Những doanh nghiệp Việt lãi tỷ USD

25/01/2023

TN&MTDanh sách những doanh nghiệp lãi tỷ USD tiếp tục chứng kiến sự tăng trưởng mạnh của PVN, Viettel, Vietcombank và đón thêm một số tên tuổi mới.

Năm 2022, phần lớn doanh nghiệp đều phải đối mặt với nhiều biến động, khó khăn bủa vây như ảnh hưởng từ chiến sự Nga – Ukraine, giá cả, lãi suất tăng, khó tiếp cận nguồn vốn... Tuy nhiên, một số tập đoàn kinh tế nhà nước, ngân hàng top đầu vẫn ghi nhận mức tăng trưởng mạnh và đạt lợi nhuận tỷ USD hoặc tiệm cận mức này.

Những biến động trên thị trường mang đến cơ hội cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) thiết lập nhiều kỷ lục, trong đó có mức lợi nhuận cao nhất 61 năm phát triển ngành dầu khí. Năm ngoái, doanh thu và lãi hợp nhất của ông lớn ngành dầu khí này lần lượt đạt 931.200 tỷ đồng (gần 40 tỷ USD) và 82.200 tỷ đồng (khoảng 3,5 tỷ USD).

Theo Tổng giám đốc PVN Lê Mạnh Hùng, PVN đạt được các kỷ lục này nhờ các lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính tăng 3-26%. Cùng đó, giá dầu tăng cao trong năm 2022 (bình quân giá dầu Brent là 101 USD một thùng), việc tận dụng tốt cơ hội kinh doanh và đổi mới quản trị, nỗ lực của hơn 60.000 người lao động... cũng là những lý do giúp tập đoàn lãi đột biến.

Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) cũng lãi cao nhất từ năm 2017 đến nay với lợi nhuận trước thuế 43.100 tỷ đồng, tương đương khoảng 1,8 tỷ USD. Đóng góp vào ngân sách nhà nước của doanh nghiệp quân đội khoảng 38.000 tỷ đồng, tương đương mức trước dịch năm 2019.

Lợi nhuận trước thuế 5 năm qua của hai tập đoàn nhà nước PVN và Viettel

Những doanh nghiệp Việt lãi tỷ USD

Năm ngoái, Viettel ghi nhận tăng trưởng trên tất cả lĩnh vực như viễn thông, đầu tư nước ngoài, công nghệ chuyển đổi số và sản xuất công nghiệp công nghệ cao. Doanh thu hợp nhất của tập đoàn này tăng 6,1% lên khoảng 163.000 tỷ đồng. Đây cũng là năm đầu tiên Viettel hoạt động dưới sự điều hành của thế hệ lãnh đạo mới như Chủ tịch Tào Đức Thắng và nhiều cán bộ trẻ được bổ sung.

Hoạt động đầu tư nước ngoài của Viettel lần đầu tiên ghi nhận doanh thu dịch vụ đạt hơn 70.000 tỷ đồng, gần 3 tỷ USD – tương đương với nguồn thu từ lĩnh vực viễn thông trong nước. Nhờ đó, nguồn ngoại tệ chuyển về Việt Nam trong năm 2022 lên tới gần 500 triệu USD - cao nhất trong 5 năm vừa qua. Lũy kế đến hết năm ngoái, Viettel đã chuyển về nước gần 70% tổng số tiền đầu tư nước ngoài.

Với ngành ngân hàng, Vietcombank tiếp tục giữ vững vị trí quán quân lợi nhuận khi lãi riêng lẻ tăng gần 40% lên 36.770 tỷ đồng, trên 1,5 tỷ USD. Ba đơn vị còn trong nhóm "Big 4" cũng tăng trưởng mạnh năm vừa qua giúp lợi nhuận xấp xỉ ngưỡng một tỷ USD. Trong đó, BIDV bứt phá nhất với mức lợi nhuận riêng lẻ tăng trưởng gần 80%, lên hơn 22.500 tỷ đồng. Vietinbank và Agribank cũng ghi nhận mức lãi từ 20.000 tỷ đồng trở lên.

Dù chưa công bố kết quả kinh doanh 2022, một số nhà băng tư nhân cũng "sáng cửa" đạt mức lợi nhuận tỷ USD như Techcombank, VPBank. Bởi hai ngân hàng này đặt mục tiêu lợi nhuận cả năm ngoái lần lượt 27.000 tỷ và gần 30.000 tỷ đồng. Sau 9 tháng đầu năm ngoái, Techcombank đã lãi 20.800 tỷ, còn VPBank lãi khoảng 19.800 tỷ đồng. Techcombank năm ngoái cũng đã trở thành ngân hàng thứ hai sau Vietcombank đạt mức lợi nhuận tỷ USD khi lãi gần 23.240 tỷ đồng. Nhìn chung, lợi nhuận các ngân hàng tăng trưởng tốt nhờ nhờ tín dụng tăng cao nhất nhiều năm qua và nguồn thu ngoài lãi.

