Những rủi ro về sức khỏe ở trẻ em khi tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm từ những khu công nghiệp sản xuất giấy

05/02/2024

TN&MTÔ nhiễm nguồn nước là một vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng và đang gia tăng. Ước tính khoảng 2 tỷ người trên khắp thế giới hiện không được tiếp cận với nước uống sạch và an toàn.

Theo Báo cáo Phát triển Nước Thế giới của Liên Hợp Quốc [1], ô nhiễm hóa học là mối đe dọa ngày càng tăng đối với các nguồn nước uống vì hàng tấn hoạt chất hóa học được thải ra môi trường, từ nhiều nguồn. Sản xuất giấy và bột giấy là một trong những ngành sản xuất mũi nhọn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế phát triển của những nước đang phát triển tuy nhiên đây cũng là ngành đem lại nhiều tác động tiêu cực tới môi trường sống và khiến nguồn nước bị ô nhiễm khá nặng. Có một điều khác biệt rõ rệt đó là các nhà máy sản xuất giấy trên thế giới chỉ tiêu tốn khoảng 1 đến 15m3 nước/tấn giấy thì các nhà máy ở Việt Nam lại mất tới 30 -100m3 nước/tấn đồng nghĩa với việc môi trường xung quanh phải đối mặt với lượng nước thải rất lớn vô cùng độc hại đối với sức khoẻ con người. Nếu không có hệ thống xử lý nước thải đúng tiêu chuẩn thì nguồn nước thải chứa rất nhiều những hoá chất độc hại nằm xen kẽ trong các khu cư dân, ngay cạnh trường học sẽ trở thành mối nguy hiểm trực tiếp tới sức khoẻ của trẻ nhỏ.

Các quốc gia có thu nhập thấp đang phải vật lộn với các tác động nguy hại tới sức khỏe của trẻ nhỏ do những tác động trực tiếp và ảnh hưởng lâu dài do ô nhiễm bề mặt nguồn nước và những hoá chất có trong nước ngầm. Các hoạt động sản xuất như ngành công nghiệp sản xuất giấy đóng góp hàng đầu trong việc giải phóng các hóa chất độc hại vào nguồn nước ngầm được sử dụng để uống. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO, 2020) đã liệt kê 10 hóa chất gây lo ngại về sức khỏe cộng đồng và 8 trong số đó là những chất gây ô nhiễm ở trong nước, tuy nhiên, tác động của ô nhiễm hóa chất đối với gánh nặng sức khỏe toàn cầu và sự hiểu biết về các mối đe dọa do nước bị ô nhiễm hóa học gây ra vẫn còn rất hạn chế [2]. Khi sống trong môi trường nơi ô nhiễm nước là phổ biến, rất khó để bảo vệ trẻ em khỏi tiếp xúc với những tác động do tiêu thụ, chơi đùa, tắm rửa,... trong nước bị ô nhiễm hóa học. Nhằm nâng cao hiểu biết và ưu tiên cho trẻ em khi giải quyết các thách thức phát triển toàn cầu thì không chỉ củng cố tầm quan trọng của việc cung cấp các cơ sở vệ sinh đầy đủ và tăng khả năng tiếp cận với nước sạch cho các hoạt động hàng ngày như nước uống, nước nấu ăn, nước tắm rửa thì cần tăng cường ưu tiên giải quyết tác hại do nước bị nhiễm hóa chất gây ra đối với trẻ nhỏ trong bối cảnh đất nước đang phát triển các khu công nghiệp sản xuất giấy. Đây là ngành sản xuất công nghiệp tổng hợp đa ngành khi sử dụng một khối lượng lớn nguyên nhiên vật liệu trải qua các quá trình tác động cơ khí, hoá học, năng lượng tạo ra lượng chất thải lớn, chất thải rắn, nước thải với định mức tiêu thụ nước lớn. Nước thải ngành công nghiệp sản xuất giấy phải xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường trước khi xả vào môi trường tiếp nhận tuy nhiên, việc xác định môi trường tiếp nhận là môi trường xung quanh, hệ thống thoát nước hay hệ thống thủy lợi thì cũng đều có thể gây ra những tác động lâu dài trong tương lai.

