Phát triển nền báo chí cách mạng Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số

30/07/2024

TN&MTNền Báo chí cách mạng Việt Nam có lịch sử gần 100 năm xây dựng và phát triển, có nhiều đóng góp to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trước sự phát triển mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghệ số, đặc biệt là tiến trình chuyển đổi số, các cơ quan báo chí ở Việt Nam đã, đang và tiếp tục đổi mới, cải tiến, tiếp cận nhanh với phương thức làm báo mới để phát huy vai trò, chức năng là phương tiện thông tin thiết yếu, chủ lực của Đảng, Nhà nước và của Nhân dân.

Phát triển nền báo chí cách mạng Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số

Bước sang đầu Thế kỷ XXI, sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ Tư là sự khẳng định bước nhảy vọt của thế giới về mặt công nghệ đỉnh cao, đó là công nghệ số. Tất cả các ngành nghề, lĩnh vực đều tận dụng tối đa nền tảng công nghệ hiện đại để chuyển từ phương thức sản xuất truyền thống sang phương thức mới dựa trên nền tảng của cuộc cách mạng số. Báo chí - Truyền thông thế giới không đứng ngoài cuộc của tiến trình toàn cầu hóa, hội nhập, bùng nổ truyền thông, nhất là những thành tựu vĩ đại, tiến bộ của kỷ nguyên số. Điều này đã buộc các tòa soạn báo, tạp chí in và điện tử; các đài phát thanh - truyền hình đã nhanh chóng thích ứng để chuyển mình trong bối cảnh chuyển đổi số.

Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu của nền báo chí cách mạng Việt Nam hiện đại

Thực tiễn hoạt động báo chí ở nước ta cho thấy, nhận thức về chuyển đổi số trong các cơ quan báo chí dễ bị nhầm với vấn đề số hóa dữ liệu báo chí. Do vậy, cần phân biệt tường minh hai khái niệm này. Có thể hiểu rằng, số hóa dữ liệu báo chí là quá trình hiện đại hóa, chuyển đổi các hệ thống dữ liệu báo chí thường sang hệ thống dữ liệu báo chí kỹ thuật số (chẳng hạn như chuyển từ văn bản báo in sang các file mềm trên máy tính, số hóa truyền hình chuyển từ phát sóng analog sang phát sóng kỹ thuật số,...). Chuyển đổi số trong các cơ quan báo chí được hiểu, đó là khai thác các dữ liệu báo chí có được từ quá trình số hóa, rồi áp dụng các công nghệ để phân tích, biến đổi các dữ liệu đó và tạo ra các tác phẩm, sản phẩm báo chí giá trị mới hơn, phù hợp với công chúng báo chí thời đại số. Có thể xem số hóa báo chí như một phần của quá trình chuyển đổi số báo chí.

 Hiện nay, bước đầu các cơ quan báo chí đã ứng dụng công nghệ số, gồm: Trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật, dữ liệu lớn, điện toán đám mây,... để sáng tạo tác phẩm và tổ chức sản xuất các sản phẩm báo chí. Cụ thể, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (máy tính, người máy, trợ lý ảo mà các trang web đang sử dụng. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, thì vẫn còn những hạn chế, khó khăn trong tiến trình chuyển đổi số báo chí. 

Để Báo chí Cách mạng Việt Nam hòa nhịp nhanh vào dòng chảy chuyển đổi số hiện nay, Đảng và Nhà nước cần ban hành chủ trương, chính sách phù hợp để khuyến khích báo chí phát triển trong bối cảnh bùng nổ truyền thông. Bên cạnh đó, cần phải xây dựng được một mô hình tổ chức hoạt động cơ quan báo chí chuẩn mực cho nền Báo chí Cách mạng Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số. Cần phải có sự hợp tác của nhà nghiên cứu lý luận về báo chí - truyền thông, nhà báo và nhà làm chính sách để thống nhất đưa ra một mô hình chuẩn giúp các cơ quan báo chí áp dụng và phát triển theo đặc trưng riêng có. Mặt khác, các cơ quan báo chí cần có sự nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, tầm quan trọng và những thành tựu vĩ đại của cuộc Cách mạng công nghệ số và sự thích ứng của lĩnh vực báo chí, từ đó xây dựng chiến lược, chiến thuật phát triển cho tòa soạn của mình. 

