Nỗi lo sạt lở bờ biển, bờ sông ở Quảng Ngãi

28/11/2024

TN&MTNhững ngày gần đây, triều cường, mưa lũ lớn liên tiếp xảy ra làm mức độ sạt lở bờ biển, bờ sông ở Quảng Ngãi ngày càng gia tăng nghiêm trọng, đe dọa đến an toàn các khu dân cư và công trình cơ sở hạ tầng.

Nỗi lo sạt lở bờ biển, bờ sông ở Quảng Ngãi

Mưa lũ lớn trong những ngày gần đây làm nhiều bờ sông trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi gia tăng mức độ sạt lở

Sạt lở bờ biển đe dọa công trình quốc phòng, an ninh

Tại khu vực phía đông mũi Co Co, thuộc thôn Tuyết Diêm 1, xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, triều cường kết hợp với những đợt sóng lớn dâng cao gây sạt lở hơn 60m bờ biển, đe dọa một số công trình, cơ sở hạ tầng nằm ở khu vực.

Nghiêm trọng, tình trạng sạt lở ăn sâu vào khu đất rừng phòng hộ khoảng 3m, cuốn phăng hàng nghìn khối đất bị ra biển, ảnh hưởng đến tuyến đường giao thông vào Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Dung Quất và trụ sở đồn biên phòng này.

Nỗi lo sạt lở bờ biển, bờ sông ở Quảng Ngãi

Triều cường kết hợp với sóng lớn khiến bờ biển thôn Tuyết Diêm 1, xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn bị sạt lở dài khoảng 60m

Tại hiện trường khu vực sạt lở, hàng loạt cây dương liễu xanh tốt với tác dụng phòng hộ ven biển bị ngã đổ trơ gốc. Một số vị trí bờ biển, sạt lở tạo thành vách dựng đứng cao 5-6m, có nhiều điểm bị khoét sâu tạo thành hàm ếch rất nguy hiểm.

Tại khu vực sát tường rào của Đồn biên phòng cửa khẩu cảng Dung Quất và Trạm phát sóng viễn thông Viettel, một số rọ đá được bộ đội gia cố trước đó cũng bị sóng biển lật tung. Toàn bộ khối đất lớn ở vị trí này đã bị nứt toác. Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Dung Quất đã cắm biển cảnh báo, kè chắn, gia cố để ngăn chặn sạt lở. Tuy nhiên, những nỗ lực của cán bộ chiến sĩ như muối bỏ biển so với nạn triều cường xâm thực ngày càng nghiêm trọng.

Nỗi lo sạt lở bờ biển, bờ sông ở Quảng Ngãi

Dương liễu phòng hộ ngã đổ trơ gốc

Bà Bùi Thị Phương, thôn Tuyết Diêm 1, xã Bình Thuận cho biết, tình trạng sạt lở bờ biển ở khu vực này xảy ra từ nhiều năm qua, nhưng mức độ sạt lở nghiêm trọng với cường độ mạnh và nhanh diễn ra trong mùa mưa lũ năm nay, bờ biển bị ngoạm sâu vào đất liền khoảng 3m nên người dân sống ở đây đều bất an.

Nỗi lo sạt lở bờ biển, bờ sông ở Quảng Ngãi

Một số vị trí bờ biển thôn Tuyết Diêm 1, xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn sạt lở khoét sâu tạo thành hàm ếch rất nguy hiểm

Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Nhân Dân, vài năm gần đây, triều cường liên tục xâm thực gần 2km bờ biển từ Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Dung Quất đến núi Hòn Cóc. Những công trình như: đường giao thông dẫn vào đồn biên phòng, hành lang an toàn đường ống, bể chứa sản phẩm thuộc Nhà máy lọc dầu Dung Quất đều có nguy cơ bị ảnh hưởng.

Nỗi lo sạt lở bờ biển, bờ sông ở Quảng Ngãi

Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Dung Quất khắc phục tạm thời sạt lở bằng kè đá

“Để hạn chế nạn xâm thực bờ biển do triều cường, sóng lớn gây ra, đơn vị đã chủ động triển khai cho cán bộ, chiến sĩ dùng các biện pháp kè đá tạm thời. Về lâu dài, cấp thẩm quyền cần có giải pháp căn cơ, đầu tư xây kè kiên cố để đảm bảo an toàn cho các công trình an ninh, quốc phòng nằm trong khu vực”, Trung tá Nguyễn Quang Vinh, Chính trị viên, Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Dung Quất kiến nghị.

Gia tăng mức độ sạt lở bờ sông

Không chỉ bất an với nạn triều cường, sóng dữ xâm thực nghiêm trọng bờ biển mà tình trạng sạt lở bờ sông diễn ra với mức độ ngày càng gia tăng.

Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Ngãi, đợt mưa lũ diễn ra từ ngày 22-24/11 vừa qua, khiến bờ sông Trà Câu, đoạn qua tổ dân phố 1, phường Phổ Minh, thị xã Đức Phổ bị sạt lở, ảnh hưởng trực tiếp đến 25 hộ với 68 khẩu đang sinh sống dọc bờ sông và ảnh hưởng gián tiếp đến nhiều nhà dân tại khu dân cư tổ dân phố 1, phường Phổ Minh, thị xã Đức Phổ.