Bài viết này cho thấy, một số tác động nguy hại có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ của trẻ em do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm. Tỷ lệ tử vong dưới 5 tuổi ở Việt Nam là 20,2 trên 1.000 ca sinh sống và tiêu chảy là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong dưới 5 tuổi [4]. Các bệnh liên quan do nguồn nước không đảm bảo thường ảnh hưởng đến trẻ em bao gồm sốt xuất huyết và bệnh tay, chân và miệng. Một tỷ lệ cao trẻ em Việt Nam không được tiếp cận với nước uống sạch, các bệnh lây truyền qua nước là một trong những mối đe dọa sức khỏe đáng lo ngại nhất vì chúng gây ra các triệu chứng tiêu chảy cực kỳ nghiêm trọng, từ đó tạo ra một trong những gánh nặng bệnh tật lớn nhất hoặc tác động của bệnh tật được đo bằng chi phí tài chính, tử vong, mất năng suất và các chỉ số khác. Hiện nay, cùng với sự biến đổi khí hậu thì nguồn nước sạch lại càng trở nên khan hiếm đồng nghĩa với việc các nhà máy sản xuất giấy và bột giấy phải hành động ngay lập tức để thiết lập những quy trình xử lý nước thải đảm bảo nguyên tắc phòng ngừa tránh để hoá chất đi ra môi trường sống của trẻ [3]. Tổ chức Y tế Thế giới đã thành lập một mạng lưới gồm các trung tâm hợp tác toàn cầu nhằm giải quyết vấn đề sức khỏe do tác động của môi trường gây ra trên trẻ em (CEH). Mạng lưới đã phát triển tập trung vào các quốc gia thu nhập thấp và trung bình (LMICs) nơi mà trẻ em cần hỗ trợ rất nhiều về sức khoẻ. Gần đây, Ủy ban Lancet về Ô nhiễm và sức khoẻ đã nhấn mạnh về sự tác động nguy hiểm của ô nhiễm môi trường, là nguyên nhân gây ra 16% số ca tử vong toàn cầu vào năm 2015, tương đương khoảng 9 triệu người, gấp ba lần so với số ca tử vong do AIDS, lao và sốt rét cộng lại [5].

Trẻ em là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trước những thay đổi tiêu cực từ môi trường do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện cũng như các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ toàn diện chưa được chú trọng. Ba con đường chính để tiếp xúc với ô nhiễm hóa chất ở trẻ nhỏ đã được xác nhận gồm lây truyền từ mẹ trong thời kỳ mang thai, cho con bú và những năm học đầu. Trẻ nhỏ có khả năng tích tụ độc tố lớn hơn trong một khoảng thời gian dài ngay cả trước khi sinh từ mẹ khi cung cấp oxy dinh dưỡng sang thai nhi có thể chuyển các chất hóa học độc hại trong nguồn nước sử dụng với trọng lượng phân tử siêu nhỏ qua máu cuống rốn hoặc chuyển từ mẹ sang con trong sữa mẹ. Các em bé nếu tiếp xúc với liều lượng chất ô nhiễm cao sẽ rất dễ bị tổn thương các cơ quan miễn dịch, bao gồm cả phơi nhiễm ở mức độ thấp xảy ra trong quá trình phát triển của thai nhi và trong cuộc sống sau sinh làm tăng nguy cơ mắc bệnh mãn tính suốt đời. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nguy cơ bị tổn hại cao hơn các nhóm tuổi khác vì trải qua giai đoạn phát triển và tăng trưởng nhanh chóng trong những năm đầu đời và chính thời điểm đó rất quan trọng cho sự phát triển cấu trúc não bộ sau này, tăng trưởng xương và phát triển hệ thống nội tiết phức tạp trong cơ thể, bất cứ sự gián đoạn nào trong con đường phát triển này có thể gây ra tác hại không thể sửa chữa được. Nhiều trẻ em vẫn không được tiếp cận đầy đủ với nước sạch và cải thiện vệ sinh trong khi các bệnh truyền nhiễm vẫn là một vấn đề, đặc biệt là đối với trẻ em sống trong nghèo đói và các khu vực công nghiệp có nhiều nhà máy sản xuất. Lâu dần những chất độc hại có trong nguồn nước bị ô nhiễm sẽ gây độc cho hệ thần kinh, cơ xương khớp, cơ quan sinh sản, nội tiết cũng như tăng tích lũy nguy cơ bị ung thư và nhiều bệnh lý ác tính khác do có thể gây đột biến trong quá trình phát triển. Các thử nghiệm để xác định chính xác mức độ ô nhiễm hóa chất khá tốn kém do đó việc chứng minh mức độ tác động do ô nhiễm hóa chất trong nguồn nước đối với gánh nặng sức khỏe toàn cầu chưa được đánh giá đầy đủ nhưng cũng đủ chứng minh rằng trẻ em có thể có nguy cơ bị ảnh hưởng cao hơn so với các nhóm tuổi khác. Việc thiếu nghiên cứu về tác động của các hoá chất độc hại đối với trẻ nhỏ ở xung quanh các khu công nghiệp sản xuất giấy là điều đáng lo ngại, vì việc sử dụng lâu dài nguồn nước ô nhiễm có thể làm phức tạp thêm các vấn đề ảnh hưởng tới sự sinh tồn của cả một quốc gia do tác động lên trẻ nhỏ, thế hệ tương lai của đất nước.

Hình minh hoạ các chất gây ô nhiễm và nguy cơ đối với sức khỏe của trẻ [7].

Các chất gây ô nhiễm hóa học xuất hiện nhiều nhất trong nước thải là nitrat, asen, chì và florua và trong ngành công nghiệp sản xuất giấy, bột giấy nếu như không được xử lý nghiêm ngặt quy trình đối với các chất rắn lơ lửng gây ô nhiễm trong nước như: BOD, COD, TSS, amoni và phospho thì việc để lọt lượng lớn các chất này ra ngoài nguồn ngước sử dụng sinh hoạt sẽ đe doạ trực tiếp tới sức khoẻ toàn diện của trẻ nhỏ nhất là khi các hoá chất này có xu hướng phân huỷ chậm và kết quả là sẽ lắng đọng rất lâu khi ra ngoài môi trường bên ngoài. Trẻ sơ sinh đặc biệt có nguy cơ phát triển BBS (hội chứng blue baby syndrome) vì chúng nhạy cảm hơn với nitrat và đường tiêu hóa của chúng vẫn còn kém phát triển nên có thể gây ra các vấn đề phát triển ở trẻ em và cản trở việc tăng cân. Nitrat xuất hiện tự nhiên nhưng ô nhiễm nitrat có thể tích tụ trong nước ngầm do các hoạt động sản xuất của con người đến mức không an toàn cho việc sử dụng. Việc trẻ em ở gần những khu công nghiệp sản xuất rất dễ nhiễm asen mãn tính và nguồn phơi nhiễm chính là từ nước ngầm một cách trực tiếp thông qua ăn uống sinh hoạt còn đối tượng trẻ sơ sinh thì bị ảnh hưởng từ nguồn sữa mẹ bị nhiễm chì do mẹ sử dụng liên tục hàng ngày nguồn nước bị ô nhiễm. Sự lây truyền này từ mẹ sang trẻ sơ sinh dẫn đến trẻ sơ sinh có nồng độ chì trong máu cao mặc dù không tiêu thụ trực tiếp nước bị ô nhiễm. Việc sử dụng nguồn nước không đảm bảo, chứa nhiều tạp chất, chất hóa học và các kim loại nặng. Khiến cho các chất này xâm nhập sâu vào trong da qua lỗ chân lông. Khi mà hệ miễn dịch của cơ thể không thể đào thải các chất độc hại này sẽ gây ảnh hướng đến da gây ra các tình trạng nổi mẩn đỏ, ngứa và nặng hơn có thể gây các bệnh như lở loét, ung thư da.

Hình minh hoạ tỷ lệ các chất hoá học gây ô nhiễm nguồn nước [7].

Việc các khu công nghiệp sản xuất giấy nằm xen kẽ trong khu dân cư sẽ thải ra môi trường ao hồ xung quanh một lượng nước thải rất lớn. Nguồn nước ô nhiễm đó có thể được sử dụng vào chăn nuôi trồng trọt hay thậm chí là sinh hoạt khiến nguy cơ tác động lên sức khoẻ con người là cực kì lớn. Theo Bộ Y Tế và Bộ Tài nguyên Môi trường, có khoảng 20.000 người bị ung thư nguyên nhân là do ô nhiễm nguồn nước và trong đó có khá nhiều là trẻ em [6]. Theo WHO khoảng 44% trẻ em bị nhiễm giun sán do sử dụng nước không đạt chất lượng và 27% trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng do sử dụng nước chứa các hoá chất độc hại [8].

Các dự báo được thực hiện bởi Chương trình Phát triển Quốc gia đã cảnh báo nguy cơ về tình trạng thiếu nước sẽ xảy ra ở các nước đang phát triển vào năm 2025, do cả tăng trưởng dân số và các đặc khu công nghiệp. Theo ước tính của Unicef, mỗi ngày có hơn 700 trẻ dưới 5 tuổi trên toàn cầu chết vì tiêu chảy do thiếu nước sạch, thiếu tiếp cận vệ sinh. Nước bị ô nhiễm là mối đe dọa lớn với sinh mạng của trẻ em. Các bệnh liên quan đến nước và vệ sinh là một trong những nguyên nhân tử vong hàng đầu của trẻ dưới 5 tuổi [2]. Dựa vào số liệu cập nhật đến tháng 3/2022 dự đoán đến năm 2040, trong cứ 4 trẻ em, sẽ có một trẻ sống ở những khu vực có mức độ căng thẳng cao về nước [4] . Việc phòng ngừa ô nhiễm môi trường nước đồng thời đảm bảo an ninh nước sạch cho trẻ em, phòng tránh các bệnh tật lây nhiễm do nguồn nước không đảm bảo là yêu cầu cấp thiết của mỗi quốc gia để bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, góp phần duy trì và phát triển an sinh xã hội song song với nhiệm vụ hoàn thành các mục tiêu phát triển bền vững gồm Sức khoẻ bền vững, cải thiện nguồn nước và vệ sinh, hình thành thành phố và cộng đồng bền vững. 

NCS, ThS. Nguyễn Phúc Khánh Linh

Tin tức

Hội nghị Trung ương 10: Cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược

Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII

Đảng ủy Bộ TN&MT quán triệt, triển khai Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 14/6/2024 của Bộ Chính trị

Đảng đoàn Quốc hội và Ban Cán sự đảng Chính phủ tổ chức Hội nghị về kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Tài nguyên

Thăm dò, quản lý trữ lượng, tài nguyên khoáng sản: Hướng đến khai thác bền vững

Sơn La: Hoàn thành điều tra, đánh giá ô nhiễm đất

Cần Thơ: Phổ biến, tuyên truyền Luật Tài nguyên nước 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành

Thừa Thiên - Huế: Tập trung nguồn lực để tuyên truyền hiệu quả Luật Đất đai 2024 vào thực tiễn

Môi trường

Nguy cơ lũ lụt cao khi bão số 4 đổ bộ

Bảo vệ môi trường di sản quần thể danh thắng Tràng An

Khắc phục sự cố vỡ đập bùn thải quặng đuôi tại Bắc Kạn

Khẩn trương kiểm soát ô nhiễm môi trường sau mưa lũ

Video

Điều chỉnh bảng giá đất phải tuân thủ quy định tại Nghị định 71/2024/NĐ-CP

Kết quả bước đầu kiểm tra 2 cuộc đấu giá đất tại huyện Thanh Oai và huyện Hoài Đức

Bộ TN&MT phổ biến các Nghị định, quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai 2024

Bộ TN&MT mong muốn được lắng nghe những khó khăn, vướng mắc trong triển khai Luật Đất đai 2024

Khoa học

Bài 2: Đề xuất tiêu chí ảnh Viễn thám sử dụng trích xuất thông tin vùng ảnh hưởng do thiên tai

Dữ liệu viễn thám phục vụ cảnh báo, dự báo thiên tai

Sử dụng ảnh vệ tinh radar đánh giá nhanh thiệt hại do bão và vùng lũ lụt

Cần có giải pháp đồng bộ về cảnh báo sớm nguy cơ trượt lở đất đá, lũ quét

Chính sách

CÔNG ĐIỆN: Chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương nghiên cứu đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới

Thanh Hóa: Khu du lịch sinh thái biển Du Xuyên chậm tiến độ kéo dài, vi phạm các quy định của luật đất đai

Các địa phương tập trung khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống sau bão

Phát triển

Bốc thăm chia bảng giải bóng đá “Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp” lần VI - năm 2024

Hàng triệu trái tim người dân Đắk Lắk hướng về đồng bào vùng lũ miền Bắc

Quản lý thị trường Lào Cai chung tay cùng người dân địa phương vượt lũ

Phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng

Diễn đàn

Bão số 4 gây mưa lớn: Các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Nam đề phòng lũ quét và sạt lở đất

Tin Bão khẩn cấp - Cơn bão số 4

Thời tiết ngày 19/9: Bão số 4 khiến khu vực Trung Bộ mưa to đến rất to

Bão Yagi: Hành trình không bao giờ quên của dự báo viên khí tượng thủy văn