Ông Lê Hùng Thắng: Ninh Bình triển khai tích cực nhiều biện pháp tuyên truyền Luật Đất đai năm 2024

09/08/2024

TN&MTNgười dân, doanh nghiệp đặt kỳ vọng vào những điểm mới của Luật với mong muốn góp phần giải quyết những bất cập về quản lý đất đai chưa giải quyết được, nhất là liên quan đến các trường hợp phải thu hồi đất. Ninh Bình đang tích cực triển khai nhiều biện pháp tuyên truyền sâu, rộng Luật Đất đai 2024 đến các địa phương - đó là chia sẻ của ông Lê Hùng Thắng, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Bình với phóng viên Tạp chí TN&MT mới đây.

Ông Lê Hùng Thắng, Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Ninh Bình: Luật Đất đai năm 2024 kiến tạo sự phát triển với tư duy đột phá mới

Ông Lê Hùng Thắng, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Ninh Bình

PV: Xin ông cho biết công tác tổ chức thực hiện triển khai tuyên truyền phổ biến thi hành Luật Đất đai 2024 thời gian qua tại Ninh Bình?

Ông Lê Hùng Thắng: Trước tiên phải khẳng định Luật Đất đai 2024 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2024 là thể hiện sự quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta, trong việc thể chế hóa những quy định đổi mới, mang tính đột phá dựa trên kết quả tổng kết, đánh giá từ thực tiễn của người dân và xã hội. Từ đó, góp phần quản lý, khai thác tốt nguồn lực về tài nguyên đất, bảo đảm tiết kiệm, đạt hiệu quả cao và bền vững, thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đem lại nhiều lợi ích cho người dân và doanh nghiệp, nhất là việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người sử dụng đất.

Sở TN&MT là cơ quan chuyên môn, được UBND tỉnh Ninh Bình giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành của tỉnh, UBND các cấp xây dựng kế hoạch tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật của Trung ương và của tỉnh. Bên cạnh đó, Sở có một nhiệm vụ trọng tâm là rà soát, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền HĐND, UBND tỉnh ban hành.

Thực hiện Quyết định số 222/QĐ-TTg ngày 05/3/2024; Văn bản số 202/TTg-NN ngày 26/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật đất đai số 31/2024/QH15 (Luật Đất đai năm 2024) và Kế hoạch số 79/KH - UBND ngày 04/4/2024 của UBND tỉnh Ninh Bình về tổ chức triển khai thi hành Luật Đất đai 2024. Trên cơ sở đó, ngày 25/4/2024 Sở TN&MT Ninh Bình đã ban hành Kế hoạch số 1031/KH-STNMT đề ra một số nhiệm vụ, giải pháp triển khai thi hành Luật Đất đai 2024 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

Ngay từ những ngày đầu tổ chức triển khai Sở TN&MT đã xác định rõ nội dung công việc, thời hạn hoàn thành và trách nhiệm của các phòng, đơn vị chuyên môn thuộc Sở và trách nhiệm của phòng TN&MT cấp huyện, cán bộ địa chính cấp xã. Trong quá trình triển khai thực hiện Sở thường xuyên theo dõi, kiểm tra đôn đốc các cơ quan, tổ chức và địa phương thực hiện tốt các nhiệm vụ đã được nêu trong Kế hoạch đúng tiến độ. Tổng hợp kết quả thực hiện của các cơ quan, đơn vị tổ chức, đồng thời đề xuất xử lý những khó khăn, vướng mắc báo cáo UBND tỉnh theo quy định. Đảm bảo các điều kiện cho việc tổ chức thi hành Luật đất đai 2024 kịp thời, đồng bộ, thống nhất, hiệu lực hiệu quả góp phần tích cực trong công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh.

Hiện nay, chúng tôi đã giao cho các phòng các đơn vị trực thuộc như: Phòng quy hoạch, kế hoạch định giá đất và giao đất; Phòng đăng ký đất đai và đo đạc bản đồ, Văn phòng Đăng ký đất đai tập trung tham mưu gấp rút tổ chức triển khai Luật Đất đai 2024 trên địa bàn toàn tỉnh. Ngoài việc tổ chức các buổi hội nghị tập huấn thì nghiên cứu lồng ghép trong quá trình nghiên cứu hồ sơ từng vụ việc cụ thể để so sánh những điểm mới, điểm khác biệt của Luật Đất đai 2024 với Luật đất đai 2013.

