Phú Thọ: Thúc đẩy quản lý, khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên nước

28/04/2023

TN&MTPhú Thọ là một tỉnh Trung du miền núi phía Bắc có nhiều tiềm năng về tài nguyên nước. Những năm qua, Phú Thọ đã có nhiều giải pháp quản lý, chương trình hành động để thúc đẩy việc quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên nước được hiệu quả, bền vững. Phóng viên Tạp chí Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Khắc Định - Trưởng phòng Khoáng sản và Tài nguyên nước, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ xung quanh vấn đề này.

Phú Thọ: Thúc đẩy quản lý, khai thác và sử dụng  bền vững tài nguyên nước

Ông Nguyễn Khắc Định - Trưởng phòng Khoáng sản và Tài nguyên nước, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ  

PV: Ông đánh giá như thế nào về nguồn tài nguyên nước của tỉnh Phú Thọ hiện nay?
Ông Nguyễn Khắc Định: Phú Thọ có tiềm năng, thế mạnh cả về tài nguyên nước mặt và tài nguyên nước dưới đất, do có lượng mưa trung bình hàng năm lớn, số lượng, lưu lượng dòng chảy cao, nguồn nước dưới đất rồi rào và được bổ sung bởi hệ thống sông ngòi và các nguồn nước mưa, nước mặt khác.
Cụ thể, về nước mưa Phú Thọ có tổng diện tích tự nhiên là 3.532,9493 km² thuộc vùng trung du miều núi phía bắc, khi hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều. Lượng mưa trung bình hàng năm đạt khoảng 5,2 tỷ m3/năm.
Đối với nước mặt, Phú Thọ có 54 sông, ngòi chiều dài trên 10 km và nhiều sông, ngòi nhỏ; có 06 sông liên tỉnh và 48 sông, ngòi nội tỉnh. Tổng lượng dòng chảy 114,13 tỷ m3/năm. Dòng chảy ngoại sinh đạt 111,05 tỷ m3/năm. Dòng chảy nội sinh đạt 3,08 tỷ m3/năm. Có 3 sông chính là sông Đà, sông Lô và sông Thao. Sông Đà ở phía Đông Nam, là ranh giới với huyện Ba Vì của Thành phố Hà Nội, sông Lô ở phía Đông Bắc và sông Hồng (sông Thao) chảy qua trung tâm tỉnh. Sông Bứa và sông Chảy là 2 phụ lưu lớn nhất của lưu vực sông Hồng và sông Lô. Ngoài ra, toàn tỉnh có hơn 230 hồ chứa có dung tích 50 nghìn m3 trở lên và 135 đập có chiều cao 5 m trở lên; có 1844 hồ, ao, đầm, đập dâng. Tổng dung tích các hồ chứa khoảng 2,64 tỷ m3.

Phú Thọ: Thúc đẩy quản lý, khai thác và sử dụng  bền vững tài nguyên nước

Một góc sông Thao (sông Hồng) chảy qua địa bàn tỉnh Phú Thọ

Về nước dưới đất, tỉnh Phú Thọ có 11 tầng chứa nước, trong đó có 2 tầng chứa nước lỗ hổng (Holocen và Pleistocen) và 9 tầng chứa nước khe nứt. Trữ lượng tiềm năng nước dưới đất trên địa đạt 2,2 triệu m3/ngày đêm. Trữ lượng của tầng chứa nước Lỗ hổng đạt 1,3 triệu m3/ngày đêm. Trữ lượng của tầng chứa nước khe nứt đạt 0,9 triệu m3/ngày đêm.
PV: Vấn đề quy hoạch tài nguyên nước đã được tỉnh Phú Thọ quan tâm ra sao?
Ông Nguyễn Khắc Định: Tỉnh Phú Thọ đã thực hiện Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Phú Thọ đến năm 2030 và được phê duyệt tại Quyết định số 04/2018/QĐ-UBND ngày 09/02/2018. Hiện nay đang thực hiện phương án Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Phú Thọ Giai đoạn đến năm 2030 định hướng đến năm 2050 tích hợp trong quy hoạch chung của tỉnh.
Theo đó, nguồn nước dưới đất và nước mặt các sông, suối tự nhiên lớn có 06 sông liên tỉnh và 48 sông, ngòi nội tỉnh; 02 hồ chứa nước được quy hoạch đa chức năng phục vụ cho cấp nước cho sinh hoạt, cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và cấp cho sản xuất công nghiệp. Các suối, ngòi và nguồn nước ao, hồ, đầm khác chủ yếu được quy hoạch cho sản suất nông nghiệp.
PV: Đối với việc giám sát tài nguyên nước đã được Phú Thọ thực hiện như thế nào?
Ông Nguyễn Khắc Định: Hiện nay trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có 40 Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt với tổng lưu lượng cấp cho sản xuất nông nghiệp là 6,06 m3/giây (06 GP), tương ứng với lưu lượng  532.584 m3/ngày đêm. Tổng  lưu lượng cấp cho mục đích khác là 228.500 m3/ngày đêm (34 GP). Giấy phép khai thác sử dụng nước dưới đất có 48 GP với tổng lưu lượng được cấp phép là 7.025 m3/ngày đêm.