Nỗi lo sạt lở bờ biển, bờ sông ở Quảng Ngãi

Nước lũ dâng cao khiến bờ sông Vệ đoạn chảy qua thôn Thuận Hòa, xã Hành Thịnh, huyện Nghĩa Hành bị sạt lở sâu vào mái ta-luy âm tuyến ĐT.624B

Tại địa bàn huyện Nghĩa Hành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Đinh Xuân Sâm cho biết, bờ sông Vệ, đoạn qua thôn Phú Lâm Tây, xã Hành Thiện, huyện Nghĩa Hành tiếp tục gia tăng mức độ sạt lở với chiều dài khoảng 1,5 km, ảnh hưởng đến 145 hộ với 752 khẩu sinh sống trong khu vực; bờ sông Phước Giang, đoạn từ cầu Vông đến cầu Hố Đá, xã Hành Minh tiếp tục gia tăng mức độ sạt lở bờ sông, ảnh hưởng đến khu tái định cư Đồng Giá, xã Hành Minh và các hộ dân sống dọc bờ sông.

Ngoài ra, bờ sông Trà Bồng, điểm Nà Trà Viên đoạn chảy qua thôn Phú Hòa, xã Trà Phú, huyện Trà Bồng cũng bị sạt lở với chiều dài khoảng 200m.

Nỗi lo sạt lở bờ biển, bờ sông ở Quảng Ngãi

Kiểm tra tình trạng sạt lở ven bờ sông Vệ, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền yêu cầu huyện Nghĩa Hành khẩn trương khắc phục tạm thời các điểm sạt lở

Kiểm tra tình trạng sạt lở ven bờ sông Vệ, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền yêu cầu, trước mắt, huyện Nghĩa Hành khẩn trương khắc phục tạm thời các điểm sạt lở như thông báo, cắm biển cảnh báo, khoanh vùng ngăn không cho người, phương tiện vào khu vực sạt lở; huy động vật tư, vật liệu (đá hộc, cọc, phên tre) để xử lý bước đầu.

Đồng thời, phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát đánh giá tổng thể hiện trạng các khu vực bị sạt lở đang diễn ra trên địa bàn huyện, báo cáo các sở, ngành chức năng tổng hợp, đề xuất cơ quan có thẩm quyền phương án khắc phục căn cơ, nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của cho nhân dân và các công trình cơ sở hạ tầng.

Theo nhandan.vn

Tin tức

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy làm việc với Bộ trưởng Bộ Nhân lực và Bộ thương mại, Công nghiệp Singapore

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp xúc cử tri Hà Nội sau kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Thủ tướng: Sân bay Long Thành phải hoàn thành trong năm 2025, không thể chậm hơn

Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV: Nhiều quyết sách mang tính lịch sử trước kỷ nguyên mới

Tài nguyên

Đề xuất một số giải pháp tăng cường năng lực quản lý nhà nước về Viễn thám

Hà Nội quyết tâm làm “sống lại” các dòng sông

Hà Nội chấn chỉnh công tác đấu giá đất

Cần tận dụng tối đa các thành quả của Viễn thám trong giám sát môi trường biển, hải đảo

Môi trường

Nâng cao nhận thức cho thanh niên về giảm phát thải khí mê-tan

Hồi sinh những rạn san hô ở Cát Bà

Hà Nội ô nhiễm môi trường từ nước thải sinh hoạt

Phòng chống ô nhiễm từ hoạt động tái chế kim loại màu

Video

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero

Dương Kinh (Hải Phòng): Đi tìm lời giải trong việc thu hồi đất tại phường Hòa Nghĩa

Không để khoảng trống và độ trễ trong thời điểm giao thoa giữa Luật Đất đai mới và cũ

Khoa học

Giải pháp thúc đẩy phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo luật Bảo vệ môi trường năm 2020

Ứng dụng công nghệ khoáng, vi sinh và nước xử lý ô nhiễm môi trường chăn nuôi

Đánh giá ảnh hưởng môi trường của một số ao nuôi tôm khu vực phía Nam huyện Nhà Bè

Khảo sát quá trình lên men nghệ mật ong ở một số môi trường khác nhau

Chính sách

Giá khoáng sản quan trọng tăng và triển vọng doanh nghiệp khai khoáng trong nước

Tăng cường đôn đốc thu ngân sách các khoản liên quan đến đất đai trong tháng cuối năm 2024

Bộ Nội vụ triển khai nghị định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội vừa có hiệu lực

Thanh Hóa: Khai sai thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường Công ty Hồng Phượng bị truy thu hơn 600 triệu đồng

Phát triển

Nhu cầu vật liệu quan trọng trên thế giới gia tăng, cơ hội cho Công ty khoáng sản Masan

Đoàn Thanh niên Bộ TN&MT: Hướng đến phòng chống, từ bỏ sử dụng thuốc lá điện tử

Ông Vũ Lân làm Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Lào Cai

Một bông hoa lặng lẽ thiền trên cát bỏng

Diễn đàn

Để ngành chăn nuôi phát triển bền vững, công tác xử lý môi trường trong chăn nuôi phải được thực hiện tốt và triệt để

Đảng bộ Bộ TN&MT tổ chức lễ chuyển giao - tiếp nhận tổ chức đảng, đảng viên

Thời tiết ngày 3/12: Bắc Bộ sương lạnh, Tây Nguyên và Nam Bộ mưa rào và dông

Thời tiết ngày 2/12: Bắc Bộ có mưa vài nơi, Tây Nguyên và Nam Bộ mưa rào và dông

Kinh tế xanh

Miến Dong sạch Trung Kiên: Sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe và môi trường