Hiện nay, chúng tôi đang triển khai tuyên truyền theo hình thức, ngoài các bảng điện tử tra cứu thông tin được cập nhật thường xuyên chúng tôi còn trang bị mua thêm sách Luật Đất đai 2024 do NXB TNMT và bản đồ Việt Nam phát hành để cán bộ công chức, viên chức làm trong ngành quản lý đất đai và các phòng ban có liên quan để tiện nghiên cứu.

Trong khi giải quyết công việc cán bộ, công chức, viên chức của ngành áp dụng vào từng vụ, việc cụ thể để giải thích cho người dân hiểu về những điểm mới của Luật. Nhất là các vấn đề, liên quan đến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, bỏ khung giá đất và định giá đất, áp dụng bảng giá đất theo giá thị trường; nguyên tắc về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; mở rộng đối tượng được nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp, các quy định liên quan đến đất ở cho đồng bào dân tộc thiểu số và đất cho đồng bào là người Việt Nam định cư ở nước ngoài…

Ông Lê Hùng Thắng, Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Ninh Bình: Luật Đất đai năm 2024 kiến tạo sự phát triển với tư duy đột phá mới

Các đại biểu tham gia hội nghị tập huấn triển khai thi hành luật đất đai ngày 02/8/2024 do UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức

PV: Theo ông Luật Đất đai 2024, sẽ tháo gỡ được những “điểm nghẽn” nào trong công tác quản lý đất đai tại địa phương?

Ông Lê Hùng Thắng: Luật Đất đai 2024 sẽ giải quyết nhiều vấn đề, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý đất đai tại địa phương, nhằm góp phần đưa Luật Đất đai 2024 đi vào thực tiễn.

Cụ thể, về kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, đã quy định rõ các tỉnh không phải là thành phố trực thuộc trung ương không phải lập kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh nhưng phải phân kỳ quy hoạch sử dụng đất cho từng kỳ kế hoạch 05 năm. Bổ sung quy định đối với thành phố trực thuộc Trung ương thì không lập quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh mà căn cứ vào quy hoạch đô thị để lập kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, qua đó giúp tỉnh chủ động và giảm bớt các thủ tục về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Đối với việc đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công các dự án trên địa bàn tỉnh, đã giảm bớt các thủ tục về bổ sung Kế hoạch sử dụng đất để triển khai dự án nhằm đẩy nhanh việc giải ngân vốn đầu tư công trong năm và triển khai ngay việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư,... Cụ thể, các dự án đầu tư công, dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư thẩm quyền Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ, cơ quan Trung ương, HĐND tỉnh và các dự án thẩm quyền quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ thì được thực hiện mà không phải bổ sung vào kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện.

Về giao đất, cho thuê đất các dự án đấu thầu, đấu giá quyền sử dụng đất, đã quy định cụ thể việc giao đất, cho thuê đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất; giao đất, cho thuê đất thông qua đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất. Đồng thời, quy định người sử dụng đất có đất bị thu hồi sẽ được bồi thường theo đúng giá thị trường, được bố trí tái định cư theo hướng ưu tiên tái định cư tại chỗ. Đối với nhà đầu tư, giúp đảm bảo được lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhà đầu tư, giúp nhà đầu tư biết rõ chi phí và thời gian thực hiện hoàn thành bồi thường giải phóng mặt bằng và được giao đất để thực hiện dự án.

Ngoài ra, Luật đã quy định cụ thể các trường hợp Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Cụ thể, tại Điều 79 Luật Đất đai 2024 quy định 31 trường hợp Nhà nước “thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng”; như các dự án xã hội hóa về giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục - thể thao, môi trường; khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; khu công nghệ thông tin tập trung; khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao; hoạt động lấn biển; hoạt động khai thác khoáng sản,... Đối với các dự án có tính chất như trên đã giải quyết các vấn đề xác định Nhà nước thu hồi đất và tạo quỹ đất sạch để nhà đầu tư sớm triển khai các dự án nhằm phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đảm bảo hài hòa giữa lợi ích của người dân, lợi ích xã hội.

PV: Thời gian tới Sở TN&MT Ninh Bình sẽ triển khai những nhiệm vụ trọng tâm gì trong công tác tham mưu hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thi hành thuộc thẩm quyền cấp tỉnh ban hành thưa ông?