Phú Thọ: Thúc đẩy quản lý, khai thác và sử dụng  bền vững tài nguyên nước

Một hồ chứa nước ở Trung tâm thành phố Việt Trì – tỉnh Phú Thọ

Thời gian qua, Sở tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ đang tham mưu UBND tỉnh để thực hiện các Dự án như “Đầu tư xây dựng hệ thống giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước tỉnh Phú Thọ”, được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương tại Văn bản số 3955/UBND-NNTN ngày 6/10/2022; “Điều tra, lập danh mục các nguồn nước nội tỉnh; xác định dòng chảy tối thiểu trên sông, suối, nguồn nước nội tỉnh thuộc địa bàn tỉnh Phú Thọ”, được UBND tỉnh đồng ý chủ trương tại Văn bản số 3956/UBND-NNTN ngày 6/10/2022 của UBND tỉnh; “Điều tra, đánh giá xác định vùng hạn chế khai thác nước dưới đất; ngưỡng khai thác nước dưới đất tỉnh Phú Thọ”, được phê duyệt thực hiện tại Quyết định số 2145/QĐ-UBND ngày 25/8/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh; “Điều tra khoanh định khu vực cấm, tạm cấm hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông; khu vực cấm, hạn chế việc lấn sông trừ mục đích công cộng, quốc phòng an ninh trên địa bàn tỉnh Phú Thọ”, được phê duyệt thực hiện tại Quyết định số 2210/QĐ-UBND ngày 31/8/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh và Dự án ”Quan trắc tài nguyên nước dưới đất khu vực phía Nam huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ năm 2023”, được phê duyệt thực hiện tại Quyết định số 805/QĐ-UBND ngày 06/4/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh.
Trong thời gian tới Sở tiếp tục tham mưu để thực hiện các Dự án tài nguyên nước phục vụ Báo cáo tổng kiểm kê tài nguyên nước quốc gia vào năm 2025.
Ngoài ra, đến thời điểm hiện tại đã có 03 đơn vị đầu tư lắp đặt thiết bị giám sát tài nguyên nước theo Thông tư số 17/2021/TT-BTNMT ngày 14/10/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường là Công ty cổ phần Cấp nước Phú Thọ, Công ty TNHH YIDA Việt Nam và Tổng Công ty Giấy Việt Nam.
PV: Theo ông đâu là những bất cấp trong quản lý tài nguyên nước hiện nay?
Ông Nguyễn Khắc Định: Quy hoạch đã xác định được nguồn nước được phân bổ cho các mục đích khác nhau. Tuy nhiên việc thực hiện để đáp ứng lượng nước sử dụng cho các mục đích lại do các ngành khác nhau thực hiện nên việc tổng hợp, đánh giá thực hiện quy hoạch còn gặp nhiều khó khăn.
Bên cạnh đó, Chiến lược tài nguyên nước quốc gia còn đặt ra nhiều mục tiêu lớn cần có quá trình để xây dựng, hoàn thiện. Để đạt được các mục tiêu cần có thời gian, nguồn lực về tài chính, nghiệp vụ, kỹ thuật nên một số mục tiêu chưa thể thực hiện trong giai đoạn đến năm 2025.