Mỗi nhà báo phải tự làm mới mình, thích ứng với kỹ năng, phương thức làm báo trong thời đại số hóa. Các cơ quan báo chí cần có chính sách đầu tư kỹ thuật - công nghệ thích hợp để đảm bảo là cơ sở, nền tảng quyết định chất lượng quản trị tòa soạn và tổ chức sản xuất các sản phẩm báo chí dựa trên nền tảng kỹ thuật - công nghệ số, đáp ứng nhu cầu của người dùng trong xã hội số. Các cơ sở đào tạo báo chí – truyền thông cần đổi mới, cải tiến nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới, nhất là kiến thức thực tiễn về đa nền tảng, công nghệ, do đó chưa thu hút sự tuyển dụng, nguồn nhân lực của các cơ quan báo chí.

Một số giải pháp, khuyến nghị góp phần để báo chí cách mạng Việt Nam chuyển đổi số thành công

Đối với ngành Báo chí, Đảng cần có một Nghị quyết riêng về chuyển đổi số trong lĩnh vực báo chí; bởi, báo chí đóng vai trò quan trọng đối với chuyển đổi số quốc gia. Báo chí góp phần kết nối xã hội, phản biện chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước. Trung ương Đảng giao cho Ban Tuyên giáo các cấp triển khai định hướng, chỉ đạo thực hiện công tác chuyển đổi số trong công tác tư tưởng văn hóa, trong đó có lĩnh vực báo chí, cụ thể:

Một là, Ban Tuyên giáo Trung ương và Ban Tuyên giáo các tỉnh, thành phố, ngành (gọi tắt là ban tuyên giáo các cấp) trước tiên phải đi đầu trong chuyển đổi số các hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo công tác báo chí. 

Hai là, nội dung công tác lãnh đạo, chỉ đạo báo chí ở Ban Tuyên giáo các cấp cũng phải được tận dụng tối đa các tính năng chuyên đổi số. Nội dung lãnh đạo, chỉ đạo báo chí được chuyển đổi số nghĩa là phải hình thành được nội dung lãnh đạo, chỉ đạo báo chí báo chí số. 

Ba là, phương thức lãnh đạo, chỉ đạo báo chí phải thông qua chuyển đổi số. Thực hiện chuyển đổi số trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo báo chí thì tất yếu cũng phải hình thành được phương thức lãnh đạo, chỉ đạo báo chí số. Phương thức lãnh đạo, chỉ đạo báo chí số tương thích nhất, hợp lý nhất trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia phải là phương thức lãnh đạo, chỉ đạo báo chí đa linh hoạt.

Quốc hội đã ban hành Luật Báo chí (năm 2016). Đến nay, đã 8 năm thi hành Luật Báo chí, có rất nhiều điểm cần sửa đổi, bổ sung hoàn thiện ban hành Luật Báo chí mới. Quốc hội cần tiếp tục xem xét xây dựng khung khổ pháp luật, môi trường thuận lợi thúc đẩy phát triển, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển kinh tế số; hỗ trợ, khuyến khích sự ra đời, hoạt động của những lĩnh vực mới, mô hình mới. Tập trung sửa đổi những quy định của pháp luật gây mâu thuẫn, chồng chéo, cản trở phát triển kinh tế, trong đó có các quy định pháp luật về truyền thông, báo chí, chuyển đổi số trong lĩnh vực báo chí, truyền thông.

Việc hoàn thiện khung khổ pháp lý, cơ chế, chính sách là một yêu cầu lớn, một nội dung quan trọng, là mũi nhọn mang tính đột phá để chuyển đổi số thành công, qua đó phát triển nhanh và bền vững. Trước mắt, sớm tổng kết 8 năm thi hành Luật Báo chí và sửa đổi, cập nhật, bổ sung ban hành mới Luật Báo chí đáp ứng yêu cầu phát triển của nền báo chí Cách mạng Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ Tư và công cuộc chuyển đổi số quốc gia.