Ông Lê Hùng Thắng: Luật Đất đai 2024 được Quốc hội thông qua có hiệu lực thi hành từ 01/8/2024 nên nhiệm vụ trọng tâm hiện nay của Sở là tập trung tham mưu soạn thảo để hoàn thiện các văn bản QPPL thuộc thẩm quyền HĐND, UBND cấp tỉnh ban hành theo chức năng, nhiệm vụ. Để đảm bảo trong quá trình triển khai Luật hạn chế thấp nhất những vướng mắc, bất cập về sau Sở rất thận trọng trong việc tham mưu soạn thảo văn bản hướng dẫn. Nhất là khi tham mưu cho UBND tỉnh góp ý các dự án đầu tư làm cơ sở để cơ quan có thẩm quyền quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, tránh sau này khi chấp thuận xong lại không thể giao và cho thuê đất được.

Người dân, doanh nghiệp đặt kỳ vọng vào những điểm mới của Luật với mong muốn góp phần giải quyết những bất cập về quản lý đất đai chưa giải quyết được, nhất là liên quan đến các trường hợp phải thu hồi đất. Vì vậy để sớm hiện thực hóa những kỳ vọng của người dân và doanh nghiệp chúng ta cần khắc phục loại bỏ được những bất cập đó. Bởi vì như ta đã biết, Luật Đất đai 2024 đã hướng tới việc cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân; nâng cao việc ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số trong quá trình quản lý sử dụng đất và đưa các quy định về giao đất, đấu giá, đấu thầu một cách minh bạch để việc quản lý sử dụng đất được thực hiện ngày càng hiệu quả, chặt chẽ.

Bên cạnh đó, thời gian tới chúng tôi sẽ tập trung chỉ đạo các phòng, đơn vị chuẩn bị tốt cho công tác tập huấn, phổ biến Luật về đến cơ sở theo Kế hoạch số 79/KH - UBND ngày 04/4/2024 của UBND tỉnh Ninh Bình và Kế hoạch số 1031/KH-STNMT ngày 25/4/2024 của Sở TN&MT về một số nhiệm vụ, giải pháp triển khai thi hành Luật Đất đai 2024 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Huy động tối đa nguồn nhân lực để xử lý tốt công việc, đảm bảo độ chắc chắn các hoạt động liên quan phải được thực thi ngay.

Đất đai là nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên, đất đai là một lĩnh vực rất nhạy cảm, phức tạp, vì vậy công tác quản lý đất đai đòi hỏi ngày càng chặt chẽ đúng luật. Luật Đất đai 2024 khi đi vào cuộc sống sẽ hỗ trợ tốt cho công tác quản lý, hỗ trợ cho việc thực hiện các thủ tục hành chính của người dân và doanh nghiệp.

PV: Vậy trong công tác triển khai tuyên truyền, phổ biến Luật đất đai 2024, địa phương có khó khăn gì không thưa ông?

Luật Đất đai 2024 có hiệu lực đồng nghĩa với khối lượng công việc soạn thảo các văn bản hướng dẫn thi hành thuộc thẩm quyền HĐND, UBND cấp tỉnh ban hành phải phù hợp với quy định của các Nghị định và Thông tư của Trung ương, trong khi đó một số Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật đến ngày 30/7 mới ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/8/2024, trong đó có nhiều nội dung giao cho địa phương quy định phải có hiệu lực ngay, các Thông tư của Bộ, ngành Trung ương hướng dẫn chưa được ban hành, bộ TTHC về đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của tỉnh, huyện, xã chưa được Bộ TN&MT công bố. Do đó, khối lượng công việc của các cơ quan tham mưu liên quan trong tổ chức thực thi Luật Đất đai 2024 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật là rất lớn. Đối với Sở TN&MT Ninh Bình cũng không ngoại lệ, đây được xem là một thách thức không nhỏ đối với công tác tham mưu phải đáp ứng đầy đủ cả về mặt nội dung và thể thức, việc xây dựng văn bản cũng phải đảm bảo thể chế hóa đầy đủ nội dung, nếu không sẽ dẫn đến một thực trạng Luật ban hành có thể tốt về mặt chính sách, tốt về mục tiêu, nhưng văn bản hướng dẫn chưa sát “vô tình” tạo thêm những trở ngại không đúng như mong muốn của Luật.