Phú Thọ: Thúc đẩy quản lý, khai thác và sử dụng  bền vững tài nguyên nước

Một công trình cấp nước sinh hoạt cho người dân ở tỉnh Phú Thọ

Đặc biệt, tài nguyên nước gắn liền với đời sống, sinh hoạt, sản xuất của tất cả mọi tầng lớp nhân dân, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực việc bảo vệ tài nguyên nước đặt ra nhiều vấn đề từ phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước; bảo vệ phát triển nguồn thủy sinh; bảo đảm sự lưu thông dòng chảy; hành lang nguồn nước; bảo vệ chất lượng nước sinh hoạt cần có sự đồng thuận về nhận thức trong nhân dân, cần có sự quyết tâm, nguồn lực kinh tế, sự động thuận của hệ thống chính trị, đây là nhiệm vụ đặc biệt khó khăn.
Cùng với đó, việc phòng chống, khắc phục tác hại của nước do thiên tai gây ra còn chồng chéo với Luật Phòng chống thiên tai.
Việc phòng chống sạt lở bờ bãi sông, khoanh định khu vực cấm, tạm cấm hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông còn chồng chéo, mâu thuẫn với Luật Khoáng sản. Cụ thể, Luật Tài nguyên nước quy định UBND tỉnh khoanh định, phê duyệt, nhưng Luật Khoáng sản lại quy định Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Cuối cùng là khó khăn, vướng mắc trong công tác triển khai các quy định để bảo đảm chất lượng nguồn nước cũng như các quy định về thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước không có quy định xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm đã được cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu khắc phục nhưng sau 02 năm không thực hiện theo yêu cầu,…
PV: Vậy đâu là giải pháp quản lý tài nguyên nước của Phú Thọ trong thời gian tới?
Ông Nguyễn Khắc Định: Trước tiên tỉnh cần tăng cường chỉ đạo các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực hiện đảm bảo cấp nước an toàn, hiệu quả, đảm bảo an ninh nguồn nước sinh hoạt, ổn định sản xuất. Trong đó chủ công trình khai thác nước phải chủ động phối hợp với UBND các huyện, thành, thị; UBND các xã, phường, thị trấn xác định mốc giới phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt; thường xuyên kiểm tra, giám sát, phát hiện hành vi vi phạm vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt báo cáo cấp thẩm quyền xử lý; phát hiện nguồn nước bị ô nhiễm không đạt tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt phải kịp thời dừng khai thác, cấp nước, thực hiện các biện pháp khắc phục và báo cáo chính quyền địa phương các cấp phối hợp xử lý, khắc phục trước khi cấp nước trở lại.
Tiếp tục chỉ đạo UBND các huyện, thành, thị; UBND các xã, phường, thị trấn tiếp tục thực hiện công tác kiểm tra, đôn đốc các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải để xử lý toàn bộ nước thải đạt tiêu chuẩn trước khi thải vào nguồn tiếp nhận; đôn đốc thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường, lưu giữ chất thải đúng quy định, không để các loại chất thải phát tán, rửa trôi vào nguồn nước; phối hợp chặt chẽ với chủ công trình khai thác nước để bảo vệ nguồn nước sinh hoạt; tuyên truyền, vận động nhân dân địa phương tham gia bảo vệ nguồn nước, bảo vệ phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt; nghiêm cấm việc đổ các chất thải nguy hại, chất thải thông thường, chất thải súc, rửa bình phun thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật trực tiếp xuống nguồn nước. 
Các sở, ngành của tỉnh phải tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc chủ bến, bãi bốc xếp hàng hóa chấp hành các quy định theo Giấy phép hoạt động bến thủy nội địa; thường xuyên thu dọn, vệ sinh khu vực bến không để chất thải phát tán, rửa trôi vào nguồn nước; tuyên truyền, vận động các chủ phương tiện giao thông đường thủy tham gia bảo vệ môi trường, nguồn nước, không đổ dầu, mỡ thải, dẻ lau dầu mỡ thải xuống nguồn nước; tham gia bảo vệ nguồn nước, bảo vệ phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải để xử lý toàn bộ nước thải đạt tiêu chuẩn trước khi thải vào nguồn tiếp nhận; đôn đốc thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường, lưu giữ chất thải đúng quy định; kiểm tra, giám sát việc xác định, bảo vệ  nguồn nước; tiếp nhận thông tin và giải quyết các vấn đề phát sinh.
Đồng thời khẩn trương hoàn thành các Dự án khác như “Xây dựng, phê duyệt, tổ chức thực hiện kế hoạch phục hồi nguồn nước nội tỉnh”; “Cắm mốc hành làn bảo vệ nguồn nước” và dự án “Điều tra công bố thông tin chất lượng nguồn nước sinh hoạt, cảnh báo hiện tượng bất thường về chất lượng của nguồn nước sinh hoạt đối với các nguồn nước trên địa bàn”. 
Cùng với đó là thực hiện các biện pháp bảo vệ chất lượng nguồn nước sinh hoạt tại địa phương. Chỉ đạo các Chủ công trình xác định, cắm mốc và bảo vệ công trình khai thác nước sinh hoạt theo đúng quy định,…
PV: Trân trọng cảm ơn ông!