Để thúc đẩy chuyển đổi số nói chung và thực hiện Đề án 06 nói riêng, phải có KHCN, tài chính, nguồn nhân lực,... Công cuộc chuyển đổi số và Đề án 06 đã được triển khai tích cực nhằm phục vụ tốt nhất người dân, vì người dân là trung tâm, chủ thể, mục tiêu, nguồn lực và động lực của chuyển đổi số. Tuy nhiên, trong lĩnh vực báo chí, truyền thông, Chính phủ cần ban hành các chính sách riêng, khuyến khích ngành thông tin và truyền thông đi đầu trong chuyển đổi số. Bởi, thông tin và truyền thông là lực lượng tiên phong, kết nối, chia sẻ nhận thức, kiến thức và kỹ năng chuyển đổi số. Báo chí là lực lượng xung kích, quan trọng phải tiên phong trong chuyển đổi số trong toàn hệ thống các cơ quan báo chí, từ trung ương đến địa phương. Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành ở trung ương và địa phương, cụ thể:

Thứ nhất, đối với Bộ Thông tin và Truyền thông và Sở Thông tin và Truyền thông các địa phương. Thông tin và Truyền thông cũng như Sở Thông tin và Truyền thông các địa phương cần quan tâm hơn nữa việc tham mưu cho Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố đẩy mạnh thực hiện quy hoạch hệ thống báo chí, trong đó, hướng đến xây dựng các cơ quan báo chí chủ lực, đa phương tiện và hình thành các co quan báo chí số; đồng thời, quản trị tốt hệ thống dữ liệu báo chí quốc gia và của các cơ quan báo chí. Cùng với đó là đảm bảo an ninh an toàn thông tin và tăng cường thực thi pháp luật báo chí và đạo đức của đội ngũ người làm báo cách mạng Việt Nam. Sớm tổng kết 8 năm thi hành Luật Báo chí năm 2016, đề xuất sửa đổi, cập nhật, bổ sung kịp thời các nội dung hoạt động báo chí mà thực tiễn đang đặt ra, nhất là vấn đề chuyển đổi số trong hệ thống cơ quan báo chí.

Thứ hai, đối với cơ quan chủ quản báo chí các bộ, ngành trực thuộc Chính phủ. Cơ quan chủ quản báo chí phải đi đầu trong chuyển đổi số và phải coi chuyển đổi số trong cơ quan báo chí là “một phần máu thịt cơ thể” của mình. Cơ quan chủ quản báo chí không chỉ hô hào khẩu hiệu, mà cần bắt tay vào xây dựng một đề án về chuyển đổi số, trong đó, coi chuyển đổi số báo chí chính là một trong những tiêu chuẩn, mục tiêu số một để chuyển đổi số trong hoạt động của cơ quan chủ quản.

Thứ ba, nhiệm vụ quan trọng của chuyển đổi số trong báo chí giai đoạn hiện nay là tăng cường ứng dụng các thành tựu KHCN trong việc tự động hóa các quá trình sản xuất, sáng tạo ra các loại hình sản phẩm thông tin, các loại hình dịch vụ, kênh tiếp cận mới với độc giả. Tiếp tục hoàn thiện mô hình sản xuất đa phương tiện, sớm xây dựng một mô hình truyền thông hội tụ toàn diện. Các cơ quan báo chí cần tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất báo chí. Sớm khai thác sử dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo vào việc sản xuất các sản phẩm báo chí như Infogram, Flourish (sản xuất infographics), Wochit (sản xuất video), Vbee (biến văn bản thành giọng nói - text to speech), công cụ xác thực thông tin (fact-check),... Các cơ quan báo chí tăng cường sử dụng chatbot, trí tuệ nhân tạo để tương tác với độc giả; áp dụng công nghệ tòa soạn thông minh, tự động giới thiệu tin tức cho độc giả dựa trên hành vi của chính người dùng, tiến tới cho phép người dùng tự cá nhân hóa trang tin.

Thứ tư, đối với các cơ sở đào tạo báo chí, truyền thông. Cần có một đề án “quy hoạch” các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng báo chí của quốc gia trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay. Cần có một chính sách ưu tiên tặc biệt cho hoạt động đào tạo báo chí trong bối cảnh chuyển đổi số ở Việt Nam hiện nay. Rà soát, xây dựng một chương trình đào tạo báo chí chuẩn của quốc gia trong bối cảnh chuyển đổi số. Các cơ sở đào tạo báo chí rà soát, sửa đổi, bổ sung, cập nhật kiến thức làm báo số trong hệ thống giáo trình, bài giảng về báo chí; cần có chiến lược, chính sách mạnh mẽ để đầu tư nguồn nhân lực phục vụ hoạt động đào tạo báo chí trong bối cảnh chuyển đổi số. Cần có sự chung tay giữa cơ sở đào tạo và cơ quan báo chí trong đào tạo nguồn nhân lực báo chí trong lộ trình chuyển đổi số. Cần mở rộng hợp tác quốc tế trọng đào tạo nhân lực báo chí trong thời đại số. Cần đầu tư kỹ thuật, công nghệ và môi trường học tập tốt để tạo động lực cho dạy và học báo chí trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay.