Hơn nữa để có thể xử lý, giải quyết kịp thời cho người dân khi Luật có hiệu lực chúng tôi cần phải rà soát để tổ chức lại các công việc, quy trình mới, nhất là sau khi Bộ TN&MT công bố bộ TTHC về đất đai mới phải kịp thời xây dựng lại quy trình điện tử, quy trình nội bộ giải quyết TTHC để đảm bảo không bị ách tắc trong khâu tiếp nhận và giải quyết TTHC đồng thời rà soát năng lực của cán bộ trong việc tiếp cận, nhận thức đầy đủ về Luật Đất đai 2024. Thông tin kịp thời và đầy đủ nhất để cho các cán bộ thực thi hiểu đúng, hiểu đủ, để có thể làm được để rồi hướng dẫn cho người dân, doanh nghiệp và các đối tượng liên quan cũng hiểu đúng, hiểu đủ, hiểu thống nhất để thực thi Luật.

Hiện nay, việc triển khai chính sách về bố trí đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn ở miền núi không chỉ đơn thuần dựa vào quy định, dựa vào công tác tổ chức mà quan trọng nhất là nguồn quỹ đất. Khi nguồn quỹ đất hạn chế thì đây cũng là một thách thức rất lớn để đưa các chính sách được thực thi.

Bên cạnh đó, còn có những vướng mắc bất cập mà bây giờ chúng ta chưa thấy được và chỉ khi thực thi mới phát sinh, nhận diện được đầy đủ. Do đó, trong quá trình triển khai nhiệm vụ cũng phải lường trước mọi tình huống để bám sát quá trình thực thi này, phát hiện kịp thời những vướng mắc, bất cập để có giải pháp phù hợp để tháo gỡ, giảm bớt được khó khăn, bất cập đó.

PV: Xin trân trọng cảm ơn ông!   

Kiều Vượng (thực hiện)

 

Tin tức

Hội nghị Trung ương 10: Cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược

Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII

Đảng ủy Bộ TN&MT quán triệt, triển khai Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 14/6/2024 của Bộ Chính trị

Đảng đoàn Quốc hội và Ban Cán sự đảng Chính phủ tổ chức Hội nghị về kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Tài nguyên

Thăm dò, quản lý trữ lượng, tài nguyên khoáng sản: Hướng đến khai thác bền vững

Sơn La: Hoàn thành điều tra, đánh giá ô nhiễm đất

Cần Thơ: Phổ biến, tuyên truyền Luật Tài nguyên nước 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành

Thừa Thiên - Huế: Tập trung nguồn lực để tuyên truyền hiệu quả Luật Đất đai 2024 vào thực tiễn

Môi trường

Nguy cơ lũ lụt cao khi bão số 4 đổ bộ

Bảo vệ môi trường di sản quần thể danh thắng Tràng An

Khắc phục sự cố vỡ đập bùn thải quặng đuôi tại Bắc Kạn

Khẩn trương kiểm soát ô nhiễm môi trường sau mưa lũ

Video

Điều chỉnh bảng giá đất phải tuân thủ quy định tại Nghị định 71/2024/NĐ-CP

Kết quả bước đầu kiểm tra 2 cuộc đấu giá đất tại huyện Thanh Oai và huyện Hoài Đức

Bộ TN&MT phổ biến các Nghị định, quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai 2024

Bộ TN&MT mong muốn được lắng nghe những khó khăn, vướng mắc trong triển khai Luật Đất đai 2024

Khoa học

Bài 2: Đề xuất tiêu chí ảnh Viễn thám sử dụng trích xuất thông tin vùng ảnh hưởng do thiên tai

Dữ liệu viễn thám phục vụ cảnh báo, dự báo thiên tai

Sử dụng ảnh vệ tinh radar đánh giá nhanh thiệt hại do bão và vùng lũ lụt

Cần có giải pháp đồng bộ về cảnh báo sớm nguy cơ trượt lở đất đá, lũ quét

Chính sách

CÔNG ĐIỆN: Chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương nghiên cứu đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới

Thanh Hóa: Khu du lịch sinh thái biển Du Xuyên chậm tiến độ kéo dài, vi phạm các quy định của luật đất đai

Các địa phương tập trung khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống sau bão

Phát triển

Bốc thăm chia bảng giải bóng đá “Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp” lần VI - năm 2024

Hàng triệu trái tim người dân Đắk Lắk hướng về đồng bào vùng lũ miền Bắc

Quản lý thị trường Lào Cai chung tay cùng người dân địa phương vượt lũ

Phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng

Diễn đàn

Bão số 4 gây mưa lớn: Các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Nam đề phòng lũ quét và sạt lở đất

Tin Bão khẩn cấp - Cơn bão số 4

Thời tiết ngày 19/9: Bão số 4 khiến khu vực Trung Bộ mưa to đến rất to

Bão Yagi: Hành trình không bao giờ quên của dự báo viên khí tượng thủy văn