khai Luật Đất đai và Luật Tài nguyên nước tại Hậu Giang

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy kiểm tra công tác khắc phục hậu quả thiên tai tại huyện Trấn Yên

Tài nguyên

Hà Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, triển khai thi hành Luật Đất đai 2024

Thanh Hóa: Quy định hạn mức công nhận, giao đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất

Hà Nội: Cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ vẫn ngập do mưa lớn kéo dài hạn chế các phương tiện lưu thông

Đoàn ĐBQH Quảng Nam giám sát các mỏ khoáng sản dọc sông Thu Bồn

Môi trường

Phú Yên: 270 đại biểu được tập huấn về biến đổi khí hậu

Bạc Liêu: Công bố tình huống khẩn cấp sạt lở ven sông tại thị xã Giá Rai

Lũ sông Hồng lên xấp xỉ báo động 3, Hà Nội ngập diện rộng

Sự cố đê sông Lô tại Tuyên Quang: Đã đi dời 40 hộ dân ra khỏi vùng nguy cơ bị ảnh hưởng

Video

Điều chỉnh bảng giá đất phải tuân thủ quy định tại Nghị định 71/2024/NĐ-CP

Kết quả bước đầu kiểm tra 2 cuộc đấu giá đất tại huyện Thanh Oai và huyện Hoài Đức

Bộ TN&MT phổ biến các Nghị định, quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai 2024

Bộ TN&MT mong muốn được lắng nghe những khó khăn, vướng mắc trong triển khai Luật Đất đai 2024

Khoa học

38 nhà khoa học nữ xuất sắc của Việt Nam nhận Giải thưởng “Vì sự phát triển Phụ nữ trong Khoa học”

Ứng viên phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam năm 2024 quê ở Lạng Sơn

Điều chế phân bón Ure phân hủy chậm và đánh giá chất lượng phân - Giải pháp bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp 

Đánh giá khả năng sinh tổng hợp Exopolysaccharide của vi khuẩn Bacillus sp. dưới ảnh hưởng điều kiện nhiệt độ và muối NaCl 

Chính sách

21 tỉnh, thành phố cần tổ chức ứng trực đê suốt ngày đêm

Chỉ đầu tư cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ khi đáp ứng yêu cầu vì lợi ích quốc gia

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình thăm hỏi, tặng quà; hỗ trợ 20 tấn gạo cho người dân vùng lũ Hưng Yên

Hỗ trợ khẩn cấp khắc phục thiệt hại bão số 3 cho tỉnh Cao Bằng

Phát triển

Quản lý thị trường Lào Cai chung tay cùng người dân địa phương vượt lũ

Phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng

Tổng kết cuộc thi thiết kế logo nhân ngày vì nạn nhân chất độc da cam

Bộ Chính trị điều động, phân công đồng chí Đỗ Trọng Hưng giữ chức Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương

Diễn đàn

Sở TN&MT Yên Bái hỗ trợ Lục Yên bố trí đất tái định cư cho các hộ dân bị sạt lở

Diễn đàn: "Giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi: Thách thức và Cơ hội"

Hà Nội: Rút lệnh báo động lũ trên sông Hồng

Bắc Ninh phân bổ 45 tỷ đồng khắc phục hậu quả do bão Yagi gây ra