Thành tựu vĩ đại của cuộc cách mạng công nghệ thông tin và cuộc cách mạng công nghệ số đã thực sự là đòn bảy đổi mới phương thức sản xuất của tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Báo chí thế giới đã và đang có bước chuyển mình mạnh mẽ trước “cuộc đua” chuyển đổi số. Báo chí Cách mạng Việt Nam có bề dày lịch sử 99 năm xây dựng và phát triển đã và đang hòa mình vào “dòng chảy” chuyển đổi số để phát triển chuyên nghiệp, hiện đại.

PGS, TS. HÀ HUY PHƯỢNG
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Nguồn: Tạp chí Tài nguyên và Môi trường số 11+12 năm 2024

Tin tức

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn làm việc về sắp xếp tổ chức, bộ máy 2 viện hàn lâm khoa học

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình dự Festival Hoa Đà Lạt

Chủ tịch nước Lương Cường thăm và làm việc tại tỉnh Thanh Hoá

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy mong muốn Nhật Bản hỗ trợ chương trình quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển

Tài nguyên

Bộ TN&MT làm việc với UBND tỉnh Thái Nguyên về công tác quản lý đất đai và tài nguyên nước

Nhanh chóng đưa Luật Địa chất và Khoáng sản vào thực tiễn cuộc sống

Bộ TN&MT tổ chức Hội nghị phổ biến, tuyên truyền Luật Tài nguyên nước, Luật Đất đai

Thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản hiệu quả, bền vững

Môi trường

Hiện thực hóa các mục tiêu bảo vệ môi trường

Nâng cao nhận thức bảo vệ “bạn đồng hành” trong thiên tai

“Tham vọng” đưa sếu đầu đỏ về sống quanh năm ở Tràm Chim

Nâng cao nhận thức, kiến thức và kỹ năng truyền thông, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên và môi trường cho nông dân huyện Đan Phượng

Video

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero

Dương Kinh (Hải Phòng): Đi tìm lời giải trong việc thu hồi đất tại phường Hòa Nghĩa

Khoa học

Giải pháp thúc đẩy phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo luật Bảo vệ môi trường năm 2020

Ứng dụng công nghệ khoáng, vi sinh và nước xử lý ô nhiễm môi trường chăn nuôi

Đánh giá ảnh hưởng môi trường của một số ao nuôi tôm khu vực phía Nam huyện Nhà Bè

Khảo sát quá trình lên men nghệ mật ong ở một số môi trường khác nhau

Chính sách

Giá khoáng sản quan trọng tăng và triển vọng doanh nghiệp khai khoáng trong nước

Tăng cường đôn đốc thu ngân sách các khoản liên quan đến đất đai trong tháng cuối năm 2024

Bộ Nội vụ triển khai nghị định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội vừa có hiệu lực

Thanh Hóa: Khai sai thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường Công ty Hồng Phượng bị truy thu hơn 600 triệu đồng

Phát triển

Khánh thành Trung tâm Dữ liệu Đồng bằng sông Cửu Long: Hành trình kiến tạo tương lai bền vững

Tuần lễ hồng tại Nhiệt điện Thái Bình trọn vẹn nghĩa tình

Bộ Tài nguyên và Môi trường làm tốt công tác chuyển đổi số trong ngành

Bộ TN&MT: Quyết liệt triển khai các nhiệm vụ, dự án lớn về chuyển đổi số và hoàn thiện cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường

Diễn đàn

Thời tiết ngày 7/12: Không khí lạnh tràn về, Bắc Bộ mưa rét

Tin mới nhất về Gió mùa Đông Bắc ngày 7/12

Thời tiết ngày 6/12: Không khí lạnh tràn về, Bắc Bộ mưa rét

Tin Gió mùa Đông Bắc ngày 6/12

Kinh tế xanh

Miến Dong sạch Trung Kiên: Sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe và môi trường