Đỗ Hùng thực hiện
 

Tin tức

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11: KTXH 11 tháng đạt nhiều kết quả quan trọng

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn làm việc về sắp xếp tổ chức, bộ máy 2 viện hàn lâm khoa học

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình dự Festival Hoa Đà Lạt

Chủ tịch nước Lương Cường thăm và làm việc tại tỉnh Thanh Hoá

Tài nguyên

Khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi 2 Nghị định quản lý tài nguyên biển

Bộ TN&MT làm việc với UBND tỉnh Thái Nguyên về công tác quản lý đất đai và tài nguyên nước

Nhanh chóng đưa Luật Địa chất và Khoáng sản vào thực tiễn cuộc sống

Bộ TN&MT tổ chức Hội nghị phổ biến, tuyên truyền Luật Tài nguyên nước, Luật Đất đai

Môi trường

Cà Mau khởi động dự án chống sạt lở, hoàn thiện đê biển Tây

Bắc Giang cơ bản kiểm soát nguồn ô nhiễm

Hiện thực hóa các mục tiêu bảo vệ môi trường

Nâng cao nhận thức bảo vệ “bạn đồng hành” trong thiên tai

Video

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero

Dương Kinh (Hải Phòng): Đi tìm lời giải trong việc thu hồi đất tại phường Hòa Nghĩa

Khoa học

Giải pháp thúc đẩy phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo luật Bảo vệ môi trường năm 2020

Ứng dụng công nghệ khoáng, vi sinh và nước xử lý ô nhiễm môi trường chăn nuôi

Đánh giá ảnh hưởng môi trường của một số ao nuôi tôm khu vực phía Nam huyện Nhà Bè

Khảo sát quá trình lên men nghệ mật ong ở một số môi trường khác nhau

Chính sách

Giá khoáng sản quan trọng tăng và triển vọng doanh nghiệp khai khoáng trong nước

Tăng cường đôn đốc thu ngân sách các khoản liên quan đến đất đai trong tháng cuối năm 2024

Bộ Nội vụ triển khai nghị định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội vừa có hiệu lực

Thanh Hóa: Khai sai thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường Công ty Hồng Phượng bị truy thu hơn 600 triệu đồng

Phát triển

Khánh thành Trung tâm Dữ liệu Đồng bằng sông Cửu Long: Hành trình kiến tạo tương lai bền vững

Tuần lễ hồng tại Nhiệt điện Thái Bình trọn vẹn nghĩa tình

Bộ Tài nguyên và Môi trường làm tốt công tác chuyển đổi số trong ngành

Bộ TN&MT: Quyết liệt triển khai các nhiệm vụ, dự án lớn về chuyển đổi số và hoàn thiện cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường

Diễn đàn

Thời tiết ngày 8/12: Miền Bắc chìm sâu trong giá rét, có nơi dưới 10 độ

Thời tiết ngày 7/12: Không khí lạnh tràn về, Bắc Bộ mưa rét

Tin mới nhất về Gió mùa Đông Bắc ngày 7/12

Thời tiết ngày 6/12: Không khí lạnh tràn về, Bắc Bộ mưa rét

Kinh tế xanh

Miến Dong sạch Trung Kiên: Sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe và môi trường