Lợi nhuận 3 năm gần đây của nhóm "Big 4" ngân hàng cùng Techcombank,VPBank

 

Những doanh nghiệp Việt lãi tỷ USD

Năm ngoái, danh sách những doanh nghiệp lãi tỷ USD mất đi Tập đoàn Hòa Phát (HPG). Năm 2021, doanh nghiệp của "vua thép" Trần Đình Long lãi ròng kỷ lục hơn 34.500 tỷ đồng (khoảng 1,4 tỷ USD). Tuy nhiên, sóng gió ập đến với Hoà Phát từ giữa năm và khiến tập đoàn này lỗ 1.800 tỷ đồng trong quý III/2022. Trong quý cuối năm, Hoà Phát tiếp tục lỗ thêm gần 2.000 tỷ đồng. Do đó, lợi nhuận cả năm ngoái của họ chỉ hơn 8.400 tỷ đồng, chỉ bằng 24% so với năm 2021.

Theo vnexpress.net

Tin tức

Công bố quyết định thành lập Công đoàn cơ sở Cục Khoáng sản Việt Nam

Thủ tướng: Quyết tâm giảm chi phí cho doanh nghiệp nhưng không chấp nhận tăng trưởng bằng mọi giá

Đoàn Thanh niên Bộ TN&MT hưởng ứng Chương trình Tháng 3 biên giới tại Sơn La

Ngành TN&MT cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp hướng tới kinh tế xanh

Tài nguyên

Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang đến năm 2030

Việt Nam sẽ đưa ra các cam kết mạnh mẽ trong việc sử dụng nguồn nước

Góp ý Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Đề xuất không thu tiền thuê đất đối với các đơn vị sự nghiệp công lập

Ra mắt Câu lạc bộ Yêu biển đảo Việt Nam tại Pháp

Môi trường

‘Đổi rác tái chế lấy cây xanh’ nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

Nhà máy đường Phan Rang tích cực khắc phục sự cố bụi tro từ quá trình sản xuất

Nha Trang: Tăng cường xử lý rác thải ra sông, biển

Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh ra quân Ngày Chủ nhật xanh

Video

Tạp chí Tài nguyên và Môi trường trồng 3000 cây xanh tại Đại học Quốc gia Hà Nội

Công ty Cổ phần Dịch vụ Môi trường Thăng Long: Công tác thu gom, xử lý rác chưa hiệu quả

Công tác thu gom rác chưa hiệu quả, Công ty CP Dịch vụ Môi trường Thăng Long có năng lực?

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong dự báo khí tượng thủy văn.

Diễn đàn

Thời tiết ngày 21/3:: Miền Bắc, miền Trung và Đông Nam Bộ nắng nóng, có nơi 37 độ C

Thời tiết ngày 20/3: Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế xảy ra nắng nóng từ ngày mai

Điện Biên xuất hiện mưa đá kèm dông lốc, có nơi đá phủ trắng mặt đất

Thời tiết ngày 19/3: Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, miền núi chiều tối và đêm có mưa dông

Phát triển

Cơ hội và thách thức của người làm báo trong thời kỳ mới

Trao 29 giải thưởng Cuộc thi Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm 2023

Trí tuệ nhân tạo và quản trị sáng tạo nội dung trong toà soạn

Hội báo Toàn quốc diễn ra từ ngày 17-19/3/2023

Khoa học

Rác thải nhựa đang âm thầm tàn phá môi trường và sức khỏe

Ứng dụng KHCN trong công tác bảo vệ môi trường

Những tiến bộ trong công nghệ phân tích, thử nghiệm, giám sát môi trường và an toàn thực phẩm - Yếu tố quan trọng để phát triển bền vững ở Việt Nam

Viện Khoa học KTTV&BĐKH đề ra định hướng nghiên cứu khoa học công nghệ đến năm 2030

Chính sách

Hội đồng EPR quốc gia đã thông qua Nghị quyết của Phiên họp lần thứ nhất

Bộ Tài nguyên và Môi trường: Tập huấn về giá thực hiện đặt hàng sản phẩm dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước

Báo chí ưu tiên thời lượng, khung giờ vàng phổ biến rộng rãi nội dung dự thảo Luật đất đai (sửa đổi)

Báo cáo tiến độ xây dựng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường