Tài Nguyên và Môi Trường eMagazine

Nước vì sự phát triển bền vững

Nhận lời mời của Tổng Thư ký Liên hợp quốc António Guterres, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị Liên hợp quốc rà soát toàn diện giữa kỳ việc thực hiện các mục tiêu của Thập kỷ hành động “Nước vì sự phát triển bền vững” giai đoạn 2018 - 2022 tại New York, Hoa Kỳ.

Hội nghị “Nước vì sự phát triển bền vững” đưa ra mục tiêu đến năm 2030, tất cả người dân trên thế giới đều có thể tiếp cận nguồn nước an toàn và vệ sinh. Hội nghị là cơ hội để các quốc gia cùng thảo luận, đánh giá, chia sẻ kinh nghiệm, kết quả triển khai Thập kỷ Hành động "Nước vì phát triển bền vững"; tìm kiếm các sáng kiến mới, đưa ra những cam kết và các chương trình hành động toàn cầu.

Đây cũng là sự kiện đánh dấu sự thay đổi lớn, căn bản trong nhận thức của nhân loại về vai trò, tầm quan trọng của tài nguyên nước đối với các thế hệ hôm nay, mai sau.

Nước vì sự phát triển bền vững

Tổng thống Emomali Rahmon (trái) của Tajikistan và Quốc vương Willem-Alexander của Hà Lan khai mạc Hội nghị về Nước của LHQ do chính phủ hai nước đồng đăng cai

Hội nghị khai mạc bằng lời kêu gọi từ thế hệ trẻ với đại diện hai quốc gia đồng tổ chức là Nhà vua Hà Lan và Tổng thống Tajikistan cùng chung tay chắp nối dòng chữ: Hãy hành động vì nước!

Theo báo cáo của Liên hợp quốc, hiện cứ 4 người trên thế giới thì 1 người phải dùng nguồn nước uống không an toàn. Và với tình trạng sử dụng nước chưa tiết kiệm, xả thải chưa an toàn, dự báo khoảng hơn 2 tỷ người dân đô thị sẽ đối diện với tình trạng khan hiếm nước vào năm 2050.

Nước vì sự phát triển bền vững

Đảm bảo tiếp cận nước sạch và vệ sinh là một trong 17 mục tiêu phát triển bền vững mà Liên hợp quốc đã đề ra, cùng đồng hành với xóa đói, giảm nghèo, bình đẳng giới và chống biến đổi khí hậu. Để đạt được mục tiêu này, Liên hợp quốc kêu gọi các quốc gia cùng chung để xóa đi khoảng cách trong trình độ quản lý nguồn nước, gia tăng đầu tư cơ sở hạ tầng cho nước. Và một yếu tố không thể thiếu là giải quyết biến đổi khí hậu.

Nước vì sự phát triển bền vững

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu khai mạc tại Phiên toàn thể ngày 22/3

Trong bài phát biểu tại phiên toàn thể hội nghị Liên hợp quốc “Nước vì sự phát triển bền vững”, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chia sẻ mối quan tâm, lo ngại trước thực tế, gần 1/3 dân số thế giới đang sống ở các quốc gia bị căng thẳng hoặc khan hiếm về nước. Tổ chức Khí tượng thế giới dự báo, đến năm 2050, sẽ có hơn 5 tỷ người gặp khó khăn về tiếp cận nước. Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo, 40% dân số thế giới bị ảnh hưởng do thiếu và khan hiếm nước. Dịch bệnh liên quan đến ô nhiễm nước có thể làm mất đi 7-10% GDP toàn cầu.

Nước vì sự phát triển bền vững

Theo Phó Thủ tướng, tài nguyên nước đang phải chịu những áp lực to lớn chưa từng có do tính chất ngày càng cực đoan của biến đổi khí hậu, thiên tai, ô nhiễm, nguy cơ cạn kiệt do việc khai thác và sử dụng thiếu bền vững. Do đó, nhân loại cần hành động ngay trước khi quá muộn. Chương trình nghị sự về nước phải được đặt ở vị trí quan trọng trong phát triển bền vững như đối với biến đổi khí hậu, phát triển KT-XH và BVMT.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, Việt Nam đã và đang triển khai nhiều chủ trương, giải pháp tăng cường quản lý, bảo vệ hiệu quả, khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên nước, đảm bảo thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững theo Chương trình nghị sự 2030; Việt Nam luôn nỗ lực hoàn thiện, củng cố khung thể chế, chính sách, đảm bảo người dân được tiếp cận với nước sạch, hợp vệ sinh; cam kết đảm bảo phát huy tối đa lợi ích mà nước mang lại đồng thời giảm thiểu các tác hại liên quan đến nước góp phần phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân. 

Nước vì sự phát triển bền vững

Phó Thủ tướng khẳng định: Việt Nam cam kết tiếp tục hợp tác với các nước về trao đổi, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên nước; tham gia các chương trình hành động, sáng kiến hợp tác về nước, ninh nguồn nước; tăng cường hợp tác và chia sẻ thông tin dữ liệu xuyên biên giới, nhất là với các quốc gia có chung nguồn nước, góp phần cho nỗ lực toàn cầu vì một thế giới phát triển bền vững.

Nước vì sự phát triển bền vững

Phiên đối thoại cấp cao Hợp tác về nước thu hút rất đông sự tham gia của các trưởng đoàn của nhiều quốc gia có các dòng sông xuyên biên giới chảy qua

Nước vì sự phát triển bền vững

Ngày 23/3, tiếp tục chương trình tham dự Hội nghị Liên hợp quốc Rà soát toàn diện giữa kỳ việc thực hiện các mục tiêu của thập kỷ hành động "Nước vì sự phát triển bền vững" giai đoạn 2018-2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã tham dự với tư cách diễn giả chính tại Phiên đối thoại về hợp tác nước.

Tại Phiên đối thoại, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cho biết, 60% lượng nước của Việt Nam được sản sinh từ các dòng sông xuyên biên giới. Việt Nam cũng tham gia mô hình hợp tác Uỷ hội sông Mekong, được nhiều quốc gia quan tâm. Trên phạm vi thế giới hiện có hơn 40% dân số toàn cầu đang sinh sống tại các lưu vực sông, hồ xuyên biên giới.

Nước vì sự phát triển bền vững

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lắng nghe và chia sẻ với các diễn giả tại phiên toàn thể về các giải pháp khai thác, sử dụng bền vững, phục hồi nguồn nước trên toàn cầu

Theo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, tài nguyên nước là chủ đề có ý nghĩa rất quan trọng trong bối cảnh yêu cầu cấp bách về tăng cường hợp tác trong quản lý, khai thác và sử dụng bền vững nguồn nước xuyên biên giới, lưu vực sông. Các lưu vực sông đều có chức năng rất quan trọng về môi trường, phát triển năng lượng, nông nghiệp, thủy sản, cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt, giải trí…

Mỗi lưu vực sông xuyên biên giới cần được nhìn nhận đầy đủ để có cơ chế quản lý tổng hợp. Cùng với đó, sự thống nhất các dòng sông xuyên biên giới, cũng như sự đa dạng nhu cầu sử dụng tài nguyên nước, đòi hỏi cần có cơ chế hợp tác giữa các quốc gia.

Nước vì sự phát triển bền vững

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị các quốc gia cần xây dựng khuôn khổ pháp lý chung để quản lý toàn diện, tổng hợp lưu vực sông xuyên biên giới trong tính đa dạng và thống nhất. Từ đó, các quốc gia cùng nhau bảo đảm việc khai thác, sử dụng nước bền vững; chia sẻ các lợi ích từ nước; trao đổi, thảo luận, tham vấn lẫn nhau khi đưa ra những dự án phát triển trên cơ sở đánh giá tác động, môi trường, dòng chảy, lưu vực sông.

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, Phó Thủ tướng đề cập đến tính cấp thiết phải hình thành hệ thống quan trắc trực tiếp, ứng dụng giải pháp công nghệ hiện đại để đặt ra các bài toán, dự báo về các dòng sông.

Phó Thủ tướng đề nghị hình thành nên các cơ quan, tổ chức của Liên Hợp Quốc để điều phối, hỗ trợ khoa học, công nghệ, cơ chế tài chính liên quan đến quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho các quốc gia có dòng sông xuyên biên giới chảy qua.

Nước vì sự phát triển bền vững

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự Hội nghị

Bên cạnh đó, quản lý nguồn nước phải gắn với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường; xây dựng khuôn khổ pháp lý đi cùng với thiết lập chuẩn mực đạo đức xã hội trong quan hệ, ứng xử với tài nguyên nước.

Chia sẻ những áp lực ngày càng lớn liên quan đến tài nguyên nước mà Việt Nam đang phải đối mặt, đặc biệt dưới tác động của biến đổi khí hậu, cùng với nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên nước ngày càng tăng ở các quốc gia thượng nguồn, Phó Thủ tướng khẳng định Việt Nam cam kết sẽ tăng cường hợp tác hơn nữa với các tổ chức, các đối tác quốc tế, nhất là các quốc gia trong Ủy hội sông Mê Công quốc tế, các quốc gia tham gia cơ chế hợp tác Mê Công-Lan Thương để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững về nước xuyên biên giới.

"Quan trọng nhất là chia sẻ lợi ích sử dụng, phân bổ nguồn nước; giải quyết tình trạng thừa nước, thiếu nước, bảo đảm dòng chảy và bảo vệ hệ sinh thái, đa dạng sinh học", Phó Thủ tướng nói

Nước vì sự phát triển bền vững

 

Nước vì sự phát triển bền vững

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Bộ trưởng Bộ Nội vụ Hoa Kỳ Debra Haaland

Bên lề Hội nghị của Liên Hợp Quốc rà soát toàn diện giữa kỳ việc thực hiện các mục tiêu trong thập kỷ hành động "Nước vì sự phát triển bền vững" giai đoạn 2018-2022, ngày 22/3 (giờ địa phương), Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã có các cuộc gặp với Bộ trưởng Bộ Nội vụ Hoa Kỳ Debra Haaland, Bộ trưởng Phát triển bền vững và Môi trường Singapore Grace Fu, Bộ trưởng Nước sạch và Vệ sinh Ấn Độ Gajendra Singh Shekhawat.

Tại cuộc gặp Bộ trưởng Bộ Nội vụ Hoa Kỳ Debra Haaland, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị Hoa Kỳ tăng cường hỗ trợ Việt Nam trong xây dựng và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước, cảnh báo sớm về tài nguyên nước, giải quyết vấn đề quản lý nước ở khu vực sông Mekong; tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, giáo dục và an sinh xã hội.

Bộ trưởng Debra Haaland khẳng định Hoa Kỳ coi Việt Nam là đối tác quan trọng tại khu vực; nhấn mạnh sẽ tăng cường hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực quản lý nước, bảo tồn đa dạng sinh học, giáo dục đào tạo.

Nước vì sự phát triển bền vững

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trao đổi với Bộ trưởng Phát triển bền vững và Môi trường Singapore Grace Fu trong phối hợp triển khai thực hiện các cam kết về biến đổi khí hậu và tài nguyên nước

Tiếp Bộ trưởng Phát triển bền vững và Môi trường Singapore Grace Fu, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị hai bên xây dựng kế hoạch về các hoạt động hợp tác cụ thể, nhất là trong phối hợp triển khai thực hiện các cam kết về biến đổi khí hậu và tài nguyên nước; khuyến khích các doanh nghiệp Singapore đầu tư vào Việt Nam sử dụng công nghệ tiên tiến, ít phát thải khí carbon.

Bộ trưởng Grace Fu chúc mừng những thành tựu mà Việt Nam đạt được, đặc biệt là những nỗ lực trong thúc đẩy phát triển bền vững, chuyển đổi xanh và ứng phó biến đổi khí hậu; nhất trí thúc đẩy hợp tác chặt chẽ giữa 2 nước trong lĩnh vực quản lý tài nguyên, ứng phó biến đổi khí hậu và chuyển đổi năng lượng.

Nước vì sự phát triển bền vững

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trao đổi với Bộ trưởng Nước sạch và Vệ sinh Ấn Độ Gajendra Singh Shekhawat về các thỏa thuận hợp tác đã ký kết, nhất là liên quan đến tài nguyên nước, khí hậu, cảnh báo thiên tai, bão lũ

Trao đổi với Bộ trưởng Nước sạch và Vệ sinh Ấn Độ Gajendra Singh Shekhawat, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị hai bên tăng cường hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nước, ứng phó biến đổi khí hậu, cảnh báo thiên tai, khí tượng thủy văn và năng lượng xanh.

Bộ trưởng Gajendra Singh Shekhawat bày tỏ mong muốn hai bên thực hiện hiệu quả các thỏa thuận hợp tác đã ký kết, nhất là liên quan đến tài nguyên nước, khí hậu, cảnh báo thiên tai, bão lũ.

Nước vì sự phát triển bền vững

Nước vì sự phát triển bền vững

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Phó Thủ tướng Tanja Fajon thống nhất đẩy mạnh hợp tác giữa Việt Nam và Slovenia trong ứng phó biến đổi khí hậu và quản lý tài nguyên nước

Đẩy mạnh hợp tác giảm phát thải khí nhà kính, chuyển đổi năng lượng công bằng được Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh khi tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Slovenia Tanja Fajon; Bộ trưởng Chuyển đổi sinh thái Pháp Christophe Béchu; Đặc phái viên Tổng thống Hoa Kỳ về khí hậu John Kerry, sáng 23/3 (giờ địa phương), tại New York, bên lề Hội nghị về nước của Liên Hợp Quốc.

Tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Slovenia Tanja Fajon, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà hoan nghênh những nỗ lực hợp tác của Việt Nam và Slovenia trong lĩnh vực ứng phó biến đổi khí hậu và quản lý tài nguyên nước. Phó Thủ tướng đề nghị hai nước tiếp tục đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực này trong tương lai.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Tanja Fajon khẳng định Slovenia coi trọng thúc đẩy hợp tác nhiều mặt với Việt Nam, trong đó có quản lý tài nguyên nước và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Bà Tanja Fajon khẳng định Slovenia sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Việt Nam tại các diễn đàn đa phương, nhất là Liên Hợp Quốc.

Nước vì sự phát triển bền vững

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trao đổi với Bộ trưởng Chuyển đổi sinh thái Pháp Christophe Béchu về hợp tác khoa học, kỹ thuật trong chuyển dịch năng lượng công bằng

Tại cuộc gặp Bộ trưởng Chuyển đổi sinh thái Pháp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị hai bên tăng cường hợp tác kỹ thuật và công nghệ về bảo vệ tài nguyên nước, giảm phát thải khí nhà kính và ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt là trong thực hiện các cam kết về giảm phát thải.

Bộ trưởng Christophe Béchu khẳng định Pháp luôn coi Việt Nam là một trong những đối tác ưu tiên tại khu vực; cảm ơn Việt Nam đã hợp tác chặt chẽ trong khuôn khổ đa phương, nhất là Liên Hợp Quốc và Hội đồng Bảo an.

Ông Christophe Béchu nhấn mạnh cần thiết phải hợp tác đẩy mạnh triển khai Thỏa thuận về đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP), phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của Việt Nam.

Nước vì sự phát triển bền vững

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ Hoa Kỳ và cá nhân ông John Kerry trong việc thúc đẩy nỗ lực toàn cầu ứng phó với biến đổi khí hậu

Gặp Đặc phái viên Tổng thống Hoa Kỳ về khí hậu John Kerry, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định Việt Nam coi biến đổi khí hậu, chuyển đổi năng lượng là những lĩnh vực hợp tác ưu tiên hàng đầu giữa hai nước. Phó Thủ tướng đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ Hoa Kỳ và cá nhân ông John Kerry trong việc thúc đẩy nỗ lực toàn cầu ứng phó với biến đổi khí hậu.

Nhân dịp này, Phó Thủ tướng cảm ơn và mong muốn Chính phủ Hoa Kỳ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam triển khai các cam kết tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26) và triển khai hiệu quả Thỏa thuận về đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP).

Ông John Kerry cho rằng quan hệ hai nước phát triển hết sức tốt đẹp; khẳng định Hoa Kỳ mong muốn đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực. Đánh giá cao mong muốn của Việt Nam, ông Kerry đồng thời bày tỏ cam kết tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa việc thực hiện có hiệu quả các cam kết tại COP26, cũng như tiến trình chuyển đổi năng lượng và xây dựng nền kinh tế phát thải thấp tại Việt Nam.

Nước vì sự phát triển bền vững

Nước vì sự phát triển bền vững

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đánh giá cao sáng kiến và nỗ lực của Nhà vua Hà Lan Willem-Alexander Claus George Ferdinand trong việc tổ chức và đồng chủ trì hội nghị về nước của LHQ 

Trong cuộc gặp Nhà vua Hà Lan, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đánh giá cao sáng kiến và nỗ lực của Nhà vua trong việc tổ chức và đồng chủ trì hội nghị có ý nghĩa quan trọng này, 46 năm kể từ hội nghị đầu tiên của LHQ về nước năm 1977.

Phó Thủ tướng mong muốn Hoàng gia và cá nhân Nhà vua tiếp tục ủng hộ đẩy mạnh toàn diện quan hệ hai nước, trong đó có hỗ trợ tài chính, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam trong các lĩnh vực chuyển đổi xanh, năng lượng tái tạo, quản lý tài nguyên nước và ứng phó biến đổi khí hậu.

Nhà vua Hà Lan bày tỏ sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong tiến trình chuyển đổi xanh, trong đó có quản lý và sử dụng tài nguyên nước hiệu quả.

Nước vì sự phát triển bền vững

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Tổng Thư ký LHQ António Guterres

Tại cuộc gặp Tổng Thư ký LHQ António Guterres, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết, Việt Nam mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của LHQ về tư vấn kỹ thuật, chuyên môn, nguồn lực tài chính và công nghệ nhằm thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu và đảm bảo an ninh nguồn nước.

Phó Thủ tướng cũng nêu đề nghị LHQ hỗ trợ các nước lưu vực sông Mekong trong bảo đảm sử dụng và quản lý bền vững nguồn nước, nâng cao khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu.

Tổng Thư ký LHQ António Guterres khẳng định Việt Nam là hình mẫu điển hình và đối tác tin cậy của LHQ.

Những tiến bộ, cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong ứng phó với biến đổi khí hậu hoàn toàn có thể nhân rộng để các quốc gia khác học tập.

Ông António Guterres khẳng định LHQ sẽ tiếp tục tích cực thúc đẩy cải tổ các thể chế kinh tế, tài chính quốc tế, bảo đảm tốt hơn lợi ích của các nước đang phát triển.

Trước đó, tại phiên khai mạc Hội nghị của LHQ rà soát toàn diện giữa kỳ việc thực hiện các mục tiêu trong thập kỷ hành động "Nước vì sự phát triển bền vững" giai đoạn 2018-2022, Tổng Thư ký LHQ António Guterres đã kêu gọi tăng cường đầu tư xây dựng hạ tầng bảo đảm nguồn nước, vệ sinh, xử lý nước, tăng cường năng lực dự báo nhu cầu nước và cảnh báo thiên tai liên quan đến nước, đặc biệt là hỗ trợ các nước đang phát triển trong nỗ lực này.

Nước vì sự phát triển bền vững

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trao đổi với Tổng thống Tajikistan Emomali Rahmon

Gặp Tổng thống Tajikistan Emomali Rahmon, hai bên vui mừng trước sự phát triển của quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam - Tajikistan. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị hai nước xem xét đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực thích ứng biến đổi khí hậu và quản lý tài nguyên nước trong thời gian tới. Nhân dịp này, Phó Thủ tướng đã trân trọng chuyển lời của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng mời Tổng thống Emomali Rahmon sang thăm Việt Nam.

Nước vì sự phát triển bền vững

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Tổng Giám đốc FAO Qu Dongyu

Gặp Tổng Giám đốc Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) Khuất Đông Ngọc (Qu Dongyo), Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đánh giá cao vai trò của FAO trong thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn, ứng phó với khủng hoảng an ninh lương thực toàn cầu; đề nghị FAO hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực quản lý tài nguyên, đặc biệt là đất nông nghiệp, nguồn nước xuyên biên giới và nguồn nước nội địa. 

Tổng Giám đốc FAO Khuất Đông Ngọc ghi nhận tích cực các đề nghị của Phó Thủ tướng và khẳng định FAO sẽ tiếp tục quan tâm hỗ trợ về kỹ thuật, công nghệ cho ngành nông nghiệp Việt Nam; tạo điều kiện thuận lợi giúp Việt Nam tham gia các dự án 3 bên, hợp tác Nam-Nam về lương thực, nông nghiệp.

Nước vì sự phát triển bền vững

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà làm việc với Giám đốc điều hành UNFPA Natalia Kanem

Trong chuyến thăm và làm việc với Giám đốc điều hành UNFPA Natalia Kanem, gặp Giám đốc điều hành Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA), Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị UNFPA tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong xây dựng, triển khai các chính sách an sinh - xã hội, trong đó đặc biệt quan tâm tới các đối tượng dễ bị tổn thương, không để ai bị bỏ lại phía sau.

Bên cạnh đó, Việt Nam mong muốn UNFPA hỗ trợ xây dựng bộ chỉ số đánh giá về dân số, sức khỏe sinh sản, thanh thiếu niên và bình đẳng giới hài hòa với các chuẩn mực quốc tế. 

Giám đốc điều hành UNFPA Natalia Kanem khẳng định sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam thực hiện hiệu quả Chương trình Quốc gia hợp tác Việt Nam-UNFPA giai đoạn 2022-2026, cũng như nghiên cứu, xây dựng và triển khai các chính sách liên quan đến Luật Bình đẳng giới, phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, ứng phó với vấn đề già hóa dân số.

Tú Quyên (Tổng hợp)

 

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Thủ tướng: Chống chạy chọt, lợi ích cá nhân trong tinh gọn bộ máy

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy gửi thư chúc mừng ngày truyền thống Ngành Đo đạc và Bản đồ Việt Nam

Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị triển khai ‘Kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ’ 

Thông cáo báo chí Chương trình phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Tài nguyên

Việt Nam - Phần Lan chia sẻ kinh nghiệm về quản lý bổ cập nước dưới đất

Bộ TN&MT phổ biến Luật Đất đai 2024 cho toàn ngành Tòa án Nhân dân

Thanh Hóa: Tạm dừng khai thác khoáng sản tại 3 dự án xây dựng công trình

TP. Vũng Tàu: Rà soát, kiểm tra vi phạm về đất đai

Môi trường

Diễn đàn “Công nhân lao động vì môi trường 2024”: Lan tỏa sáng kiến xanh, bảo vệ môi trường

Kết nối các Vườn Di sản ASEAN: Hành trình bảo tồn đa dạng sinh học tại Việt Nam

Ninh Thuận: Ra quân thu dọn hàng trăm khối rác thải ở đầm Nại

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu chủ động xử lý sạt lở bờ biển ở huyện Bình Sơn

Video

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero

Dương Kinh (Hải Phòng): Đi tìm lời giải trong việc thu hồi đất tại phường Hòa Nghĩa

Khoa học

Giải pháp thúc đẩy phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo luật Bảo vệ môi trường năm 2020

Ứng dụng công nghệ khoáng, vi sinh và nước xử lý ô nhiễm môi trường chăn nuôi

Đánh giá ảnh hưởng môi trường của một số ao nuôi tôm khu vực phía Nam huyện Nhà Bè

Khảo sát quá trình lên men nghệ mật ong ở một số môi trường khác nhau

Chính sách

Từ 1/1/2025, xe ô tô kinh doanh chở trẻ em mầm non, học sinh phải sơn màu vàng đậm

Vi phạm hành chính lĩnh vực khí tượng thủy văn bị phạt tới 100 triệu đồng

Phấn đấu đến 2030, mở rộng diện tích, thành lập mới, quản lý hiệu quả 27 khu bảo tồn biển

Giải pháp trọng tâm đẩy mạnh tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050

Phát triển

“Nhà của ông già Noel” bất ngờ xuất hiện tại khu đô thị của nhà sáng lập Ecopark

Supe Lâm Thao tổ chức Chương trình trồng hoa mừng xuân Ất Tỵ tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng

Công ty CP Than Hà Tu: Đẩy mạnh hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch năm 2024

Tổng công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc TKV: Sơ kết công tác sản xuất kinh doanh 9 tháng đầu năm

Diễn đàn

Tin Gió mùa Đông Bắc tăng cường ngày 13/12: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét đậm, có nơi rét hại

Thời tiết ngày 12/12: Bắc Bộ trời rét, vùng núi rét đậm

Tin mới nhất về Gió mùa Đông Bắc ngày 12/12

Thời tiết ngày 11/12: Miền Bắc chiều tối rét đậm kèm mưa

Kinh tế xanh

Cam 3T Farm Cao Phong: Mô hình tiêu biểu trong xây dựng thương hiệu nông sản và chuyển đổi số

Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2024 “Cần ưu tiên 4 con đường chính"

Organic Green Nut - Đậu phụ Quê Mình: Đem nông sản Việt chất lượng cho người Việt

Miến Dong sạch Trung Kiên: Sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe và môi trường